Thực tế vấn đề tiền lương trên thế giớ

Một phần của tài liệu quản lý lương (Trang 29 - 32)

Tình trạng tiền lương trì trệ và suy giảm đe dọa tới hồi phục kinh tế.

Tổ chức lao động thế giới (ILO) nói: “Chênh lệch trong đề xuất tăng lương tối thiểu đã giảm”.

Tổ chức công đoàn và các tổ chức người sử dụng lao động thường có những đề xuất điều chỉnh tiền lương tối thiểu rất khác nhau do mỗi bên đều đang đại diện lợi ích cho các thành viên của mình. Sự khác biệt này là phổ biến tại các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, chênh lệch trong đề xuất của các bên còn phản ánh mong muốn thực hiện việc tăng tiền lương tối thiểu để đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ như quy định của Bộ luật Lao động 2012.

Theo quan sát của ILO, năm nay mức độ chênh lệch trong đề xuất mức tăng tiền lương tối thiểu giữa công đoàn và các tổ chức đại diện người sử dụng lao động đã giảm so với những năm trước, cho thấy rằng hai bên đã ghi nhận quan điểm và lợi ích của phía bên kia. Trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Tiền lương quốc gia vào năm 2013 khi mới thành lập, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng liên đoàn) đề xuất tăng lương tối thiểu bình quân 29,5% cho 4 vùng trong khi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất mức tăng tối đa là 10%. Tuy nhiên vào năm 2014, mức tăng mà Tổng liên đoàn đề xuất đã giảm xuống bình quân là 22,9% cho 4 vùng và VCCI đề xuất tăng lương tối thiểu 10-12%.

ILO đã cung cấp nhiều hỗ trợ kỹ thuật khi Hội đồng Tiền lương quốc gia thành lập cũng như trong suốt quá trình hoạt động của Hội đồng. Cả Chính phủ, Tổng liên đoàn và VCCI đều được chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong việc tính toán ước lượng nhu cầu sống tối thiểu, số liệu về xu hướng tiền lương tối thiểu tại các nước trong khu vực và trên thế giới, đánh giá tác động của việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và thu nhập của người lao động, được cung cấp kinh nghiệm của các tổ chức công đoàn khu vực trong việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu.

ILO cho rằng việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu nên được thực hiện thường xuyên và căn cứ trên cả các yếu tố xã hội và kinh tế, ví dụ: nhu cầu của người lao động và gia đình họ, chi phí sinh hoạt, khả năng chi trả của doanh nghiệp, mức tăng năng suất lao động, tương quan giữa tiền lương tối thiểu và tiền lương bình quân cũng như mong muốn duy trì việc làm.

Làm thế nào để đạt được sự cân bằng hợp lý giữa hai yếu tố này là một thách thức. Thương lượng năm nay của Hội đồng đã có sự khởi đầu thuận lợi khi cả tổ chức công đoàn và các tổ chức người sử dụng lao động đều thấy cần phải tăng lương tối thiểu. ILO cũng ghi nhận rằng Hội đồng đang xây dựng một lộ trình để tiền lương tối thiểu đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, điều này sẽ làm tăng tiền lương tối thiểu trong ngắn hạn.

ILO khuyến nghị Hội đồng Tiền lương quốc gia nên xây dựng sự đồng thuận giữa tổ chức công đoàn và các tổ chức người sử dụng lao động thông qua đối thoại và tiến hành thêm các phiên họp thương lượng để các bên có đủ thời gian dung hòa lợi ích khác biệt trên cơ sở số liệu khoa học và lập luận thuyết phục.

Mỗi quốc gia có cách tiếp cận khác nhau. Việc thành lập Hội đồng Tiền lương quốc gia 3 bên tại Việt Nam, có sự tham gia trực tiếp của công đoàn và các tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong việc xây dựng khuyến nghị điều chỉnh tiền lương tối thiểu hàng năm là một bước phát triển quan trọng. Người sử dụng lao động, công đoàn (và chính phủ) tham gia thương lượng tiền lương tối thiểu để bảo vệ cho những lợi ích khác nhau mà mình đại diện, vì vậy khó tránh khỏi bất đồng.

Hội đồng Tiền lương quốc gia nên cân nhắc áp dụng cách thức thương lượng hợp tác, hai bên cùng có lợi. Với cách thức thương lượng này, mỗi bên cố gắng tìm hiểu mục đích và nhu cầu thiết yếu của bên kia nhằm tìm ra một giải pháp có thể dung hòa lợi ích của cả hai. Quyết định đưa ra của Hội đồng dựa trên sự đồng thuận của tất cả thành viên thay vì chọn một phương án để bỏ phiếu.

Việc bỏ phiếu có thể giúp rút ngắn thời gian thương lượng nhưng khi khuyến nghị đưa ra là ý kiến của số đông (không phải tất cả) thành viên thì bên bỏ phiếu chống sẽ luôn cảm thấy bất bình. Khuyến nghị của Hội đồng, vì vậy không hoàn toàn thuyết phục với họ.

Ngược lại, con đường xây dựng sự đồng thuận có thể mất nhiều thời gian để thương lượng cho đến khi một phương án hài hòa nhất được đưa ra. Tuy nhiên, tất cả các bên đều cảm thấy hài lòng với kết quả cuối cùng, vì vậy việc thực hiện tiền lương tối thiểu cũng thuận lợi hơn.

Hội đồng Tiền lương quốc gia sẽ tiếp tục họp vào ngày 3/9 tới nhằm đưa ra phương án tăng lương tối thiểu vùng 2016, trình Thủ tướng phê duyệt trong tháng 10. Trong hai cuộc họp vừa qua, Tổng liên đoàn đề xuất mức tăng hơn 16%, tương đương với tăng 350.000-550.000 đồng cho 4 vùng. Theo khảo sát năm 2015 của cơ

Một phần của tài liệu quản lý lương (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w