L T.tiền K T.tiền K T.tiền K T.tiền K TT
4.2.2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những mặt đạt được thì công tác quản trị tiền lương tại công ty vẫn bộc lộ những hạn chế:
- Tổ chức đánh giá thực hiện công việc còn chưa thật nghiêm túc, khách quan. Đối với cán bộ quản lý thì kết quả thực hiện công việc là khó xác định chính xác, kết quả đánh giá để trả lương cán bộ quản lý bị chi phối bởi nhiều yếu tố chủ quan, đánh giá chủ yếu dựa vào ngày công làm việc mà chưa chú trọng vào chất lượng công tác.
- Việc điều chỉnh đơn giá tiền lương và chủ trương trả lương theo sản lượng mũ khai thác đối với bộ phận trực tiếp và trả lương theo kết quả hoàn thành công việc đối với bộ phận gián tiếp đã tác động lớn đến người lao động. Trong khi quỹ lương kế hoạch hàng tháng, quý, năm đều có sự điều chỉnh của Tổng công ty cao su ĐăkLăk nên có ảnh hưởng nhất định đến mức thù lao của người lao động và tổng sản lượng khai thác và quản lý của Nông trường, nếu Nông trường thực hiện công tác tiền lương không đảm bảo kế hoạch cao hơn hay thấp hơn đều ảnh hưởng không
tốt đến tiền lương của người lao động do điều chỉnh đơn giá tiền lương. Thực hiện trả lương theo sản lượng khai thác có một vấn đề đặt ra là nếu giá của các sản phẩm cao su trên thị trường xuống thấp ngoài dự kiến của công ty và các ngành chức năng khác thì tiền lương của người lao động sẽ như thế nào khi làm việc cho Nông trường.
- Trình độ lao động: Phần lớn trình độ lao động của bộ phận công nhân khai thác là rất thấp, lao động phổ thông là chủ yếu và thậm chí có một bộ phận không nhỏ là chưa biết chữ, là những lao động người đồng bào dân tộc thiểu số, trong khi bộ phận gián tiếp vẫn luôn luôn có kế hoạch đào tạo hàng năm cho nhân viên nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu công việc và cũng cần phải có thời gian để đáp ứng yêu cầu tại mỗi vị trí công tác.
- Trong quá trình hoạt động, Nông trường phải thực hiện nhiệm vụ đối với Nhà nước về việc tạo điều kiện việc làm cho người lao động tại chỗ, đặc biệt là người lao động dân tộc thiểu số. Tuy nhiên bộ phận này có trình độ rất thấp trong khi việc đào tạo tay nghề chưa thật sự đi vào thực tiễn, còn nhiều những khó khăn nên bộ phận lao động này bị phạm lỗi kỹ thuật và nhiều lao động đã không thể đáp ứng tốt hơn trong việc nâng cao hiệu quả khai thác.
- Tiền lương của bộ phận lao động trực tiếp được trả dựa trên khối lượng mũ cao su khai thác trong tháng thực hiện được và các tiêu chuẩn nghiệm thu, tuy nhiên do thiếu những kỹ năng cần thiết trong công việc, khả năng tiếp cận với những phương pháp làm việc mới còn hạn chế, không biết quản lý tốt hơn kết quả công việc do đó tiền lương bị giảm trừ, thất thoát có khi nảy sinh những mâu thuẩn bất đồng, những tiêu cực trong đội ngũ lao động.
Vì vậy, Nông trường cần phải quan tâm điều chỉnh cả hai vấn đề tài chính và chính sách lương của Nông trường để có được những hiệu quả khả quan nhất.
4.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị tiền lương tại Nông trường Cao su Phú Xuân