Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nông trường

Một phần của tài liệu quản lý lương (Trang 45 - 48)

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nông trường

ĐVT: nghìn đồng

Chỉ tiêu Năm 2013/2012 2014/2013

2012 2013 2014 (+/-) % (+/-) %

Doanh thu thuần 85.460.841 104.032.186 106.224.063 18.571.345 21,73 2.191.877 2,11

Giá vốn hàng bán 84.251.335 105.569.565 105.245.220 21.318.230 25,30 -324.345 (0,31)

Lợi nhuận gộp 1.209.506 -1.537.379 978.843 -2.746.885 (227,11) 2.516.222 (163,67)

Doanh thu từ hoạt

động tài chính 42 44 0 2 4,76 -44 (100)

Lợi nhuận thuần

từ HDKD 1.209.464 -1.537.423 978.843 -2.746.887 (227,12) 2.516.266 (163,66) Thu nhập khác 206.225 185.899 179.581 -20.326 (9,86) -6.318 (3,39) Chi phí khác 53.712 9.868 47.102 -43.844 (81,63) 37.234 377,32 Lợi nhuận khác 152.854 176.032 132.479 23.178 15,16 -43.553 (24,74) Tổng lợi nhuận trước thuế 1.362.318 -1.361.391 1.111.322 -2.723.709 (199,93) 2.472.713 (181,63) Lợi nhuận sau

thuế 1.362.318 -1.361.391 1.111.322 -2.723.709 (199,93) 2.472.713 (181,63)

Nguồn: Phòng kế toán - Tài vụ

N

hận xét: Nhìn chung doanh thu của Nông trường tăng lên qua các năm. Mặc dù doanh thu tăng lên nhưng không đủ bù đắp chi phí sản xuất do không đạt sản lượng đã đề ra. Ngoài ra, năm 2013 chi phí giảm đột ngột 81,63% nhưng năm 2014 cũng tăng khá lớn 377,32%, làm cho hệ quả lợi nhuận sau thuế xuống thấp. Năm 2013, Nông trường không có lãi cho thấy mấy năm gần đây thời tiết không thuận lợi, thiên tai thường xuyên xảy ra chi phí cho việc chăm sóc và khai thác mủ tăng lên về nguyên liệu và nhân công, giá xăng dầu tăng cao làm tăng chi phí, đồng thời là giá vật tư cũng tăng theo làm chi phí sản xuất tăng. Do đó việc kinh doanh không đạt hiệu quả. Tăng lên về nguyên liệu và nhân công, giá xăng dầu tăng cao làm tăng chi phí, đồng thời là giá vật tư cũng tăng theo làm chi phí sản xuất tăng. Do đó việc kinh doanh không đạt hiệu quả. Vì vậy, Nông trường phải đổi mới phương pháp kinh doanh để có tiến độ theo chiều hướng tốt hơn. Nông trường nên mạnh dạn áp dụng khoa học kĩ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh, điều này làm cho chi phí tăng lên đáng kể, đồng thời doanh thu và lợi nhuận tăng cao hơn so với năm trước.

Biểu đồ 3.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 3.3.7. Thuận lợi và khó khăn của Nông trường

Thuận lợi:

Qua việc nghiên cứu và tìm hiểu tình hình chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của nông trường cho thấy với vị trí địa lý thuận lợi đó là Nông trường Cao su Phú Xuân nằm ngay trên tuyến quốc lộ 14 thuận cho giao thông vận chuyển giữa nông trường và công ty. Mặt khác đất đỏ bazan chiếm diện tích lớn thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp đặc biệt là cây cao su mang lại lợi ích kinh tế cao cho nông trường nói riêng và cho công ty nói chung. Về cơ cấu bộ máy tổ chức trong những năm qua tương đối ổn định và phù hợp với quy mô sản xuất của nông trường.

Được sự quan tâm chăm sóc của ban lãnh đạo công ty và nông trường trong suốt thời gian qua và cùng với các bộ phận phòng ban thực hiện đúng và tốt nhiệm vụ của mình, phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban và giữa các phòng ban với các đội sản xuất để hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu của nông trường và của công ty. Đội ngũ cán bộ công nhân viên trong nông trường đoàn kết nhất trí cao, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn cùng nhau phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch mà công ty giao do đó hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm qua của nông trường tương đối ổn định và đi vào nề nếp. Thu nhập của cán bộ công nhân viên của nông trường và của người lao động ổn định

hơn, đời sống của người lao động được nâng cao.  Khó khăn

Bên cạnh những mặt thuận lợi thì cũng có không ít những khó khăn như: - Lao động của nông trường chủ yếu là lao động phổ thông, do đó trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp, đặc biệt là công nhân khai thác và chăm sóc cây cao su do đó năng suất chưa cao và chất lượng không đảm bảo.

- Do địa bàn quản lý rộng lớn nên công tác quản lý và bảo vệ tài sản đặc biệt là sản phẩm mủ cao su còn gặp nhiều khó khăn.

- Do thời tiết không ổn định, có khi mưa nhiều, có lúc khô hạn gây khó khăn cho việc chăm sóc và khai thác mủ. Trong tháng 11 năm 2009 do bị ảnh hưởng của cơn bão số 10 đã làm cho nông trường bị thiệt hại lớn nhất trong giai đoạn qua, bên cạnh đó còn nhiều bệnh tật và sâu bệnh cho cây trồng. Điều này ảnh hưởng đên sản lượng và năng suất của nông trường.

Và sự biến động giá cả của những năm qua diễn biến không ổn định làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của nông trường. Do đó, làm cho tiền lương công nhân không ổn định ảnh đến việc huy động đảm bảo ngày công lao động.

Mặt khác, Nông trường là thành viên trực thuộc Công ty Cao su Đăklăk nên hoạt động sản xuất kinh doanh do công ty hoạch định, đề ra. Điều này làm tính chủ động, linh hoạt trong sản xuất kinh doanh của nông trường và một khó khăn nữa là tình hình chính trị trong thời gian qua diễn biến phức tạp nên cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tóm lại: Nông trường Cao su Phú Xuân được thiên nhiên ưu đãi đất đai màu mỡ, thuận lợi cho cây cao su phát triển, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng suất làm cho doanh thu và lợi nhuận tăng. Nông trường chú trọng đầu tư công tác tổ chức nhân sự, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cán bộ cho công nhân viên, có kế hoạch bố trí nhân sự hợp lý phù hợp với trình độ chuyên môn.

Một phần của tài liệu quản lý lương (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w