Sự cần thiết phải hoàn chỉnh chính sách tiền lương trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu quản lý lương (Trang 32 - 35)

tằn tiện, 41% vừa đủ trang trải và chỉ 8% có tích lũy. Mức chi tiêu trung bình của người lao động phải nuôi con là hơn 4,2 triệu đồng mỗi tháng, tăng 3,6% so với năm 2014. Trong khi đó, VCCI, đại diện chủ sử dụng lao động, cho rằng tăng ở mức 9-10 % là hợp lý. Nếu tăng cao như mức 16% mà Tổng Liên đoàn Lao động đề xuất, chi phí của doanh nghiệp sẽ bị đội khoảng 5%, ảnh hưởng tới sản xuất và việc làm.

Tiền lương của người lao động chỉ được tăng ở mức khiêm tốn trong suốt một thập kỷ trước khủng hoảng kinh tế toàn cầu và ngay cả khi nền kinh tế thế giới có dấu hiệu hồi phục. Lương tăng chậm trong nhiều năm so với năng suất lao động, cùng với tình trạng bất bình đẳng gia tăng, đã góp phần làm nghiêm trọng thêm cuộc khủng hoảng hiện nay về vấn đề tiền lương cho người lao động, do nó hạn chế khả năng chi tiêu của các gia đình. Do đó, việc gắn liền năng suất lao động với tiền lương là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong ổn định kinh tế-xã hội. ILO cho rằng, các công ty, các doanh nghiệp cần gia tăng sức cạnh tranh thông qua nâng cao năng suất lao động, hơn là cắt giảm chi phí lao động và người lao động phải được quyền thương lượng về tiền lương của mình.

2.2.2.Quan điểm và nội dung hoàn chỉnh cải cách tiền lương của Nhà nước

2.2.2.1. Sự cần thiết phải hoàn chỉnh chính sách tiền lương trong giai đoạn hiện nay nay

Trong Hội Nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI từ ngày 7 đến ngày 15/5/2012, đã nhấn mạnh, “trong các năm 2012-2013, phải khẩn trương bổ sung, sửa đổi một số chính sách cần và có thể điều chỉnh ngay nhằm sớm khắc phục những bất hợp lý nổi cộm hiện nay. Ưu tiên điều chỉnh tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang gắn với việc khắc phục tình trạng quá nhiều loại phụ cấp, soát xét lại chế độ tiền lương trong các doanh nghiệp Nhà nước…”. Có thể thấy, vấn đề cải cách tiền lương cho cán bộ công chức, viên chức hiện nay đang nhận được sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước, của các Bộ, Ban ngành và của toàn xã hội.

Thực trạng tiền lương của cán bộ, công chức hiện nay:

Thứ nhất: Hiện trạng tiền lương của cán bộ, công chức rất thấp so với yêu cầu tái sản xuất sức lao động, đặc biệt là cán bộ, công chức sống ở khu vực thành thị. Tính từ năm 2003 đến nay, Chính phủ đã có 8 lần điều chỉnh mức lương tối thiểu. Tốc

độ tăng bình quân giai đoạn 2003 – 2008 là 13,24%/năm. Sau 5 năm thực hiện “Đề án cải cách chính sách tiền lương giai đoạn 2008 - 2012”, Chính phủ đã 5 lần điều chỉnh mức lương tối thiểu, từ 450.000 đồng năm 2008 lên 1.050.000 đồng năm 2012. Tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2008 – 2012 đạt 18,09%/năm. Tốc độ phát triển bình quân toàn giai đoạn 2003 – 2012 đạt 15,37%/năm. Tổng mức chi cho cải cách tiền lương trong năm 2011 khoảng 27.000 tỷ đồng; năm 2012 là 59.300 tỷ đồng.

Bảng 2.1: Mức lương tối thiểu giai đoạn 2003 – 2012

ĐVT: Đồng

STT Ngày bắt

đầu áp dụng

Mức lương tối thiểu trước khi

tăng

Mức lương tối thiểu khi tăng (đồng/tháng) So sánh (+/-) % 1 1/01/2003 210.000 290.000 80.000 27,5 2 1/10/2005 290.000 350.000 60.000 17,14 3 1/10/2006 350.000 450.000 100.000 22,22 4 1/01/2008 450.000 540.000 100.000 18,52 5 1/05/2009 540.000 650.000 110.000 16,92 6 1/05/2010 650.000 730.000 80.000 10,95 7 1/05/2011 730.000 830.000 100.000 12,05 8 1/05/2012 830.000 1.050.000 220.000 20,95

Nguồn: Dựa theo các nghị định về mức lương tối thiểu của Chỉnh phủ và tính toán của Viện nghiên cứu phát triển TP.Hồ Chí Minh

Tuy mức lương tối thiểu tăng liên tục trong thời gian qua nhưng với tình hình kinh tế hiện nay, thì mức lương tối thiểu chưa đáp ứng được cuộc sống tối thiểu của người lao động. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, mức chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu năm 2010 ở thành thị là 1.827.900 đồng/tháng, ở nông thôn 950.200 đồng/tháng và của cả nước là 1.210.700 đồng/tháng.

Nếu tính theo chỉ số giá tiêu dùng năm 2011 khoảng 18% thì mức chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu năm 2011 ở thành thị là 2.156.900 đồng/tháng, ở nông thôn là 1.121.300 đồng/tháng và của cả nước là 1.424.600 đồng.

Như vậy, mức lương tối thiểu năm 2011, là 830.000 đồng/tháng áp dụng đối với cán bộ, công chức chỉ bằng 38,5% so với mức chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu ở thành thị, bằng 74% so với mức chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu ở nông thôn và 58,1% so với mức của cả nước.

kinh tế thế giới do khủng hoảng nợ công, lạm phát tăng cao trong thời gian qua, những yếu kém của nền kinh tế, suy thoái tư tưởng chính trị … gây ảnh hưởng cho việc huy động nguồn lực khi thực hiện cải cách tiền lương trong thời gian tới.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 năm 2015 tăng 0,35% so với tháng trước; tăng 1% so cùng kỳ năm trước; tăng 0,55% so với tháng 12 năm trước. CPI bình quân sáu tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm trước tăng 0,86%. CPI 6 tháng đầu năm nay có tốc độ tăng tương đối thấp kể từ năm 2001 lại đây: Bình quân mỗi tháng CPI chỉ tăng 0,1%; Sau 6 tháng CPI tăng 0,55% so với cuối năm 2014, như vậy, nếu không có những đột biến trong 6 tháng cuối năm, CPI năm 2015 sẽ đạt được mục tiêu đề ra của Quốc hội. Một số nguyên nhân gây tăng CPI trong 6 tháng đầu năm 2015:

(1) Do điều hành của Chính phủ: Giá dịch vụ y tế Thành phố Hồ Chí Minh được điều chỉnh tăng từ ngày 1 tháng 6 năm 2015 làm cho giá dịch vụ y tế cả nước tăng 1,0% so với tháng 12 năm trước, góp phần làm CPI tăng khoảng 0,04%; Giá điện tăng 7,5% kể từ ngày 16 tháng 3 năm 2015; Mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho người lao động ở các doanh nghiệp tăng từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 và tăng 8% lương cơ bản cho đối tượng nghỉ hưu và công chức có hệ số 2,34 trở xuống; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng 2% vào ngày 7 tháng 01 năm 2015 và ngày 7 tháng 5 năm 2015 đã tác động đến giá một số mặt hàng nhập khẩu và giá nguyên liệu đầu vào nhập khẩu.

(2) Do yếu tố thị trường: Nhu cầu mua sắm sau Tết Nguyên Đán tăng cao; Nhu cầu du lịch tăng cao vào dịp Tết Nguyên Đán và kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 nên chỉ số giá nhóm du lịch trọn gói tăng 2,58% so với tháng 12 năm trước…

Hàng quý, TCTK sẽ tổ chức họp báo công bố các Chỉ số giá. Ngoài chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát cơ bản, từ nay TCTK sẽ công bố thêm Chỉ số giá sản xuất; Chỉ số giá xuất nhập khẩu hàng hóa và Tỷ giá thương mại hàng hóa (TOT).

Một chính sách tiền lương hợp lý sẽ vừa tạo sự ổn định trong doanh nghiệp, vừa bảo vệ người lao động trong bối cảnh mối quan hệ cung - cầu lao động đang bị mất cân đối như hiện nay. Mức lương hợp lý sẽ góp phần cân bằng quan hệ lao động, khuyến khích người dân vào làm việc tại các doanh nghiệp thay vì làm nghề tự do. Bên cạnh đó, tiền lương được điều chỉnh phù hợp sẽ khuyến khích người dân

học nghề, nâng cao chất lượng nguồn lao động, góp phần tăng sức cạnh tranh cho nước ta. Điều này cũng sẽ giúp gỡ nhiều khó khăn trong hoạch định và thực hiện các chính sách về lao động.

Một phần của tài liệu quản lý lương (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w