CƠ CẤU TỔ CHỨC NHNo & PTNT HUYỆN PHỤNG HIỆP

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện phụng hiệp (Trang 29)

3.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Ngân hàng No & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Phụng Hiệp có trụ sở chính đặt tại Ấp Mỹ Lợi - Thị trấn Cây Dƣơng - Huyện Phụng Hiệp - Tỉnh Hậu Giang, có 2 chi nhánh là: Phòng giao dịch Hòa An và phòng giao dịch Thạnh Hòa.

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng No & PTNT huyện Phụng Hiệp

3.3.2. Chức năng nhiệm vụ các bộ phận

 Ban Giám đốc

Giám đốc phụ trách chung: Điều hành mọi hoạt động của tổ chức, hoạt định phƣơng hƣớng kinh doanh, chịu trách nhiệm trực tiếp kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.

Phòng giao dịch Hòa An Phòng Kế toán ngân quỹ Phòng Tín dụng Phòng giao dịch Thạnh Hòa Phó Giám đốc Giám đốc

19

Phó Giám đốc: Có trách nhiệm giúp Ban Giám đốc điều hành công việc hàng ngày tại NH. Ngoài ra Phó Giám đốc còn có quyền quyết định một số lĩnh vực và một số quyết định đƣợc Giám đốc ủy quyền.

 Chức năng các phòng ban

Phòng Tín dụng: Gồm một Trƣởng phòng, một Phó phòng và cán bộ tín dụng chuyên sâu về nghiệp vụ tín dụng:

- Có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng, lập hồ sơ vay vốn, kiểm soát hồ sơ, trình Giám đốc ký hợp đồng tín dụng.

- Tham mƣu cho Giám đốc trong việc xây dựng tín dụng theo đối tƣợng cụ thể.

- Trực tiếp kiểm tra giám sát quá trình vay vốn của đơn vị vay vốn, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lại đúng hạn.

- Theo dõi tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu vốn cần thiết để phục vụ tín dụng đầu tƣ. Từ đó trình lên Giám đốc để có kế hoạch cụ thể.

- Thẩm định dự án.

- Kiểm tra hoạt động tín dụng.

Phòng Kế toán - ngân quỹ: Xây dựng tổ chức thực hiện và hạch toán, quyết toán tài chính tại ngân hàng.

- Kiểm tra hồ sơ cho vay theo mục đích quy định.

- Giải ngân, thu nợ gốc, nợ lãi.

- Hƣớng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền vay, tiền gửi.

- Thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt, đảm bảo việc thực hiện chính xác, kịp thời theo chế độ, lƣu thông và bảo quản tiền mặt, giấy tờ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp, hồ sơ vay vốn, các hồ sơ khác theo quy định.

Phòng giao dịch Hòa An: Chịu trách nhiệm giao dịch với khách hàng đến gửi, rút tiền, mở tài khoản, cho vay, thu nợ trên địa bàn xã Hòa An và Thị trấn Kinh Cùng.

Phòng giao dịch Thạnh Hòa: Là chi nhánh cấp 3 trực thuộc NHNo & PTNT huyện Phụng Hiệp, chịu trách nhiệm giao dịch với khách hàng ở 4 xã: Thạnh Hòa, Hòa Mỹ, Tân Bình và Bình Thành.

20

3.3.3. Chức năng của NHNo & PTNT huyện Phụng Hiệp

Chức năng của NHNo & PTNT huyện Phụng Hiệp là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng với nội dung là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.

Với chức năng trên, trong thời gian qua NHNo & PTNT huyện Phụng Hiệp đã đầu tƣ vốn, góp phần xây dựng cơ sở vật chất, thúc đẩy cung cấp dịch vụ cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trên địa bàn Huyện.

3.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN PHỤNG HIỆP GIAI ĐOẠN 2011-2013 NHÁNH HUYỆN PHỤNG HIỆP GIAI ĐOẠN 2011-2013

Kết quả hoạt động kinh doanh của NH thể hiện qua 3 chỉ tiêu chính: tổng thu nhập, tổng chi phí và lợi nhuận, thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Phụng Hiệp qua 03 năm 2011- 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%) Số tiền (%) Thu nhập 76.856 77.202 73.981 346 0,45 -3.221 -4,17 Chi phí 68.714 65.742 58.660 -2.972 -4,33 -7.082 -10,77 Lợi nhuận 8.142 11.460 15.321 3.318 40,75 3.861 33,69

(Nguồn: Phòng tín dụng, NHNo & PTNT huyện Phụng Hiệp giai đoạn 2011 – 2013)

 Thu nhập:

Qua bảng 3.1 ta thấy thu nhập của ngân hàng tăng giảm không đều qua các năm, thu nhập tăng cao nhất vào năm 2012 và thấp nhất vào năm 2013. Cụ thể, năm 2011 thu nhập của NH là 76.856 triệu đồng, năm 2012 khoản thu nhập này tăng lên 0,45% tƣơng đƣơng tăng 346 triệu đồng so với năm 2011 và đạt mức 77.202 triệu đồng. Tuy nhiên tốc độ tăng so với năm 2011 là không đáng kể, đến năm 2013 tốc độ giảm xuống 4,17% tƣơng đƣơng với số tiền 3.221 triệu đồng so với năm 2012. Nguyên nhân giảm là do trong năm 2013 mặt bằng lãi suất huy động giảm (lãi suất huy động dƣới 6 tháng chỉ ở mức 7%/năm trở xuống) dẫn đến lãi suất cho vay cũng giảm theo làm ảnh hƣởng đến thu nhập của NH. Bên cạnh đó do trong năm 2011 và 2012 bối cảnh kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn và thách thức, lạm phát, mặt bằng lãi suất

21

huy động tăng cao. Điều đó làm cho lãi suất tín dụng cũng tăng góp phần làm tăng thu nhập cho NH. Trƣớc tình hình đó NHNN áp dụng mức trần lãi suất để bình ổn thị trƣờng nên thu nhập năm 2013 giảm hơn so với năm trƣớc.

Hơn nữa, do Phụng Hiệp là huyện mới chia tách nên kinh tế ở khu vực này phát triển chƣa cao, ngƣời dân ở đây còn ít nhu cầu và chƣa biết nhiều và các sản phẩm dịch vụ cùng các hoạt động khác của ngân hàng. Vì vậy trong thời gian tới, công tác tín dụng, kinh doanh sản phẩm dịch vụ cần đƣợc chú trọng và tích cực hơn để ngƣời dân dễ dàng tiếp cận với ngân hàng hơn, góp phần tăng thêm thu nhập cho NH.

Chi phí:

Thu nhập tăng là một dấu hiệu tốt thể hiện hoạt động kinh doanh của NH đạt hiệu quả. Để đánh giá chính xác hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh ta còn phải dựa vào một chỉ tiêu củng rất quan trọng đó là chi phí. Chỉ tiêu này thông thƣờng tỉ lệ thuận với thu nhập nhƣng tỉ lệ nghịch với lợi nhuận.

Theo số liệu từ bảng 3.1 ta thấy, chi phí có xu hƣớng giảm trong giai đoạn 2011 – 2013. Cụ thể, năm 2011 chi phí NH phải chi là 68.714 triệu đồng, năm 2012 giảm xuống 65.742 triệu đồng, tức giảm 4,33% so với năm 2011. Sang năm 2013 khoản chi phí của NH tiếp tục giảm 10,77% tƣơng đƣơng với số tiền 7.082 triệu đồng so với năm 2012. Nhìn chung việc chi phí giảm ở 03 năm là do NH dần ổn định về qui mô và ổn định trong kinh doanh, đồng thời với mức lãi suất huy động ngày càng giảm nên khoản chi phí lãi của ngân hàng giảm dẫn đến tổng chi phí cũng giãm tƣơng ứng theo qua các năm.

Lợi nhuận:

Lợi nhuận là phần còn lại sau khi trừ đi các khoản chi phí, là chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của NH. Từ bảng 3.1 ta thấy lợi nhuận của NH tƣơng đối cao và tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2011 lợi nhuận là 8.142 triệu đồng, đến năm 2012 lợi nhuận là 11.460 triệu đồng tăng 40,75% tƣơng đƣơng 3.318 triệu đồng so với năm 2011. Sang năm 2013 lợi nhuận đạt đƣợc 15.321 triệu đồng tăng 33,69% tƣơng đƣơng 3.861 triệu đồng so với năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng vọt lợi nhuận qua các năm là do NH đã có chiến lƣợc kinh doanh hợp lý, tận dụng triệt để nguồn vố huy động và đã thiết thực với sự thay đổi tình hình kinh tế địa phƣơng.

Tóm lại, trƣớc tình hình biến động bất thƣờng trong những năm qua, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, giá vật tƣ nguyên liệu tăng cao làm ảnh hƣởng đến tình hình sản xuất nông nghiệp. Do đó, cũng có những tác động đến hoạt động kinh doanh của NH nói chung và NHNo & PTNT chi

22

nhánh huyện Phụng Hiệp nói riêng. Nhƣng nhờ sự chỉ đạo trực tiếp của Ban lãnh đạo NHNo & PTNT Hậu Giang, cũng nhƣ sự nỗ lực cao của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên của chi nhánh, đồng thời bám sát định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng nên đã đem lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của NH. Vì vậy, để hoạt động của NH ngày càng có hiệu quả hơn, NH cần mở rộng thêm các dịch vụ tiện ích nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng có uy tín, mở rộng thị phần, quản lý chi phí, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, đa dạng hoá dịch vụ và trang bị tốt các thiết bị, đặc biệt là văn hoá phục vụ của các nhân viên vì họ chính là ngƣời trực tiếp tạo nên chất lƣợng dịch vụ của NH nhằm tăng sự cạnh tranh với các NH khác.

23

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH

HUYỆN PHỤNG HIỆP

4.1. PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của NH thì nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng, bởi nó quyết định đến khả năng hoạt động cũng nhƣ hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH. Nguồn vốn cho vay của NH chủ yếu từ ba nguồn, đó là vốn huy động, vốn tự có và nguồn vốn ủy thác. Riêng đối với chi nhánh thì chỉ có nguồn vốn huy động và vốn điều chuyển từ Hội sở.

Ta có thể xem xét nguồn vốn của NH dựa vào số liệu qua 03 năm (2011 – 2013) trong bảng sau:

Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%) Số tiền (%) Vốn huy động 150.720 263.566 304.841 112.846 74,87 41.275 15,66

-Không kỳ hạn 24.835 47.353 61.163 22.518 90,67 13.810 29,16

-Có kỳ hạn 125.885 216.213 243.678 90.328 71,75 27.465 12,70 Vốn điều chuyển 274.256 264.961 314.023 -9.295 -3,39 49.062 18,52 Tổng nguồn vốn 424.976 528.527 618.864 103.551 24,37 90.337 17,09

(Nguồn: Phòng tín dụng, NHNo & PTNT huyện Phụng Hiệp giai đoạn 2011 – 2013)

Từ bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn của NH không ngừng tăng qua các năm. Việc tăng nguồn vốn giúp NH đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng vay vốn. Cụ thể năm 2011 nguồn vốn đạt 424.976 triệu đồng, năm 2012 nguồn vốn tăng 24,37% tƣơng ứng tăng 103.551 triệu đồng so với năm 2011 và đạt mức 528.527 triệu đồng. Đến năm 2013 tổng nguồn vốn đạt đến 618.864 triệu đồng tăng thêm 90.337 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 17,09% so với năm 2012. Để đánh giá việc tăng nguồn vốn này nhƣ thế nào ta cần xem xét về hai nhân tố vốn huy động và vốn điều chuyển ảnh hƣởng đến nguồn vốn.

24  Vốn huy động:

Nhìn vào bảng số liệu 4.1 ta thấy vốn huy động tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2012 vốn huy động tăng 74,87% so với năm 2011, tƣơng ứng tăng 112.846 triệu đồng. Đến năm 2013 nguồn vốn này tiếp tục tăng thêm 41.275 triệu đồng tƣơng đƣơng 15,66% so với năm 2012 làm nguồn vốn đạt đƣợc 304.841 triệu đồng. Điều này cho thấy khâu huy động vốn của NH ngày càng có hiệu quả.

Nguyên nhân là do NH luôn không ngừng đa dạng hóa sản phẩm, hình thức huy động, nhiều chính sách khuyến mãi, tri ân khách hàng, uy tín của NH nên tận dụng đƣợc triệt để nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ, làm cho nguồn vốn huy động tăng đáng kể. Bên cạnh đó, do hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ sản xuất và doanh nghiệp đạt hiệu quả, nên nhu cầu gửi tiền để tăng thu nhập cho cá nhân, hộ sản xuất cũng nhƣ đáp ứng cho nhu cầu chi của doanh nghiệp góp phần làm tăng nguồn vốn huy động cho NH.

Để thấy rõ hơn nghiệp vụ huy động vốn của NH ta đi sâu vào phân tích 02 khoản tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn:

Tiền gửi không kỳ hạn:

Đây là nguồn vốn huy động đƣợc NH chú trọng qua các năm và loại tiền gửi này đem lại cho NH nhiều lợi nhuận bởi khách hàng chủ yếu là các tổ chức kinh tế. Để thuận tiện trong việc thanh toán của mình, các cơ sở sản xuất kinh doanh đã mở tài khoản tiền gửi tại NH nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh và hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp. Vì vậy, nguồn vốn huy động tiền gửi không kỳ hạn của NH tăng liên tục qua 03 năm, cụ thể năm 2011 là 24.835 triệuđồng. Sang năm 2012 tăng tốc độ lên 90,67% tƣơng đƣơng số tiền 22.518 triệu đồng so với năm 2011, làm cho nguồn vốn huy động từ tiền gửi không kỳ hạn năm 2012 đạt 47.353 triệu đồng. Nguồn vốn huy động năm 2013 tiếp tục tăng 29,16% so với năm 2012 tƣơng đƣơng tăng 13.810 triệu đồng. Nguyên nhân tăng là do NH hoạt động ngày càng hiệu quả nên đã tạo đƣợc niềm tin đối với khách hàng và do nhu cầu thanh toán qua NH ngày càng cao vì nó vừa tiện lợi vừa tiết kiệm thời gian và chi phí nên khách hàng gửi tiền vào NH ngày càng tăng. Mặc dù tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động nhƣng đây là điều có lợi cho NH bởi vì NH đƣợc sử dụng 70% vốn để cho vay trong khi đó lãi suất phải trả cho loại tiền gửi này tƣơng đối thấp. Vì vậy, NH cần đa dạng hoá các hình thức giao dịch, đơn giản các thủ tục từ khâu gửi tiền vào cho đến khâu rút tiền ra, đảm bảo khả năng thanh toán kịp thời cho khách hàng.

25  Tiền gửi có kỳ hạn:

Tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động và có tốc độ tăng trƣởng ổn định. Khách hàng có một số tiền nhàn rỗi mà chƣa xác định đƣợc lúc nào sử dụng nên họ gửi vào NH để đƣợc bảo vệ an toàn lại có lãi suất. Từ bảng số liệu trên ta thấy đƣợc khoản tiền này tăng khá cao và liên tục tăng trong 03 năm. Cụ thể, năm 2011 là 125.885 triệu đồng. Năm 2012 khoản tiền này là 216.213 triệu đồng, tăng 90.328 triệu đồng tƣơng ứng tăng 71,75% so với năm 2011. Năm 2013 loại tiền gửi này đạt 243.678 triệu đồng, tăng 27.465 triệu đồng tƣơng ứng tăng 12,70% so với năm 2012.

Nguyên nhân dẫn đến khoản tiền huy động này tăng liên tục qua 03 năm là do sự lãnh đạo sáng suốt và nổ lực của toàn thể cán bộ - nhân viên của NH, NH đã chủ động tiếp cận đến các doanh nghiệp cũng nhƣ đến ngƣời dân. Để cho họ thấy rõ đƣợc lợi ích của việc gửi tiền vào ngân hàng, cũng nhƣ tính thuận tiện và an toàn của nó.

Vốn điều chuyển:

Trong năm 2011, do nguồn vốn huy động của NH không đủ để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, nên NH đã điều chuyển vốn từ hội sở chính số tiền 274.256 triệu động để kịp thời giải ngân cho khách hàng vay vốn. Sang năm 2012, nguồn vốn điều chuyển của NH giảm 9.295 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ giảm 3,39%, nguyên nhân là do công tác huy động vốn của NH tăng mạnh trong năm 2012 nên đáp ứng tƣơng đối nhu cầu vay vốn của khách hàng dẫn đến nguồn vốn điều chuyển từ hội sở giảm xuống. Tuy nhiên đến năm 2013 lại tăng 49.062 triệu đồng so với năm 2012 tƣơng ứng tăng 18,52%. Mặc dù năm 2013 nguồn vốn huy động có tăng so với năm 2012 nhƣng vẫn chƣa tăng kịp với nhu cầu vay vốn nên vốn điều chuyển cũng tăng theo tƣơng ứng.

Hầu hết các ngân hàng quốc doanh không riêng gì NHNo & PTNT huyện Phụng Hiệp nếu chỉ sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay thì sẽ không thể đáp ứng hết đƣợc nhu cầu về vốn của khách hàng. Vì vậy, ngoài nguồn vốn huy động tại chỗ thì ngân hàng còn phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển. Tuy nhiên, nguồn vốn này có lãi suất cao hơn so với lãi suất huy động nên làm chi phí hoạt động kinh doanh sẽ tăng lên gây ảnh hƣởng làm giảm lợi

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện phụng hiệp (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)