PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện phụng hiệp (Trang 25)

2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu

Nguồn số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ phòng tín dụng, phòng kế toán ngân quỹ tổng hợp tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Phụng Hiệp.

Thu thập số liệu thông qua các báo cáo NH nhƣ: Bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động kinh doanh của NH qua các năm 2011, 2012, 2013.

2.2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu

Mục tiêu cụ thể 1,2: Sử dụng phƣơng pháp cơ cấu dọc và ngang, phƣơng pháp thống kê mô tả kết hợp hình thức các số tƣơng đối và tuyệt đối để phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng và hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Phụng Hiệp giai đoạn 2011 - 2013.

Mục tiêu cụ thể 3: Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, phƣơng pháp cơ cấu kết hợp với các chỉ tiêu tín dụng có liên quan để đánh giá hoạt động tín dụng của NH giai đoạn 2011 - 2013.

Mục tiêu cụ thể 4: Kết hợp kết quả phân tích từ các mục tiêu trên để đề ra giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng của NH.

- Phương pháp thống kê mô tả: Là phƣơng pháp liên quan đến việc thu

thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát các chỉ tiêu nghiên cứu.

15 0 1 Y Y Y    100 100 % 0 0 1 0       Y Y Y Y Y Y

- Phương pháp phân tích cơ cấu: Là kỹ thuật trình bày lại các thông tin

trong báo cáo theo một hình thức tiêu chuẩn hóa (Theo CFA).

+ Phƣơng pháp cơ cấu dọc: Là nhằm xác định tỷ lệ giữa giá trị của một khoản mục với giá trị tổng trong cùng một năm, giá trị tổng đƣợc xem là cơ sở.

+ Phƣơng pháp cơ cấu ngang: Là nhằm xác định tỷ lệ giữa giá trị các năm tiếp theo với giá trị của một năm chọn làm cơ sở. Sử dụng để so sánh sự phát triển của các khoản mục qua các năm.

- Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa

trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

Trong đó:

Y0 : chỉ tiêu năm trước

Y 1 : chỉ tiêu năm sau

∆Y : phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phƣơng pháp so sánh tuyệt đối này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trƣớc của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

- Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

Trong đó:

Y0 : chỉ tiêu năm trước.

Y1 : chỉ tiêu năm sau.

∆Y : phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

%Y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Phƣơng pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân phát sinh và đƣa ra các biện pháp khắc phục kịp thời.

16

- Phương pháp phân tích bằng chỉ số: Sử dụng các chỉ số tài chính nhƣ:

+ Vốn huy động / tổng nguồn vốn, mục đích của chỉ số này giúp đánh giá hiệu quả trong chính sách huy động vốn của ngân hàng.

+ Doanh số thu nợ / doanh số cho vay, giúp phản ánh khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.

+ Tỷ lệ nợ xấu / tổng dƣ nợ, phƣơng pháp này giúp phản ánh chất lƣợng hoạt động tín dụng của ngân hàng.

+ Tỷ lệ dƣ nợ / tổng vốn huy động, phƣơng pháp này giúp xác định khả năng sử dụng vốn của ngân hàng.

+ Doanh số thu nợ / dƣ nợ bình quân, phƣơng pháp này giúp ngân hàng đo lƣờng thời gian thu hồi vốn.

Từ đó thực hiện so sánh tỷ số của năm sau so với năm trƣớc đó, điều này giúp cho Ngân hàng biết đƣợc xu hƣớng biến động của các tỷ số từ đó đánh giá đƣợc tình hình tài chính của đơn vị và đƣa ra những biện pháp nhằm nâng cao tình hình hoạt động của Ngân hàng.

17

CHƢƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN PHỤNG HIỆP

3.1. KHÁI QUÁT VỀ NHNo & PTNT VIỆT NAM

Ngân hàng No & PTNT Việt Nam đƣợc thành lập vào ngày 26 tháng 03 năm 1988, có trụ sở chính đặt tại số 2, Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội. Tên viết tắt sử dụng trong nƣớc là NHNo & PTNT (AGRIBANK), tên tiếng anh là Vietnam Bank For and Rural Development, tên giao dịch quốc tế là VAB&RD. Đến nay AGRIBANK đã có hơn 2.230 chi nhánh và phòng giao dịch trên khấp các tỉnh, thành trên cả nƣớc.

Ngân hàng No & PTNT Việt Nam hoạt động chủ yếu là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Trải qua hơn 20 năm kể từ khi thành lập, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội đất nƣớc, NHNo & PTNT Việt Nam đã có bƣớc chuyển biến mạnh mẽ, đúng hƣớng, ổn định, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, trƣớc hết là sự phát triển nông nghiệp, nông thôn, xóa đói giảm nghèo,.… Luôn biểu hiện là một NHTM lớn, kinh doanh đa năng, hiện đại để hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

3.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN PHỤNG HIỆP CHI NHÁNH HUYỆN PHỤNG HIỆP

Ngân hàng No & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Phụng Hiệp đƣợc thành lập vào ngày 26/03/1998 theo nghị định 53/HĐBT của hội đồng Bộ trƣởng, NHNo & PTNT huyện Phụng Hiệp là chi nhánh của NHNo & PTNT Việt Nam.

Theo quyết định 400/CP ngày 14/11/1990 chính thức đổi tên NHNo & PTNT huyện Phụng Hiệp, đến ngày 10/10/1996 theo quyết định số 280/QĐNH5 của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam thì NHNo & PTNT huyện Phụng Hiệp là chi nhánh cấp II trực thuộc NHNo & PTNT Cần Thơ.

Đến 02/03/2004 theo quyết định 64/HĐQT-TCCB của Chủ tịch hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam thì NHNo & PTNT huyện Phụng Hiệp là chi nhánh cấp II trực thuộc NHNo & PTNT tỉnh Hậu Giang.

Sau khi chia tách cùng với công cuộc đổi mới của hệ thống NH, Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Phụng Hiệp đi vào hoạt động, đƣợc sự quan tâm của NHNo & PTNT Hậu Giang cùng với sự ủng hộ của chính quyền địa phƣơng. NHNo & PTNT huyện Phụng Hiệp đã từng bƣớc đi vào ổn định. Từ

18

một NH còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nguồn vốn và dƣ nợ còn rất thấp, nhƣng NHNo & PTNT huyện Phụng Hiệp luôn có định hƣớng đầu tƣ và phát triển đi lên theo đúng mục tiêu kinh tế xã hội của địa phƣơng.

Tuy nhiên, do nhu cầu vốn của ngƣời dân ngày càng tăng trong khi khả năng của NH lại có hạn, điều này gây không ít khó khăn trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo của NH cấp trên, sự hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng và đội ngũ cán bộ lãnh đạo không ngừng phấn đấu khắc phục khó khăn hoàn thành chỉ tiêu đề ra, phục vụ nông dân ngày một tốt hơn.

3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC NHNo & PTNT HUYỆN PHỤNG HIỆP 3.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 3.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Ngân hàng No & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Phụng Hiệp có trụ sở chính đặt tại Ấp Mỹ Lợi - Thị trấn Cây Dƣơng - Huyện Phụng Hiệp - Tỉnh Hậu Giang, có 2 chi nhánh là: Phòng giao dịch Hòa An và phòng giao dịch Thạnh Hòa.

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng No & PTNT huyện Phụng Hiệp

3.3.2. Chức năng nhiệm vụ các bộ phận

 Ban Giám đốc

Giám đốc phụ trách chung: Điều hành mọi hoạt động của tổ chức, hoạt định phƣơng hƣớng kinh doanh, chịu trách nhiệm trực tiếp kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.

Phòng giao dịch Hòa An Phòng Kế toán ngân quỹ Phòng Tín dụng Phòng giao dịch Thạnh Hòa Phó Giám đốc Giám đốc

19

Phó Giám đốc: Có trách nhiệm giúp Ban Giám đốc điều hành công việc hàng ngày tại NH. Ngoài ra Phó Giám đốc còn có quyền quyết định một số lĩnh vực và một số quyết định đƣợc Giám đốc ủy quyền.

 Chức năng các phòng ban

Phòng Tín dụng: Gồm một Trƣởng phòng, một Phó phòng và cán bộ tín dụng chuyên sâu về nghiệp vụ tín dụng:

- Có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng, lập hồ sơ vay vốn, kiểm soát hồ sơ, trình Giám đốc ký hợp đồng tín dụng.

- Tham mƣu cho Giám đốc trong việc xây dựng tín dụng theo đối tƣợng cụ thể.

- Trực tiếp kiểm tra giám sát quá trình vay vốn của đơn vị vay vốn, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lại đúng hạn.

- Theo dõi tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu vốn cần thiết để phục vụ tín dụng đầu tƣ. Từ đó trình lên Giám đốc để có kế hoạch cụ thể.

- Thẩm định dự án.

- Kiểm tra hoạt động tín dụng.

Phòng Kế toán - ngân quỹ: Xây dựng tổ chức thực hiện và hạch toán, quyết toán tài chính tại ngân hàng.

- Kiểm tra hồ sơ cho vay theo mục đích quy định.

- Giải ngân, thu nợ gốc, nợ lãi.

- Hƣớng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền vay, tiền gửi.

- Thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt, đảm bảo việc thực hiện chính xác, kịp thời theo chế độ, lƣu thông và bảo quản tiền mặt, giấy tờ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp, hồ sơ vay vốn, các hồ sơ khác theo quy định.

Phòng giao dịch Hòa An: Chịu trách nhiệm giao dịch với khách hàng đến gửi, rút tiền, mở tài khoản, cho vay, thu nợ trên địa bàn xã Hòa An và Thị trấn Kinh Cùng.

Phòng giao dịch Thạnh Hòa: Là chi nhánh cấp 3 trực thuộc NHNo & PTNT huyện Phụng Hiệp, chịu trách nhiệm giao dịch với khách hàng ở 4 xã: Thạnh Hòa, Hòa Mỹ, Tân Bình và Bình Thành.

20

3.3.3. Chức năng của NHNo & PTNT huyện Phụng Hiệp

Chức năng của NHNo & PTNT huyện Phụng Hiệp là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng với nội dung là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.

Với chức năng trên, trong thời gian qua NHNo & PTNT huyện Phụng Hiệp đã đầu tƣ vốn, góp phần xây dựng cơ sở vật chất, thúc đẩy cung cấp dịch vụ cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trên địa bàn Huyện.

3.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN PHỤNG HIỆP GIAI ĐOẠN 2011-2013 NHÁNH HUYỆN PHỤNG HIỆP GIAI ĐOẠN 2011-2013

Kết quả hoạt động kinh doanh của NH thể hiện qua 3 chỉ tiêu chính: tổng thu nhập, tổng chi phí và lợi nhuận, thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Phụng Hiệp qua 03 năm 2011- 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%) Số tiền (%) Thu nhập 76.856 77.202 73.981 346 0,45 -3.221 -4,17 Chi phí 68.714 65.742 58.660 -2.972 -4,33 -7.082 -10,77 Lợi nhuận 8.142 11.460 15.321 3.318 40,75 3.861 33,69

(Nguồn: Phòng tín dụng, NHNo & PTNT huyện Phụng Hiệp giai đoạn 2011 – 2013)

 Thu nhập:

Qua bảng 3.1 ta thấy thu nhập của ngân hàng tăng giảm không đều qua các năm, thu nhập tăng cao nhất vào năm 2012 và thấp nhất vào năm 2013. Cụ thể, năm 2011 thu nhập của NH là 76.856 triệu đồng, năm 2012 khoản thu nhập này tăng lên 0,45% tƣơng đƣơng tăng 346 triệu đồng so với năm 2011 và đạt mức 77.202 triệu đồng. Tuy nhiên tốc độ tăng so với năm 2011 là không đáng kể, đến năm 2013 tốc độ giảm xuống 4,17% tƣơng đƣơng với số tiền 3.221 triệu đồng so với năm 2012. Nguyên nhân giảm là do trong năm 2013 mặt bằng lãi suất huy động giảm (lãi suất huy động dƣới 6 tháng chỉ ở mức 7%/năm trở xuống) dẫn đến lãi suất cho vay cũng giảm theo làm ảnh hƣởng đến thu nhập của NH. Bên cạnh đó do trong năm 2011 và 2012 bối cảnh kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn và thách thức, lạm phát, mặt bằng lãi suất

21

huy động tăng cao. Điều đó làm cho lãi suất tín dụng cũng tăng góp phần làm tăng thu nhập cho NH. Trƣớc tình hình đó NHNN áp dụng mức trần lãi suất để bình ổn thị trƣờng nên thu nhập năm 2013 giảm hơn so với năm trƣớc.

Hơn nữa, do Phụng Hiệp là huyện mới chia tách nên kinh tế ở khu vực này phát triển chƣa cao, ngƣời dân ở đây còn ít nhu cầu và chƣa biết nhiều và các sản phẩm dịch vụ cùng các hoạt động khác của ngân hàng. Vì vậy trong thời gian tới, công tác tín dụng, kinh doanh sản phẩm dịch vụ cần đƣợc chú trọng và tích cực hơn để ngƣời dân dễ dàng tiếp cận với ngân hàng hơn, góp phần tăng thêm thu nhập cho NH.

Chi phí:

Thu nhập tăng là một dấu hiệu tốt thể hiện hoạt động kinh doanh của NH đạt hiệu quả. Để đánh giá chính xác hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh ta còn phải dựa vào một chỉ tiêu củng rất quan trọng đó là chi phí. Chỉ tiêu này thông thƣờng tỉ lệ thuận với thu nhập nhƣng tỉ lệ nghịch với lợi nhuận.

Theo số liệu từ bảng 3.1 ta thấy, chi phí có xu hƣớng giảm trong giai đoạn 2011 – 2013. Cụ thể, năm 2011 chi phí NH phải chi là 68.714 triệu đồng, năm 2012 giảm xuống 65.742 triệu đồng, tức giảm 4,33% so với năm 2011. Sang năm 2013 khoản chi phí của NH tiếp tục giảm 10,77% tƣơng đƣơng với số tiền 7.082 triệu đồng so với năm 2012. Nhìn chung việc chi phí giảm ở 03 năm là do NH dần ổn định về qui mô và ổn định trong kinh doanh, đồng thời với mức lãi suất huy động ngày càng giảm nên khoản chi phí lãi của ngân hàng giảm dẫn đến tổng chi phí cũng giãm tƣơng ứng theo qua các năm.

Lợi nhuận:

Lợi nhuận là phần còn lại sau khi trừ đi các khoản chi phí, là chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của NH. Từ bảng 3.1 ta thấy lợi nhuận của NH tƣơng đối cao và tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2011 lợi nhuận là 8.142 triệu đồng, đến năm 2012 lợi nhuận là 11.460 triệu đồng tăng 40,75% tƣơng đƣơng 3.318 triệu đồng so với năm 2011. Sang năm 2013 lợi nhuận đạt đƣợc 15.321 triệu đồng tăng 33,69% tƣơng đƣơng 3.861 triệu đồng so với năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng vọt lợi nhuận qua các năm là do NH đã có chiến lƣợc kinh doanh hợp lý, tận dụng triệt để nguồn vố huy động và đã thiết thực với sự thay đổi tình hình kinh tế địa phƣơng.

Tóm lại, trƣớc tình hình biến động bất thƣờng trong những năm qua, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, giá vật tƣ nguyên liệu tăng cao làm ảnh hƣởng đến tình hình sản xuất nông nghiệp. Do đó, cũng có những tác động đến hoạt động kinh doanh của NH nói chung và NHNo & PTNT chi

22

nhánh huyện Phụng Hiệp nói riêng. Nhƣng nhờ sự chỉ đạo trực tiếp của Ban lãnh đạo NHNo & PTNT Hậu Giang, cũng nhƣ sự nỗ lực cao của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên của chi nhánh, đồng thời bám sát định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng nên đã đem lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của NH. Vì vậy, để hoạt động của NH ngày càng có hiệu quả hơn, NH

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện phụng hiệp (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)