Phân tích tình hình dƣ nợ theo ngành nghề

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện phụng hiệp (Trang 48 - 50)

Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế địa phƣơng cùng với việc phấn đấu tốt các chỉ tiêu, hƣớng dẫn của NH cấp trên đề ra về tốc độ tăng trƣởng tín dụng, NH luôn tìm kiếm khách hàng mới và giải quyết kịp thời nhu cầu vay vốn hợp lý của khách hàng, chu cấp vốn cho các ngành kinh tế trong huyện làm cho tổng dƣ nợ năm sau cao hơn năm trƣớc.

Bảng 4.7: Tình hình dƣ nợ theo ngành nghề của ngân hàng giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%) Số tiền (%) Trồng trọt 53.262 91.864 113.133 38.602 72,48 21.269 23,15 Chăn nuôi 139.018 160.644 185.270 21.626 15,56 24.626 15,33 Thủy sản 52.596 68.890 63.396 16.294 30,98 -5.494 -7,98 TM - DV 74.163 83.818 94.515 9.655 13,02 10.697 12,76 Khác 31.994 57.110 92.459 25.116 78,50 53.349 61,90 Tổng 351.033 462.326 548.773 111.293 31,70 86.447 18,70

(Nguồn: Phòng tín dụng, NHNo & PTNT huyện Phụng Hiệp giai đoạn 2011 – 2013) TM - DV: Thương mại - dịch vụ

Ngành trồng trọt:

Từ bảng số liệu trên ta thấy dƣ nợ ngành trồng trọt tăng qua các năm và tăng mạnh nhất vào năm 2012. Cụ thể, năm 2012 tăng đến 72,48% so với năm 2011, năm 2013 tiếp tục tăng thêm 23,15%. Sở dĩ có sự tăng lên này là do thế mạnh của huyện là đất nông nghiệp, nên trong lĩnh vực trồng trọt ngƣời nông dân có nhu cầu để mở rộng hoạt động sản xuất của mình vì vậy mà nhu cầu cho vay vốn của hoạt động này tăng lên. Bên cạnh đó với các nguồn vốn vay ƣu đãi của NH theo chính sách của Chính phủ, nên đƣợc các hộ nông dân tận

38

dụng triệt để để mở rộng và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng, làm cho dƣ nợ của ngành này liên tục tăng nhanh.

Ngành chăn nuôi:

Bên cạnh ngành trồng trọt thì dƣ nợ ngành chăn nuôi cũng biến động khá mạnh theo chiều hƣớng tăng dần và đây cũng là khoản mục có tỷ trọng cao nhất trong tổng dƣ nợ. Cụ thể năm 2012 dƣ nợ tăng 21.626 triệu đồng tƣơng đƣơng 15,56% so với năm 2011, và dƣ nợ tăng thêm 24.626 triệu đồng trong năm 2013, tƣơng ứng tăng 15,33%. Nguyên nhân là do công tác thu nợ ngành này trong năm 2012 và 2013 đều có phần giảm hơn so với năm 2011 trong khi doanh số cho vay vẩn ở mức ổn định dẫn đến dƣ nợ liên tục tăng. Bên cạnh đó do dịch bệnh hoành hành trong những năm gần đây, ảnh hƣởng đến thu nhập của ngƣời dân, từ đó cũng ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ cho NH dẫn đến dƣ nợ tăng.

Ngành thuỷ sản:

Dự nợ cho vay ngành thủy sản cũng biến động tăng giảm không đều qua 03 năm, tăng cao nhất trong năm 2012 với tỷ lệ tăng 30,98% và giảm nhẹ trong năm 2013, giảm 7,98% so với cùng kỳ năm trƣớc. Nguyên nhân dƣ nợ năm 2012 tăng nhanh là do cho vay ngành này tăng nhanh trong năm nhƣ phân tích ở trên nhƣng công tác thu nợ trong năm lại giảm hơn so với năm trƣớc dẫn đến dƣ nợ ngành này tăng. Đến năm 2013 ngƣời dân ít đầu tƣ vào ngành này do không đạt đƣợc lợi nhuận nhƣ mong đợi nên nhu cầu về vốn ngành này cũng giảm xuống, dẫn đến dƣ nợ giảm.

Ngành thƣơng mại - dịch vụ:

Qua 03 năm dƣ nợ ngành liên tục tăng qua các năm cụ thể: năm 2012 tăng 13,02% so với năm 2011 tƣơng ứng du nợ tăng với số tiền 9.655 triệu đồng và khoản dƣ nợ này tiếp tục tăng nhanh với tỷ lệ 12,76% tƣơng đƣơng 10.697 triệu đồng trong năm 2013. Nguyên nhân là do trong 03 năm qua doanh số cho vay trong lĩnh vực này tăng lên nhanh chóng nhƣng công tác thu nợ tăng không đáng kể nên dƣ nợ ngày càng tăng. Bên cạnh đó do NH đầu tƣ nguồn vốn cho các dự án nâng cấp chợ, các dịch vụ vận tải, du lịch theo chủ trƣơng của tỉnh, các dự án này cần nguồn vốn nhiều trong thời gian dài nên chƣa đến hạn thu hồi dẫn đến dƣ nợ tăng.

Ngành khác:

Năm 2012 dƣ nợ của nhóm ngành này tăng 78,50% so với năm 2011 với số tiền tăng là 25.116 triệu đồng và dƣ nợ này lại tiếp tục tăng thêm 61,90% tƣơng đƣơng 35.349 triệu đồng trong năm 2013. Sở dĩ dƣ nợ nhóm ngành này

39

có xu hƣớng tăng nhanh trong 03 năm qua một phần là do doanh số cho vay ngành này tăng rất nhanh trong 03 năm nhƣng công tác thu nợ lại tăng không đáng kể, bên cạnh đó do có một số món vay mới chƣa đến hạn thanh toán cộng với các khoản nợ năm trƣớc chuyển sang nên làm cho dƣ nợ của NH không ngừng tăng lên.

Tóm lại, với tình hình dƣ nợ tăng đều qua các năm là do doanh số cho vay tăng lên, thể hiện sự quan tâm của NH đối với khách hàng, sẳn sàng cung cấp vốn để sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận với nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần đƣa kinh tế huyện nhà đi lên và chứng tỏ thị phần tín dụng của NH ngày càng lớn mạnh. Bên cạnh đó NH còn chủ động khai thác, tìm đối tƣợng đầu tƣ nên từ đó đã đƣa dƣ nợ của NH tăng lên. Đồng thời, có đƣợc kết quả trên là nhờ NH đã thực hiện nhiều giải pháp hữu hiệu nhƣ thực hiện tốt chính sách ƣu đãi về vốn, lãi suất đối với khách hàng truyền thống có khả năng tài chính tốt, mở rộng đối tƣợng cho vay, tích cực đẩy mạnh công tác quảng cáo, tiếp thị, nâng cao chất lƣợng phục vụ và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng với khả năng của NH, từng bƣớc đƣa NH phát triển ổn định trong bối cảnh cạnh tranh của các NH hiện nay.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện phụng hiệp (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)