Nhƣ phân tích trên thì tình hình nợ xấu trong các năm qua đều tăng lên, để làm rõ hơn tình hình nợ xấu của NH trong 03 năm qua ta xét về một khía cạnh khác, đó là phân tích về nợ xấu theo ngành nghề cụ thể nhƣ sau:
Bảng 4.9: Tình hình nợ xấu theo ngành nghề của ngân hàng giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%) Số tiền (%)
Trồng trọt 257 301 392 44 17,12 91 30,23 Chăn nuôi 579 943 1.375 364 62,87 432 45,81 Thủy sản 2.075 2.506 2.369 431 20,77 -137 -5,47 TM - DV 26 72 39 46 176,92 -33 -45,83 Khác 357 318 556 -39 -10,92 238 74,84 Tổng 3.294 4.140 4.731 846 25,68 591 14,28
(Nguồn: Phòng tín dụng, NHNo & PTNT huyện Phụng Hiệp giai đoạn 2011 – 2013) TM - DV: Thương mại - dịch vụ
Ngành trồng trọt:
Qua bảng 4.9 ta thấy nợ xấu đối với ngành trồng trọt luôn tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 là 257 triệu đồng, năm 2012 nợ xấu tăng lên 44 triệu đồng so với năm 2011, tƣơng ứng tăng 17,12%. Đến năm 2013 nợ xấu ngành
42
này tiếp tục tăng thêm 91 triệu đồng tƣơng ứng 30,23% so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong những năm qua nông dân vẫn phải đối mặt với bài toán đƣợc mùa mất giá, trong khi giá đầu vào nhƣ phân bón, thuốc trừ sâu liên tục tăng nhƣng giá đầu ra lại không ổn định, dẫn đến nguồn thu nhập của nông dân không ổn định nên đã ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ cho NH. Vì thế nợ xấu ngành này liên tục tăng lên trong những năm qua.
Ngành chăn nuôi:
Nợ xấu đối với ngành này cũng liên tục tăng, nguyên nhân chủ yếu là do dịch bệnh hoành hành trong những năm qua, làm nhiều hộ chăn nuôi thua lỗ hoặc phá sản điều này làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến khả năng trả nợ cho NH khi khoản vay đến hạn. Cụ thể, năm 2012 nợ xấu ngành này tăng 364 triệu đồng so với năm 2011, tƣơng ứng tăng 62,87%. Đến năm 2013 khoản nợ xấu này lại tăng lên thêm 432 triệu đồng, tƣơng ứng 45,81% so với năm 2012, làm khoản nợ xấu này lên tới 1.375 triệu đồng. Sở dĩ nợ xấu ngành này liên tục tăng nhƣ vậy là do một số khách hàng vì chạy theo lợi nhuận trƣớc mắt, tự làm trong khi bản thân họ chƣa am hiểu về kỹ thuật, chƣa có kinh nghiệm về sản xuất kinh doanh mặt hàng đó, chƣa nắm bắt đƣợc nhu cầu thị trƣờng, từ đó dẫn đến làm ăn thua lỗ liên tục, mất khã năng trả nợ cho NH. Vì vậy NH cần đƣa ra biện pháp để hạn chế nợ xấu, nhằm giảm thiểu rủi ro. Trong đó NH cần trú trọng đến công tác quản lý để nâng cao hiệu quả tín dụng và công tác kiểm soát, hạn chế nguy cơ nợ xấu đƣợc đặt lên hàng đầu.
Ngành thủy sản:
Đây là ngành có tỷ lệ nợ xấu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu của NH, và khoản nợ xấu này cũng tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể năm 2011 nợ xấu là 2.075 triệu đồng. Năm 2012 tăng 20,77% so với năm 2011, tƣơng ứng tăng 431 triệu đồng. Nguyên nhân là do phần nợ này chủ yếu là ở những hộ vay mới đầu tƣ lần đầu chƣa có kinh nghiệm nuôi, thêm vào đó đầu tƣ ban đầu cho việc nuôi cá quá lớn vƣợt qua tầm kiểm soát của gia đình dẫn đến tình trạng lỗ vốn, nên một số hộ dân không đủ khả năng trả nợ cho NH dẫn đến nợ xấu tăng. Nhƣng đến năm 2013 nợ xấu của ngành này có dấu hiệu tích cực hơn khi giảm 137 triệu đồng tƣơng ứng 5,47% so với năm 2012, nguyên nhân một phần là do nhiều hộ nông dân và doanh nghiệp bị thua lỗ trong năm trƣớc nên chuyển sang đầu tƣ lĩnh vực khác và NH cũng hạn chế cho vay trong lĩnh vực này trong năm nên dẫn đến nợ xấu có phần giảm đi, bên cạnh đó cũng có một số hộ nông dân thành công với mô hình nuôi cá này nên phần nào đó thanh toán đƣợc khoản vay cho NH, dẫn đến nợ xấu ngành này có giảm hơn so với năm 2012 nhƣng vẫn còn cao hơn so với năm 2011.
43
Tuy nhiên nợ xấu ngành này tuy có giảm nhƣng vẫn chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng nợ xấu, vì vậy đòi hỏi cán bộ tín dụng cần phải xem xét kỹ các thông tin trƣớc khi quyết định cho khách hàng vay, đồng thời tăng cƣờng kiểm tra giám sát món vay, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn, điều này đòi hỏi trình độ chuyên môn và sự tâm quyết của cán bộ tín dụng.
Thƣơng mại - dịch vụ:
Khoản nợ này luôn biến đổi tăng giảm không ngừng qua các năm, tuy nhiên, đối với ngành này nợ xấu chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng nợ xấu, điều này cho thấy công tác thu nợ trong lĩnh vực này của NH là rất tốt. Cụ thể năm 2011 là 26 triệu đồng, chiếm 0,79% tổng nợ xấu. Năm 2012 khoản nợ xấu ngành này tăng nhanh lên 72 triệu đồng, tăng 46 triệu đồng so với năm 2011, tƣơng ứng tăng 176,92%. Nguyên nhân khoản nợ này tăng nhanh trong năm 2012 là do giá cả xăng dầu liên tục tăng, do đó lợi nhuận thu đƣợc chƣa cao, các món nợ đƣợc thanh toán còn tồn động. Tuy nhiên, năm 2013 khoản nợ này đã giảm xuống còn 39 triệu đồng, giảm 45,83% so với năm 2012, tƣơng ứng giảm 33 triệu đồng. Nguyên nhân do NH đẩy mạnh công tác thu nợ, vận động ngƣời vay nâng cao ý thức trả nợ, bên cạnh đó các dịch vụ này cũng dần đi vào quỹ đạo, ngày càng phát triển mở rộng vì nhu cầu, đòi hỏi của ngƣời dân ngày càng cao, việc đầu tƣ cho dịch vụ mới cũng mang lại hiệu quả cao hơn, vì thế nợ xấu đã giảm xuống.
Ngành khác
Đối với các lĩnh vực này, nợ xấu tuy có giảm trong năm 2012 nhƣng lại tăng trở lại vào năm 2013. Cụ thể, năm 2012 đã giảm 39 triệu đồng, tƣơng đƣơng 10,92% so với năm 2011, đến năm 2013 khoản nợ xấu này tăng lên 238 triệu đồng so với năm 2012, tƣơng ứng tăng 74,84%, làm khoản nợ xấu này tăng lên đến 556 triệu đồng.
Tóm lại, nợ xấu là điều không thể tránh khỏi ở bất cứ NH nào và sự phân tích không thể đạt đƣợc mức dự đoán chính xác về khoản vay có đƣợc hoàn trả đúng hạn hay không, tính chân thật và khả năng hoàn trả của khách hàng có thể thay đổi sau khi khoản vay đƣợc thực hiện. Nhìn chung, khách hàng có quan hệ tín dụng với NH làm ăn có hiệu quả và trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên, do nền kinh tế nƣớc ta vẫn đang gặp khó khăn, cộng với tác động chung của kinh tế thế giới đã tác động rất lớn đến các doanh nghiệp, hộ nông dân dẫn đến tác động rất lớn đến hoạt động của NH, mặt khác giá cả hàng hóa luôn biến động theo chiều hƣớng bất lợi cho nông hộ, đặc biệt là đầu ra của hàng nông sản, thủy sản còn quá bấp bênh làm ảnh hƣởng xấu đến công tác thu nợ của NH.
44