Phân tích doanh số cho vay theo ngành nghề

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện phụng hiệp (Trang 39 - 42)

Cho vay theo ngành nghề là số tiền mà NH cho ngƣời dân và các doanh nghiệp vay để sử dụng vào các ngành nghề khác nhau trong đó chủ yếu là ngành trồng trọt, máy nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản … Nhìn chung qua 03 năm doanh số cho vay theo từng ngành nghề của NH tăng giảm không đều, có ngành giảm xuống mạnh, có ngành tăng lên nhanh. Để thấy rõ hơn ta dựa vào bảng số liệu sau:

29

Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo ngành nghề của ngân hàng giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%) Số tiền (%) Trồng trọt 84.464 132.789 128.634 48.325 57,21 -4.155 -3,13 Chăn nuôi 214.123 214.450 207.625 327 0,15 -6.825 -3,18 Thủy sản 114.100 135.367 81.003 21.267 18,64 -54.364 -40,16 TM – DV 124.422 128.852 164.043 4.430 3,56 35.191 27,31 Khác 79.793 104.474 135.182 24.681 30,93 30.708 29,39 Tổng 616.902 715.932 716.487 99.030 16,05 555 0,08

(Nguồn: Phòng tín dụng, NHNo & PTNT huyện Phụng Hiệp giai đoạn 2011 – 2013) TM - DV: Thương mại - dịch vụ

 Doanh số cho vay ngành trồng trọt:

Phụng Hiệp là huyện có diện tích đất trồng nông nghiệp lớn nên phần lớn ngƣời dân sống chủ yếu bằng nghề nông. Chính vì thế, nhu cầu vốn để sản xuất để phục vụ việc trồng trọt của ngƣời dân càng cao. Cho vay trồng trọt ở địa phƣơng chủ yếu là cây lúa, cây mía. Bên cạnh đó là chăm sóc và cải tạo vƣờn,… Phụng Hiệp với hơn 80% dân số sống bằng nghề nông. Do vây, NH xác định khách hàng của mình là vùng nông thôn và tập trung đầu tƣ cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp.

Đây là những khoản mà NH cho vay để trồng mía, lúa và một số loài cây hoa màu khác. Ta thấy những món vay này chiếm tỷ trọng khá cao, đó cũng là điều khác hợp lý vì mục đích của NH là cho vay để sản xuất nông nghiệp. Ta thấy rõ hơn từ bảng số liệu 4.3, doanh số cho vay ngành này năm 2011 là 84.464 triệu đồng, tăng nhanh trong năm 2012 là 57,21% tƣơng đƣơng 48.325 triệu đồng so với năm 2011 đạt 132.789 triệu đồng, và giảm nhẹ trong năm 2013 với doanh số cho vay giảm 4.155 triệu đồng tƣơng đƣơng với 3,13% so với năm 2012.

Doanh số cho vay đối với mục đích sản xuất nông nghiệp cao nhƣ vậy là vì huyện Phụng Hiệp có diện tích canh tác lớn, với tổng diện tích trồng trọt là gần 39.000 ha, trong đó trồng mía chiếm diện tích lớn khoản 70% diện tích gieo trồng. Doanh số cho vay đạt kết quả này là do ngƣời dân có xu hƣớng đẩy mạnh trồng trọt, tận dụng các diện tích có sẵn. Hơn nữa Phụng Hiệp đã xác

30

định thế mạnh của mình là trồng trọt, điều này thể hiện qua việc địa phƣơng đã và đang huy hoạch đƣợc vùng trồng mía có chất lƣợng cao, đồng thời quy hoạch vùng trồng lúa cao sản có chất lƣợng cao để xuất khẩu. Bên cạnh đó sự tác động của nền kinh tế thị trƣờng cũng là điều kiện thuận lợi cho cây trồng nhƣ: mía, lúa phát triển cả về quy mô lẫn năng suất. NH là nơi cung cấp vốn tốt nhất có thể giúp địa phƣơng phát huy đƣợc thế mạnh của mình.

 Doanh số cho vay ngành chăn nuôi:

Đối với lĩnh vực này thì doanh số cho vay cũng khá ổn định, tăng giảm không nhiều qua các năm và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể năm 2011 đạt 214.123 triệu đồng, sang năm 2012 tăng 0,15% tƣơng ứng 327 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do công việc chăn nuôi ở địa phƣơng mang lại hiệu quả khả quan với sản lƣợng lớn. Kết quả đó tạo cho ngƣời dân sự phấn khởi trong sản xuất, nên quy mô sản xuất tăng và nhu cầu vốn cũng tăng lên nhƣng đến năm 2013 tình hình chăn nuôi của ngƣời dân gặp khó khăn bởi dịch cúm gia cầm ở gà, vịt…bùng phát ở địa phƣơng nên ngƣời dân không mở rộng chăn nuôi nữa, kéo theo doanh số cho vay chăn nuôi giảm 3,18% tƣơng đƣơng 6.825 triệu đồng, đạt 207.625 triệu đồng.

 Ngành thuỷ sản:

Mục đích cho vay nuôi trồng thuỷ sản nhằm đáp ứng cho bà con nông dân cải tạo ao hồ, đầu tƣ trang thiết bị máy móc, mua giống, thức ăn, thuốc chăm sóc phục vụ cho nuôi trồng thủy sản. doanh số cho vay ngành này tăng cao nhất trong năm 2012 và có phần giảm xuống trong năm 2013. Cụ thể năm 2012 tăng 18,64% so với năm 2011, tƣơng ứng tăng 21.267 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong năm huyện thực hiện mô hình nuôi cá trên đồng ruộng trong mùa nƣớc nổi thay lúa vụ 3 nhƣ nuôi cá chép, cá mè … những loại cá ngày có thời gian thu hoạch sớm (thƣờng khoảng 4-5 tháng) để hạn chế phân thuốc hóa học, tạo môi trƣờng cách ly mầm bệnh và tăng độ phì nhiêu cho đất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nên nhiều nông dân đã mạnh dạng đến NH xin vay vốn để đầu tƣ và mở rộng sản xuất làm cho doanh số cho vay ngành này tăng cao. Tuy nhiên đến năm 2013 có xu hƣớng giảm với doanh số cho vay là 81.003 triệu đồng, giảm 40,16% tƣơng đƣơng 54,364 triệu đồng so với năm 2012. Nguyên nhân là do ngƣời dân chƣa có kinh nghiệm trong mô hình nuôi cá vụ 3 theo chủ trƣơng của huyện, chƣa có đầu ra ổn định, giá cả bấp bênh dẫn đến không mang lại nhiều lợi nhuận cho ngƣời dân nhƣ mong đợi của họ, nên trong năm 2013 ngƣời dân ít đầu tƣ trong lĩnh vực này dẫn đến doanh số cho vay giảm.

31  Thƣơng mại - dịch vụ:

Cùng với đà phát triển của đất nƣớc bên cạnh đầu tƣ phát triển đang đƣợc xây dựng trên địa bàn thì các ngành thƣơng mại - dịch vụ cũng phát triển theo. Xuất hiện nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh cũng nhƣ ngành dịch vụ phát triển ngày cành nhiều. Do đó, nhu cầu về vốn cho các ngành kinh tế ngày càng cao.

Từ bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay ngành thƣơng mại dịch vụ không ngừng tăng cao qua các năm, và đạt cao nhất vào năm 2013 với doanh số cho vay là 164.043 triệu đồng. Cụ thể năm 2012 tăng 4.430 triệu đồng tƣơng đƣơng 3,56% so với năm 2011, năm 2013 tiếp tục tăng 35.191 triệu đồng so với năm 2012 tƣơng ứng tăng 27,31%. Nguyên nhân dẫn đến doanh số cho vay ngành này tăng liên tục qua các năm là do trong những năm gần đây để nâng cao kinh tế tại địa phƣơng nên tỉnh có chủ trƣơng mở rộng ngành thƣơng mại dịch vụ nhƣ đầu tƣ xây dựng nâng cấp chợ, nâng cấp dịch vụ vận tải, du lịch, góp phần quảng bá hình ảnh địa phƣơng và nâng cao đời sống ngƣời dân. Do đó NH cũng mạnh dạng đầu tƣ vào lĩnh vực này làm cho doanh số cho vay ngành này không ngừng tăng cao trong những năm gần đây.

 Ngành khác:

Ngoài các lĩnh vực cho vay trọng điểm thì NH còn đầu tƣ vào các lĩnh vực khác nhƣ: Cho vay tiêu dùng, xây dựng cơ bản, xuất khẩu lao động,…

Ta thấy các ngành khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh số cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên doanh số cho vay các ngành này luôn tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng doanh số, đạt cao nhất vào năm 2013 với doanh số 135.182 triệu đồng. Cụ thể năm 2012 tăng 30,93% tƣơng đƣơng tăng 24.681 triệu đồng so với năm 2011. Sang năm 2013 tăng 29,39% so với năm 2012 tƣơng đƣơng tăng 30.708 triệu đồng. Nguyên nhân là do NH thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng và đầu tƣ đa dạng hóa ngành nghề để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế nhƣ hiện nay, cũng nhƣ tác phong phục vụ của cán bộ tín dụng vì thế doanh số cho vay đã liên tục tăng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện phụng hiệp (Trang 39 - 42)