Tình hình kinh tế

Một phần của tài liệu một số vấn đề pháp lý về kinh doanh lưu trú du lịch thực tiễn tại tp. cần thơ và hướng hoàn thiện (Trang 29)

Kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch, nền kinh tế phát triển tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của các ngành kinh doanh trong du lịch. Khi nói đến nền kinh tế đất nước không thể không nói đến giao thông vận tải. Từ xa xưa, giao thông vận tải đã trở thành một trong những nhân tố chính cho sự phát triển của du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế. Giao thông vận tải ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch trên hai phương diện số lượng và chất lượng. Sự phát triển về số lượng làm cho mạng lưới

35 Quyết đinh 2473/QĐ-TTg ngày 30-12-2011 của Thủ thướng Chính phủ về Phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Điều 1, khoản 2, điểm a, mục tiêu tổng quát: “ Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới.

Phấn đấu đến 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển”.

36 Sài Gòn giải phóng, Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an LHQ, http://www.sggp.org.vn/chinhtri/2007/10/125819/, [ngày truy cập 14-09-2014].

37 Lao Động, Du lịch Việt Nam năm 2012: Đạt được những mục tiêu đề ra, Mai Châu, http://laodong.com.vn/lao- dong-cuoi-tuan/du-lich-viet-nam-nam-2012-dat-duoc-nhung-muc-tieu-de-ra-100783.bld, [ngày truy cập 12-09-2014].

giao thông thông vươn tới mọi miền trái đất. Chất lượng của phương tiện giao thông ảnh hưởng tới chuyến du lịch ở các mặt sau: tốc độ, an toàn, tiện nghi, giá cả. Ở nước ta có nhiều tuyến du lịch như về đường bộ, đường thủy, đường sông… giúp nối liền các điểm du lịch, khu du lịch ở cả các vùng núi, cao nguyên, ven biển, hải đảo lai với nhau, giúp hình thành nên các loại hình du lịch như leo núi, đi bộ, chèo thuyền, nghĩ dưỡng... Có thể khẳng định ngày nay với sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật nhiều thành tựu được áp dụng vào sản xuất. Điều đó đồng nghĩa vói điều kiện kinh tế của con người được nâng cao rõ rệt và vấn đề ăn, mặc, trở thành thứ yếu. Nhu cầu được nghỉ ngơi, giải trí và giao lưu tình cảm xuất hiện.

Hiện nay, trong các nước kinh tế phát triển, du lịch trở thành nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Xu hướng ngày nay là hầu hết các du khách ở các nước phát triển đều thích tham quan ở các nước đang phát triển. Điều này rất dễ hiểu vì chi phí ở các nước đang phát triển thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân hạng trung lưu và nghèo ở các nước phát triển. Kinh tế và phát triển luôn có mối quan hệ hữu cơ, nghịch thuận lẫn nhau. Trong quá trình phát triển của mình, du lịch luôn xem kinh tế là một trong những nguồn lực quan trọng. Sự tác động của điều kiện kinh tế tới phát triển du lịch thể hiện ở nhiều góc độ khác nhau. Tìm hiểu rõ vấn đề này là cách giúp những nhà quản lí và làm du lịch có những chính sách phát triển của ngành phù hợp. Như chúng ta đã biết, du lịch là ngành dịch vụ, nhận nhiệm vụ “chuyển tải” sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của các ngành kinh tế khác để cung cấp cho du khách nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Vì vậy điều kiện kiện kinh tế đóng vai trò góp phần cung cấp các hàng hóa, dịch vụ cho du lịch. Ví dụ trong kinh doanh khách sạn nếu như không có ngành xây dựng, ngành sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, ngành sản xuất đồ dùng thì hoạt động kinh doanh của nó khó tồn tại được. Từ ví dụ trên chúng ta khẳng định điều kiện kinh tế là một trong những nhân tố tiên quyết quyết định sự thành bại tong kinh doanh khách sạn. Theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế thuộc hội đồng kinh tế và xã hội của Liên Hiệp Quốc, một đất nước phát triển du lịch một cách vững chắc nếu nước đó tự sản xuất phần lớn số của cải vật chất cần thiết cho du lịch, một nền kinh tế kém phát triển sẽ không đáp ứng được các nhu cầu của du khách.

Tuy nhiên giữa kinh tế và kinh doanh lưu trú du lịch có mối liên hệ nghịch thuận tức là có thể thúc đẩy nhau phát triển hoặc là kìm hảm nhau. Nếu một nền kinh tế bị khủng hoảng, kiệt quệ thì sẽ kéo theo các ngành kinh doanh khác củng bị ảnh hưởng theo. Kinh doanh lưu trú du lịch cũng như thế. Nếu kinh tế bị khủng hoảng, không ổn định thì việc đi

du lịch của con người cũng sẽ ít lại, các cơ sở lưu trú cũng sẽ không thu được lợi nhuận nhiều, từ đó thì người lao động cũng sẽ nhận được lương ít, mức sống giảm…

Tóm lại, kinh doanh lưu trú du lịch đã và đang giữ một vị trí quan trọng đối với kinh tế, xã hội cũng như đời sống con người. Trong tương lai, với sự phát triển không ngừng của kinh tế đất nước thì loại hình kinh doanh này sẽ hứa hẹn đáp ứng nhu cầu ngày càng hoàn hảo cho khu khách trong và ngoài nước khi đến với Việt Nam.

CHƯƠNG 2

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH

Đối với tất cả các ngành nghề kinh doanh, tất yếu điều phải bị chi phối bởi hệ thống pháp luật của quốc gia đó. Kinh doanh lưu trú du lịch cũng không nằm ngoài quy luật trên. Để đảm bảo cho việc quản lý của Nhà nước, cân bằng lợi ích của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ này cũng như hiệu quả kinh doanh, pháp luật đã quy định những điều kiện kinh doanh, quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như trách nhiệm khi vi phạm các nghĩa vụ mà luật đặt ra.

2.1. ĐIỀU KIỆN KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH

Cá nhân, tổ chức muốn tiến hành hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch điều đầu tiên phải đáp ứng các quy định về điều kiện kinh doanh. Đó là những điều kiện chung áp dụng đối với các loại cơ sở lưu trú du lịch và những điều kiện cụ thể áp dụng riêng cho từng loại hình cơ sở lưu trú khác nhau.

2.1.1.Điều kiện chung

2.1.1.1. Chủ thể kinh doanh lưu trú du lịch

Theo Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định

“Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”.38 Quyền hiến định này có nghĩa mọi công dân đều có quyền tự do thành lập doanh nghiệp hoặc bất kì một loại hình kinh doanh nào để thực hiện việc kinh doanh. Tuy nhiên, quyền tự do kinh doanh cũng như quyền tự do thành lập doanh nghiệp và các loại hình kinh doanh khác phải nằm trong khuôn khổ quy định pháp luật. Như vậy, kinh doanh lưu trú du lịch cũng không nằm ngoài quy luật đó, các chủ thể muốn kinh doanh lưu trú du lịch muốn kinh doanh loại hình này phải đáp ứng những yêu cầu theo luật định. Những tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh lưu trú du lịch thì phải thành lập doanh nghiệp39 hoặc hộ kinh

38 Điều 33, Hiến pháp năm 2013.

39 Khoản 1, Điều 4, Luật Doanh nghiệp năm 2005: “ Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”.

doanh.40 Đối với việc thành lập doanh nghiệp thì không phải bất cứ tổ chức, cá nhân nào cũng được quyền thành lập doanh nghiệp.41 Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì tất cả những tố chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ những trường hợp sao:

 Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

 Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

 Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;

 Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

40 Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01-10-2010 của Chính phủ Quy định hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp, Điều 49: “Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”.

Theo quy định tại Nghị định 39/2000/NĐ-CP ngày 24-08-2000 của Chính phủ về cơ sở lưu trú du lịch. Nghị định quy định hình thức kinh doanh của cơ sở lưu trú có thể thực hiện dưới hình thức doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể. Mặc dù Nghị định đã hết hiệu lực nhưng do Nghị định mới thay thế và các văn bản liên quan không quy định cụ thể về vấn đề này nên việc kinh doanh cơ sở lưu trú có thể thực hiện dưới hai hình thức là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh tùy theo sự lựa chọn của cá nhân, tổ chức kinh doanh.

41 Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01-10-2010 của Chính phủ Quy định hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp, Điều 12, Quyền thành lập doanh nghiệp: “ 1. Tất cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không phân biệt nơi đăng kí trụ sở chính và mọi cá nhân không phân biệt nơi cư trú và quốc tịch, nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2, Điều 13 Luật Doanh nghiệp, đều có quyền thành lập doanh nghiệp, tham gia thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

2. Mỗi cá nhân chỉ được quyền đăng kí thành lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc một hộ kinh doanh hoặc làm thành viên hợp danh của một công ty hợp danh, trừ trường hợp các thành viên hợp danh còn lại có thỏa thuận khác. Cá nhân chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ kinh doanh hoặc cá nhân thành viên hợp danh có quyền thành lập, tham gia thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài lần đầu thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thực hiện đăng kí đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trong trường hợp này doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp”.

 Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;

 Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;  Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.

Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03/09/2009 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện lại giới hạn thêm các chủ thể có quyền thành lập, quản lý kinh doanh ngành lưu trú du lịch (đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự sẽ được trình bài ở phần tiếp theo, nên về mặc chủ thể phải chịu sự điều chỉnh của Nghị định này). Cụ thể thì những chủ thể sau đây cũng không được quyền thành lập và quản lý kinh doanh lưu trú du lịch:

 Người đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.

 Người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại phường, xã, thị trấn; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, quản chế, cấm cư trú, bị phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách; người đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; được tạm hoãn đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.  Người có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia; tội do lỗi cố ý có mức án

từ 10 năm trở lên hoặc các tội khác liên quan trực tiếp đến ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự mà chưa được xóa án tích; người đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính.

Ngoài ra, đối với việc thành lập hộ kinh doanh được điều chỉnh theo Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15-04-2010 của Chính phủ về đăng kí doanh nghiệp, Điều 50, khoản 1 ghi nhận: “Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân

sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng kí hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này”. Như vậy có thể thấy chỉ có cá nhân hoặc một

nhóm người hoặc một hộ gia đình là công dân Việt Nam mới được thành lập hộ kinh doanh.42

42 Theo quy định tại Nghị đinh 102/2010/NĐ-CP ngày 01-10-2010 của Chính phủ Quy định hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp thì cá nhân là chủ sở hữu hộ kinh doanh có quyền thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên hoặc tham gia công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần. Như vậy có thể thấy được pháp luật Việt Nam hiện hành cho phép một cá nhân có quyền được kinh doanh dưới nhiều hình thức tổ chức

2.1.1.2. Điều kiện về ngành, nghề kinh doanh

Doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh có quyền tự lựa chọn ngành nghề kinh doanh trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi vào giấy đăng kí kinh doanh.43 Theo quy định tại Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 21-01-2013 hướng dẫn về đăng kí doanh nghiệp tại Điều 4 có ghi nhận:

“Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh

nghiệp hoặc đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp phải lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề chi tiết đã ghi”.

Như vậy, doanh nghiệp, hộ kinh doanh muốn kinh doanh lưu trú du lịch thì phải lựa chọn ngành Dịch vụ lưu trú ngắn ngày44 trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam. Trong

Một phần của tài liệu một số vấn đề pháp lý về kinh doanh lưu trú du lịch thực tiễn tại tp. cần thơ và hướng hoàn thiện (Trang 29)