Về quyền và nghĩa vụ của các bên

Một phần của tài liệu một số vấn đề pháp lý về kinh doanh lưu trú du lịch thực tiễn tại tp. cần thơ và hướng hoàn thiện (Trang 62 - 68)

3.2.2.1. Mặt hạn chế

Như đã trình bày ở chương 2 các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật thì sẽ có được những quyền và nghĩa vụ nhất định. Đối với bên kinh doanh lưu trú du lịch khi có khách đến lưu trú thì cơ sở phải có trách nhiệm đi đăng kí khai báo tạm trú cho khách du lịch theo pháp luật. Cụ thể là phải khai thông báo lưu trú với cơ quan Công an xã, phường, thị trấn sở tại trước 23 giờ trong ngày. Nếu khách đến lưu trú sau 23 giờ thì vào sổ và thông báo cho cơ quan Công an vào trước 8 giờ sáng ngày hôm sau (kể cả khách nghỉ theo giờ). Nhưng việc cho phép cơ sở lưu trú khai báo lưu trú vào ngày hôm sau vô hình chung tạo kẽ hở cho một số tội phạm lợi dụng để hoạt động. Theo quy định, cơ quan thuế căn cứ sổ thông tin lưu trú của cơ sở lưu trú để thu thuế, thực tế việc không tăng cường kiểm tra cũng như không có những cơ chế giám sát, quản lý cũng dẫn đến tình trạng các cơ sở lưu trú du lịch vi phạm nghĩa vụ đóng thuế. Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm điều kiện về an ninh trật tự, thậm chí có biểu hiện vi phạm hình sự nhưng mức phạt rất thấp (từ 200 nghìn đến 15 triệu đồng) nên không đủ sức răn đe.

Có nhiều trường hợp khi các cơ sở lưu trú vi phạm nghĩa vụ và bị lực lượng chức năng rút giấy phép nhưng sau đó hoạt động trở lại và theo kiểu vị trí cũ, quản lý cũ, nhân viên cũ… nhưng chủ đăng ký kinh doanh mới. Có những cơ sở được cấp giấy phép đàng hoàng nhưng sau khi bị kiểm tra vi phạm đề nghị rút giấy phép thì con em họ trong gia đình lại tiếp tục đăng ký. Nhưng mà vẫn ngay vị trí đó, vấn đề nhiều người cùng đăng ký kinh doanh tại một địa chỉ theo quy định không cấm. Vì cùng một toà nhà, có thể có nhiều cá nhân hoặc đơn vị đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp, các điểm kinh doanh nhạy cảm bị rút giấy phép để xác định người này có thân nhân với người kia hay không rất khó xác định.

Đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch thì khách du lịch là đối tượng chính của ngành, khách du lịch là tiêu chuẩn để đánh giá mọi chương trình, kế hoạch và hoạt động của ngành. Năm 2011, nguồn thu xã hội từ khách du lịch đạt hơn 123 tỷ đồng, bằng 5% GDP của cả nước, giải quyết việc làm cho 1,3 triệu lao động. Thế nhưng hiện nay Luật Du lịch vẫn chưa đánh giá đúng vai trò của lực lượng này mặc dù có quy định về quyền và nghĩa vụ của khách du lịch nhưng khá mờ nhạt không cụ thể rõ ràng. Đơn cử là Điều 35 của Luật Du lịch quy định khách du lịch được bồi thường thiệt hại do lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh du

lịch gây ra; có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành vi vi phạm về pháp luật du lịch, nhưng lại chưa thể hiện rõ ai chịu trách nhiệm bảo vệ ai, ai là đại diện cho quyền lợi của họ. Tương tự như vậy tại Điều 37 Luật Du lịch năm 2005 quy định “cơ quan nhà nước

trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa rủi ro, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, tài sản của khách du lịch và ngăn chặn những hành vi nhằm thu lợi bất chính từ khách du lịch”, nhưng vẫn không

quy định rõ đó là cơ quan, tổ chức nào nên để dẫn đến tình trạng đùng đẩy trách nhiệm khi có sự việc phát sinh. Trên thực tế, việc thiếu một tổ chức đứng ra bảo vệ quyền lợi, bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách dẫn đến nhiều hệ lụy không đáng có,68 việc quyền đã có nhưng không ai chịu trách nhiệm phần nào đã làm mất đi hình ảnh của ngành lưu trú du lịch nói riêng cũng như ngành du lịch nói chung.

Ngoài ra khi quy định về nghĩa vụ của cơ sở lưu trú có nêu trong trường khách mang theo vũ khí , công cụ hỗ trợ , chất nổ phải yêu cầu khách xuất trình giấy phép sử dụng do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp và cơ sở kinh doanh phải có trách nhiệm bảo quản chặt chẽ. Quy định này chỉ phát huy tác dụng trong trường hợp khách mang theo những vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc chất nổ là hợp pháp và có giấy phép sử dụng của cơ quan có thẩm quyền cấp. Nhưng nếu các vật dụng đó là do chiếm hữu, sử dụng bất hợp pháp và khách cố tình giấu giếm thì cơ sở lưu trú khó lòng mà biết được.

3.2.2.2. Đề xuất giải pháp

Đối với trường hợp khai báo tạm trú cho khách du lịch sau 23 giờ thì pháp luật nên quy định bắt buộc chủ cơ sở lưu trú phải khai báo qua internet ngay để dể dàng cho việc quản lý của các cơ quan chức năng. Ngoài ra trường hợp khách đến lưu trú không xuất trình được các giấy tờ tùy thân luật định thì tuyệt đối không cho thuê lưu trú, điều này góp phần giữ vững an ninh trật tự trong cơ sở, bởi vì nếu như cho khách thuê phòng nhưng chủ cơ sở không giữ các giây tờ tùy thân của khách thì khi có các trường hợp vi phạm pháp luật xảy ra trong cơ sở lưu trú như mất cắp, đánh nhau… khách quỵt tiền phòng thì sẽ khó khăn trong việc điều tra, truy cứu. Bên cạnh đó cần quy định về việc tăng cường sự quản lý để

68 Ví dụ một trường hợp xảy ra thuộc tỉnh Bình Thuận, trường hợp một resort hạng trung ở đường Nguyễn Đình Chiểu, phường Hàm Tiến, thành phố Phan Thiết tự dán nhãn “khách sạn 5 sao” để móc túi khách từ 5-20 triệu đồng một đêm vừa bị phát hiện nhưng chưa có chế tài xử lý thỏa đáng. Xem thêm: Dự án Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội, Thiếu “hành lang” bảo vệ du khách, Minh Ngọc,

hạn chế gian lận trốn thuế của các cơ sở lưu trú cũng như nâng mức xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực kinh doanh lưu trú du lịch đủ để răn đe các trường hợp trốn thuế.

Song song đó, cần có những quy định cụ thể về khách du lịch như xác định rỏ cơ quan tổ chức nào sẽ đứng ra bảo vệ quyền lợi cho du khách, thành lập lực lượng chuyên trách hổ trợ, bảo vệ du khách, lực lượng này có thể là lực lượng bảo vệ khách du lịch tại chỗ nhằm xử lý nhanh các vấn đề của du khách. Bổ sung thêm các quyền cho khách du lịch như thương thảo, mua các hợp đồng cung cấp dịch vụ du lịch và cần quy định thêm nghĩa vụ tôn trọng văn hóa địa phương, bảo vệ môi trường. Ngoài ra cần có quy định về việc xử lý nghiêm khắc trường hợp tăng giá phòng quá cao so với mức giá phòng đã niêm yết hoặc cung cấp cho du khách các dịch vụ không tương xứng với loại cơ sở lưu trú. Điều đó nhằm tạo sự bình đẳng cho khách du lịch.

Đối với các cơ sở lưu trú du lịch có quy mô lớn ví dụ như các khách sạn từ 3 sao trở lên thì nên quy định cần phải có các phương tiện, công cụ hỗ trợ trong việc rà soát vũ khí, chất nổ mà khách du lịch mang theo nhằm phát hiện và xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh cũng như các khách du lịch khác.

Quy định pháp luật cho phép cơ sở lưu trú du lịch được quyền ban hành nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú du lịch nhưng ở phần nghĩa vụ thì không quy định việc ban hành nội quy, quy chế là như thế nào, nội dung trong đó bao gồm những quy định gì. Cho nên việc này rất dể làm mất cân bằng lợi ích giữa hai bên cơ sở lưu trú và khách thuê phòng. Thiết nghĩ, khi pháp luật cho phép cơ sở lưu trú được quyền ban hành nội quy, quy chế thì phải cần có những “sợi dây ràng buộc” để hạn chế sự “tự do” trong việc ban hành nội quy, quy chế nhằm đảo bảo hài hòa lợi ích giữa các bên.

Tóm lại, dựa trên nền tảng tìm hiểu thực tiễn hoạt động kinh doanh lưu trú lịch tại thành phố Cần Thơ, người viết đã phân tích và đánh giá những quy định pháp luật có liên quan để tìm ra những ưu và khuyết điểm của các quy định đó. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch.

KẾT LUẬN



Sau thời gian thực hiện đề tài “Một số vấn đề pháp lý về kinh doanh lưu trú du lịch

– thực tiễn tại TP,Cần Thơ và hướng hoàn thiện” người viết đã khái quát được quá trình

hình thành và phát triển của kinh doanh lưu trú du lịch cũng như phân tích được đặc điểm, vai trò của loại hình kinh doanh này đối với ngành kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, người viết cũng tìm hiểu và phân tích các quy định pháp luật liên quan đến kinh doanh lưu trú du lịch, trình bày thực trạng tình hình kinh doanh lưu trú du lịch tại TP.Cần Thơ và đánh giá được những mặt hạn chế của pháp luật và hướng hoàn thiện quy định pháp luật về kinh doanh này. Sau đây người viết sẽ hệ thống lại những kiến nghị, đề xuất của bản thân sau khi nghiên cứu đề tài:

Thứ nhất, đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa trình tự, thủ tục phân cấp xếp

hạng cơ sở lưu trú du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch phát triển, đồng thời khắc phục những bất cập trong công tác quản lý Nhà nước và quản lý chất lượng cơ sở lưu trú du lịch.

Thứ hai, quy định nhiều về chính sách ưu tiên của Nhà nước cho loại hình này để

góp phần đẩy mạnh phát triển chất lượng dịch vụ cũng như đẩy mạnh khả năng cạnh tranh của hệ thống cơ sở lưu trú du lịch Việt Nam trên thị trường du lịch quốc tế.

Thứ ba, quy định cụ thể rỏ ràng về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ

pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch.

Thứ tư, tăng cường sự quản lý, kiểm tra, rà soát nhằm kịp thời phát hiện và xử lý

nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật tại các cơ sở lưu trú.

Tổng kết lại, kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh lưu trú du lịch nói riêng đã, đang và sẽ góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tăng cường giao lưu văn hóa trong và ngoài nước. Chính vì lẽ đó, với những đề xuất kiến nghị trên người viết hy vọng rằng những quy định pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch sẽ có những thay đổi tích cực hơn trong những năm sắp tới, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và Luật Du lịch nói riêng.

Danh mục tài liệu tham khảo

Văn bản quy phạm pháp luật

1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 2. Luật Doanh nghiệp năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) 3. Luật Du lịch năm 2005

4. Luật Thương mại năm 2005

5. Nghị định số 39/2000/NĐ-CP ngày 24-08-2000 của Chính phủ về cơ sở lưu trú du lịch

6. Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12-06-2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện

7. Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01-06-2007 của Chính phủ Quy định chi tiết hướng dẫn một số điều của Luật Du lịch

8. Nghị định số 72/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/09/2009 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện

9. Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15-04-2010 của Chính phủ về đăng kí doanh nghiệp

10. Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01-10-2010 của Chính phủ quy định hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp

11. Nghị định số 16/2012/NĐ-CP ngày 12-03-2012 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch

12. Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL ngày 30-12-2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày 01-06-2007 của Chình Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch về lưu trú du lịch

13. Thông tư số 33/2010/TT-BCA ngày 05/10/2010 của Bộ Công an quy đinh cụ thể điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện

14. Quyết định số 337/QĐ-BKH ngày 10-04-2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày quyết định về việc ban hành Quy định nội dung về Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam

Sách, báo, tạp chí

1. Đào Ngọc Cảnh, Tổng quan Du lịch, Nxb Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, 2011 2. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb Lao động

3. Phạm Lê Trọng Nghĩa, Bài giảng Tổng quan du lịch, năm 2009-2010

4. Robert Lanquar, Phạm Ngọc Uyển, Bùi Đình Chưởng dịch, Kinh tế du lịch, Nxb Thế giới, 1993

5. Trần Thị Thúy Lan, Nguyễn Đình Quang, Giáo trình tổng quan du lịch, Nxb Hà Nội, 2005

Trang thông tin điện tử

1. Bộ Thông tin và Truyền thông – Chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề, cấu dân số lực lượng lao động tại Việt nam,

http://mic.gov.vn/daotaonghe/thongke/Trang/C%C6%A1c%E1%BA%A5ud%C3%A2ns %E1%BB%91v%C3%A0l%E1%BB%B1cl%C6%B0%E1%BB%A3nglao%C4%91%E1 %BB%99ngt%E1%BA%A1iVi%E1%BB%87tNam.aspx, [ngày truy cập 12-09-2014].

2. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng cục du lịch, Khách quốc tế đến với Việt Nam

tháng 1 năm 2009, http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/4618, [ngày truy cập 24- 10-2014].

3. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng cục du lịch, Khách quốc tế đến với Việt Nam

tháng 1 năm 2014, http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/13473, [ngày truy câp 24-10-2014].

4. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng cục du lịch phía nam, Cần Thơ: Doanh thu

ngành du lịch liên tục tăng cao, http://vhttdlkv3.gov.vn/Tin-tuc/Can-Tho-Doanh-thu- nganh-Du-lich-lien-tuc-tang-cao.1432.detail.aspx, [ngày truy cập 22-10-2014].

5. Citinews, Lượng khách du lịch quốc tế tăng mạnh trong 6 tháng, Mạnh Toàn,

http://citinews.net/kinh-doanh/luong-khach-du-lich-quoc-te-tang-manh-trong-6-thang- 4SZT7FA/, 2013, [ngày truy cập 11-09-2014].

6. Dân Trí, Nhân lực - chìa khóa phát triển du lịch bền vững, Lan Hương,

http://dantri.com.vn/dao-tao/nhan-luc-chia-khoa-phat-trien-du-lich-ben-vung-906174.htm, [ngày truy cập 05-10-2014].

7. Dự án Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội, Luật Du lịch – Đầy rẫy những bức xúc, Mỹ Hạnh,

http://www.esrt.vn/default.aspx?portalid=1&tabid=464&itemid=129, [ngày truy cập 01- 11-2014].

8. Dự án Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội, Hội thảo về Du lịch: “Chiếc áo” đã quá chật, Hoài Nam,

http://www.esrt.vn/default.aspx?portalid=1&tabid=464&itemid=102, [ngày truy cập 01- 11-2014].

9. Dự án Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội, Thiếu “hành lang” bảo vệ du khách, Minh Ngọc,

http://esrt.vn/default.aspx?portalid=1&tabid=464&itemid=137, [ngày truy cập 01-11- 2014].

10. Lao Động, Du lịch Việt Nam năm 2012: Đạt được những mục tiêu đề ra, Mai

Châu, http://laodong.com.vn/lao-dong-cuoi-tuan/du-lich-viet-nam-nam-2012-dat-duoc- nhung-muc-tieu-de-ra-100783.bld, [ngày truy cập 12-09-2014].

11. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bình Định, Du lịch Việt Nam đang từng bước

hướng đến một nền kinh tế mũi nhọn,

http://svhttdl.binhdinh.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=509:du- lch-vit-nam-ang-tng-bc-hng-n-mt-nganh-kinh-t-mi-nhn&catid=78:dulich&Itemid=199,

Một phần của tài liệu một số vấn đề pháp lý về kinh doanh lưu trú du lịch thực tiễn tại tp. cần thơ và hướng hoàn thiện (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)