Chủ hộ kinh doanh nộp hồ sơ đăng kí hộ kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh Ngành, nghề kinh doanh
Số vốn kinh doanh
Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.56 Sau khi tiếp nhận hồ sơ thì Phòng Đăng kí kinh doanh xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ nếu đáp ứng các điều kiện luật định.
2.2.2. Xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch
Theo quy định tại Luật Du lịch năm 2005 thì trong thời hạn ba tháng kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, chủ sở hữu cơ sở lưu trú du lịch phải gửi hồ sơ đăng ký hạng cơ sở lưu trú du lịch đến cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền để tổ chức thẩm định, xếp hạng cho cơ sở lưu trú du lịch. Việc xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch thật sự rất cần thiết vì:
Đối với doanh nghiệp: Là cơ sở giúp doanh nghiệp hình tượng hóa sản phẩm của mình trong tâm trí của du khách và còn giúp ích cho việc xây dựng các tiêu chuẩn định mức cụ thể khác. Ngoài ra đây còn là cơ sở để xác định giá dịch vụ và thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng phục vụ cũng như trình độ quản lý của doanh nghiệp lưu trú.
56 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15-04-2010 của Chính phủ quy định về đăng kí doanh nghiệp, Điều 52, khoản 1.
Đối với người tiêu dùng: Đây cũng là cơ sở để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và giúp cho khách dễ dàng lựa chọn cơ sở lưu trú theo thị hiếu và phù hợp với khả năng thanh toán của mình.
Đối với cơ quan Nhà nước quản lý ngành kinh doanh lưu trú: Là cơ sở cho việc kiểm tra, giám sát chất lượng các loại dịch vụ và giá cả trong các cơ sở lưu trú và để hoạch định các chính sách phát triển ngành.
Việc xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch được căn cứ theo tiêu chuẩn chất lượng57. Đối với khách sạn và làng du lịch được xếp theo năm hạng là hạng 1 sao, hạng 2 sao, hạng 3 sao, hạng 4 sao, hạng 5 sao. Đối với biệt thự du lịch và căn hộ du lịch được xếp theo hai hạng là hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh biệt thự du lịch, căn hộ du lịch và hạng đạt tiêu chuẩn cao cấp và còn đối với bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác được xếp một hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch.
Chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu cơ sở lưu trú du lịch gửi hồ sơ đăng ký hạng cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổ chức thẩm định và xếp hạng. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương thẩm định, xếp hạng 3 sao, hạng 4 sao, hạng 5 sao cho khách sạn, làng du lịch; hạng cao cấp cho biệt thự du lịch, căn hộ du lịch. Cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh thẩm định, xếp hạng 1 sao, hạng 2 sao cho khách sạn, làng du lịch; hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh biệt thự, căn hộ du lịch; hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch đối với bãi cắm trại, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác. Hồ sơ đăng ký xếp hạng bao gồm:
Đơn đề nghị xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch
Biểu đánh giá chất lượng cơ sở lưu trú du lịch quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng các loại cơ sở lưu trú du lịch;
Danh sách người quản lý và nhân viên phục vụ trong cơ sở lưu trú du lịch Bản sao có giá trị pháp lý:
o Đăng ký kinh doanh của cơ sở lưu trú du lịch, quyết định thành lập doanh nghiệp (nếu có);
o Văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ và thời gian làm việc trong lĩnh vực du lịch đối với người quản lý;
o Giấy cam kết hoặc giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự và an toàn xã hội;
o Giấy xác nhận đủ điều kiện về phòng chống cháy nổ;
o Xác nhận báo cáo tác động môi trường hoặc xác nhận cam kết bảo vệ môi trường của cấp có thẩm quyền;
o Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (đối với cơ sở lưu trú du lịch có cung cấp dịch vụ ăn uống);
o Biên lai nộp lệ phí thẩm định cơ sở lưu trú du lịch theo quy định hiện hành.
Đối với hồ sơ đăng ký hạng từ 1 đến 5 sao hoặc hạng cao cấp thì phải có thêm bản sao có giá trị pháp lý văn bằng, chứng chỉ về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của trưởng các bộ phận lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp, bảo vệ.58
2.3. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN TRONG KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH
Quan hệ pháp luật được cấu thành bởi ba thành tố cơ bản: chủ thể, nội dung và khách thể. Nội dung của quan hệ pháp luật là tập hợp các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể trong quan hệ pháp luật đó. Như vậy, trong quan hệ pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch các chủ thể tham gia cũng có được những quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định. Cụ thể như sau.
2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên kinh doanh lưu trú du lịch
Đây là một bộ phận cơ bản cấu thành nên địa vị pháp lý của doanh nghiệp, các quy định về quyền ghi nhận các khả năng hành xử trên thị trường của họ. Từ lý thuyết khi được thành lập hợp pháp, các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch được pháp luật định hình cấu trúc quản lý, chức năng riêng biệt từ đó hình thành tư cách chủ thể của các cơ sở kinh doanh lưu trú trên thị trường. Như đã phân tích quyền tự do kinh doanh đã được Hiến Pháp năm 2013 xác lập hoàn chỉnh với ghi nhận: “mọi người được kinh doanh những gì mà pháp luật không
58 Thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL ngày 31-12-2008 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về Hướng dẫn thực hiện Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày 01-06-2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về lưu trú du lịch, mục III Hồ sơ đăng kí hạng, thủ tục xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch
cấm”.59 Cụ thể hóa quy định trên Điều 8, Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Điều 39, Luật Du lịch năm 2005 quy định cá nhân tổ chức có quyền tự chủ kinh doanh, chủ động lựa chọn ngành, nghề kinh doanh và được Nhà nước bảo hộ hoạt động kinh doanh du lịch hợp pháp. Như vậy có thể hiểu quyền tự do kinh doanh là quyền cơ bản của những người được kinh doanh tức là bất cứ một công dân khi có đủ điều kiện có thể được kinh doanh thì không có bất cứ cơ quan nào có thể ngăn cấm hoặc cản trở hạn chế quyền kinh doanh đó. Công dân có quyền tự do kinh doanh nhưng phải trong khuôn khổ của pháp luật. Trong trường hợp khi có đủ các điều kiện được thành lập doanh nghiệp thì cá nhân, tổ chức được thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh nhưng chỉ được hoạt động kinh doanh trong những ngành nghề đã đăng ký.
Đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch thì còn có quyền thuê tổ chức cá nhân trong nước hoặc nước ngoài quản lý, điều hành và làm việc tại cơ sở lưu trú du lịch. Đối với những cơ sở lưu trú có thành lập doanh nghiệp thì có thể thuê giám đốc hoặc tổng giám đốc nhưng phải tuân theo những quy định của pháp luật có liên quan.
Ngoài những quyền chung dành cho tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch thì mỗi cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch có quyền ban hành nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú mình nhưng phải đảm bảo không trái với những quy định của pháp luật. Trong trường hợp khách du lịch có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú du lịch hoặc cơ sở lưu trú du lịch không còn khả năng đáp ứng hoặc khách du lịch có yêu cầu vượt quá khả năng đáp ứng của cơ sở lưu trú du lịch thì tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch có quyền từ chối tiếp nhận hoặc huỷ bỏ hợp đồng lưu trú đối với khách du lịch.
Khi pháp luật trao cho một cá nhân hoặc tổ chức những quyền hạn thì song đó cá nhân, tổ chức đó cũng phải gánh lấy những nghĩa vụ nhất định, nghĩa vụ đó được coi như trách nhiệm và giới hạn quyền của tổ chức, cá nhân đó trong quan hệ với các chủ thể khác. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì doanh nghiệp có nghĩa vụ hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh. Điều này cũng được quy định khá cụ thể trong Điều 40, Luật Du lịch năm 2005
về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch là thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Kinh doanh du lịch theo đúng nội dung trong giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh du lịch đối với ngành, nghề cần có giấy phép. Đối với kinh doanh lưu trú du lịch là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện cho nên cá nhân, tổ chức phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật mới được thực hiện hoạt động kinh doanh, cụ thể là cần phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan công an có thẩm quyền cấp.60
Những nghĩa vụ trên của doanh nghiệp thể hiện sự đảm bảo thực hiện đúng cam kết với nhà nước khi đăng ký doanh nghiệp và cũng thể hiện sự bảo đảm trách nhiệm vật chất đối với hoạt động quản lý của Nhà nước và cộng đồng. Cụ thể hóa những nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch tại khoản 2, Điều 66, Luật Du lịch năm 2005,61
Thông tư số 33/2013/TT-BCA ngày 05/10/2013 quy định cụ thể điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, quy định khá rỏ ràng trách nhiệm của tổ chức cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch như sau:
Có nội quy của cơ sở kinh doanh lưu trú niêm yết tại nơi dễ thấy và phải ghi đầy đủ các thông tin của khách lưu trú vào sổ trước khi khách vào phòng nghỉ và thông báo lưu trú với cơ quan Công an xã, phường, thị trấn sở tại trước 23 giờ
60 Nghị định số 72/2009/NĐ-CP, ngày 03-09-2009 của Chính phủ Quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, Điều 4, khoản 2.
61 Khoản 2, Điều 66, Luật Du lịch năm 2005: “ Ngoài các nghĩa vụ được quy định tại Điều 40 của Luật này, tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch và kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng ký;
b) Gắn biển tên, loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch đã được công nhận và chỉ được quảng cáo đúng với loại, hạng đã được cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền công nhận;
c) Niêm yết công khai giá bán hàng và dịch vụ, nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú du lịch bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài; thông báo rõ với khách du lịch về chương trình khuyến mại của cơ sở lưu trú du lịch trong từng thời kỳ; d) Bảo đảm chất lượng phục vụ, chất lượng trang thiết bị ổn định, duy trì tiêu chuẩn của cơ sở lưu trú du lịch theo đúng loại, hạng đã được cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền công nhận;
đ) Thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn thiết bị; thực hiện nghiêm chỉnh quy định về phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ và tài sản của khách du lịch; e) Thực hiện đúng quy định của cơ quan quản lý nhà nước về y tế khi phát hiện khách du lịch có bệnh truyền nhiễm; g) Thực hiện việc khai báo tạm trú cho khách du lịch theo quy định của pháp luật;
trong ngày. Nếu khách đến lưu trú sau 23 giờ thì vào sổ và thông báo cho cơ quan Công an vào trước 8 giờ sáng ngày hôm sau (kể cả khách nghỉ theo giờ). Trường hợp có nghi vấn liên quan đến an ninh, trật tự phải báo cáo ngay cho Công an xã, phường, thị trấn.
Cơ sở kinh doanh nếu thông báo lưu trú cho cơ quan Công an qua mạng Internet thì phải lưu trữ đầy đủ thông tin về khách đã lưu trú tại cơ sở để phục vụ công tác quản lý. Đối với trường hợp khách mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ, chất nổ phải yêu cầu khách xuất trình giấy phép sử dụng do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp và cơ sở kinh doanh phải có trách nhiệm bảo quản chặt chẽ.
Người đến lưu trú có trách nhiệm xuất trình một trong các loại giấy tờ sau: Chứng minh nhân dân; Hộ chiếu; các loại giấy tờ có dán ảnh do các cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam cấp; giấy xác nhận cử đi công tác của cơ quan, tổ chức; xác nhận của cơ quan đến liên hệ công tác; xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
Trường hợp khách đến lưu trú không có các loại giấy tờ trên thì khi cho khách vào lưu trú, chủ cơ sở phải thông báo ngay cho cơ quan Công an phường, xã, thị trấn. Nếu khách đến lưu trú theo đoàn thì người đại diện hoặc trưởng đoàn làm các thủ tục lưu trú cho những người cùng đi nhưng phải xuất trình giấy tờ tùy thân để người tiếp nhận đối chiếu và ghi đầy đủ, chính xác thông tin về người lưu trú vào sổ quản lý lưu trú theo quy định. Trường hợp khách trong đoàn không mang giấy tờ tùy thân thì người đại diện hoặc trưởng đoàn phải viết giấy đề nghị cơ sở kinh doanh cho thuê lưu trú, nêu rõ lý do và cung cấp đầy đủ thông tin của những người cùng đi để cơ sở kinh doanh ghi vào sổ quản lý lưu trú theo quy