Xuất giải pháp

Một phần của tài liệu một số vấn đề pháp lý về kinh doanh lưu trú du lịch thực tiễn tại tp. cần thơ và hướng hoàn thiện (Trang 60 - 62)

Đối với hạn chế trong các quy định xếp hạng cơ sở lưu trú, đặc biệt là loại hình phổ biến như khách sạn. Cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch để đi vào hoạt động chính thức phải làm hồ sơ thẩm định xếp hạng nhưng việc thay đổi tiêu chuẩn xếp hạng, cụ thể là tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn từ xếp hạng theo sao, khách sạn đủ tiêu chuẩn kinh doanh sang chỉ xếp hạng khách sạn theo sao. Điều đó phần nào gây khó khăn cho các khách sạn đủ tiêu chuẩn kinh doanh đã được thẩm định trước đó. Khách du lịch quốc tế đến với nước ta cũng chiếm số lượng lớn nên việc quy định tiêu chuẩn xếp hạng theo tiêu chuẩn quốc tế là rất cần thiết và phù hợp với tình hình hiện nay, quan trọng quy định phải mang tính ổn định, lâu dài để dễ dàng cho việc áp dụng của các cơ sở lưu trú được hiệu quả hơn. Bên cạnh đó các cơ quan quản lý phải tăng cường kiểm tra giám sát việc duy trì tiêu chuẩn xếp hạng của các cơ sở lưu trú để từ đó có những điều chỉnh hợp lý.

Ngoài ra, để giải quyết tình trạng thiếu nguồn lực thẩm định và quyết định hạng cơ sở lưu trú du lịch từ 2 sao trở xuống, người viết đề nghị sửa đổi Khoản 3 Điều 63 về thẩm quyền thẩm định, xếp hạng của cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh: cho phép các địa phương uỷ quyền cho cấp quận, huyện (những nơi có đủ điều kiện) thẩm định, xếp hạng nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê. Đồng thời sửa đổi Khoản 2 Điều 70 về thẩm quyền thẩm định và cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. Cụ thể: chỉnh sửa khoản 3, Điều 63: Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương thẩm định, xếp hạng 3 sao, hạng 4 sao, hạng 5 sao cho khách sạn, làng du lịch và tàu thuỷ lưu trú du

67 Theo ý kiến của Tổng thư ký Hiệp hội Khách sạn Việt Nam Lê Mai Khanh, xem thêm: Dự án Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội, Hội thảo về Du lịch: “Chiếc áo” đã quá chật, Hoài Nam, http://www.esrt.vn/default.aspx?portalid=1&tabid=464&itemid=102, [ngày truy cập 01-11-2014].

lịch; hạng cao cấp cho biệt thự du lịch, căn hộ du lịch. Cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh thẩm định, xếp hạng 1 sao, 2 sao cho khách sạn, làng du lịch và tàu thuỷ lưu trú du lịch; hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê và cơ sở lưu trú du lịch khác theo phân cấp của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương. Ngoài ra, cần bổ sung vào khoản 3, Điều 63: Cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh uỷ quyền cho cấp quận, huyện (những nơi có đủ điều kiện) thẩm định, xếp hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch đối với nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê. Thêm vào đó, chỉnh sửa khoản 2, Điều 70 về cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch: Cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh thẩm định và cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch thuộc địa bàn quản lý. Cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh ủy quyền cho cấp quận, huyện (những nơi đủ điều kiện) thẩm định và cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch thuộc địa bàn quản lý của quận, huyện.

Kinh doanh lưu trú du lịch là ngành, nghề kinh doanh không được pháp luật quy định về vốn pháp định và được kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện (ví dụ như kinh doanh trò chơi có thưởng, casino…). Tuy nhiên, thiết nghĩ nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh cũng như những bảo vệ cho các chủ thể khác khi tham gia vào hoạt động kinh doanh này pháp luật nên quy định mức vốn pháp định cho các cơ sở lưu trú có kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện. Song song đó, việc ban hành những văn bản quy định về đào tạo nguồn nhân lực trong kinh doanh lưu trú du lịch cũng như quy định rõ về khoảng cách an toàn trong việc xây dựng cơ sở lưu trú du lịch gần với trường học, bệnh viện, những nơi gây ô nhiểm hoặc có nguy cơ ô nhiểm là không thể thiếu nhằm kiến tạo một hành lang pháp lý chặt chẽ hơn, ổn định hơn cho hoạt động này.

Để giải quyết hạn chế về “lỗ hỏng” quy định về khách sạn nổi, tàu thủy lưu trú du lịch, người viết kiến nghị bổ sung vào Điều 62 về các loại cơ sở lưu trú du lịch tên một loại hình cơ sở lưu trú du lịch mới là “Tàu thuỷ lưu trú du lịch” đồng thời bổ sung vào Khoản 1 Điều 63 (về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch): “Tàu thủy lưu trú du lịch được phân thành năm hạng”. Bổ sung vào điểm a, khoản 1, Điều 63: khách sạn, làng du lịch và tàu thuỷ lưu trú du lịch được xếp theo hạng là hạng 1 sao, hạng 2 sao, hạng 3 sao, hạng 4 sao, hạng 5 sao. Bên cạnh đó, chỉnh sửa khoản 2 Điều 63: Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương quy định hồ sơ, thủ tục phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch, xây dựng dự thảo

Tiêu chuẩn quốc gia đối với từng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch và đề nghị cơ quan có thẩm quyền thẩm định, công bố để áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước.

Một phần của tài liệu một số vấn đề pháp lý về kinh doanh lưu trú du lịch thực tiễn tại tp. cần thơ và hướng hoàn thiện (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)