Quyền và nghĩa vụ của bên là khách du lịch

Một phần của tài liệu một số vấn đề pháp lý về kinh doanh lưu trú du lịch thực tiễn tại tp. cần thơ và hướng hoàn thiện (Trang 48)

Đối với khách du lịch khi tham gia vào quan hệ này cũng được pháp luật trao cho những quyền và gánh lấy những nghĩa vụ nhất định. Đối với những quyền mà pháp luật trao cho khách du lịch được ghi nhận trong Luật Du lịch năm 2005 như:

 Lựa chọn hình thức du lịch lẻ hoặc du lịch theo đoàn; lựa chọn một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch, dịch vụ du lịch của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.

 Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp thông tin cần thiết về chương trình du lịch, dịch vụ du lịch. Ví dụ như chất lượng tại cơ sở lưu trú, vị trí, giá cả phòng ở…

 Được tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hải quan, lưu trú; được đi lại trên lãnh thổ Việt Nam để tham quan, du lịch, trừ những khu vực cấm.

 Hưởng đầy đủ các dịch vụ du lịch theo hợp đồng giữa khách du lịch và tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch; được hưởng bảo hiểm du lịch và các loại bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật.

 Được đối xử bình đẳng, được yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, tài sản khi sử dụng dịch vụ du lịch; được cứu trợ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp khi đi du lịch trên lãnh thổ Việt Nam.

 Được bồi thường thiệt hại do lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch gây ra theo quy định của pháp luật.

 Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành vi vi phạm pháp luật về du lịch.

 Có thể nói quyền của khách du lịch là nghĩa vụ của bên kinh doanh lưu trú du lịch cũng như các cơ quan tổ chức có liên quan.

Nghĩa vụ của khách du lịch là phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tôn trọng và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, môi trường, tài nguyên du lịch, bản sắc văn hoá, thuần phong mỹ tục nơi đến du lịch. Thực hiện nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú du lịch. Thanh toán tiền dịch vụ theo hợp đồng và các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật. Người đến thăm khách lưu trú tại phòng nghỉ phải xuất trình giấy tờ tùy thân tại quầy lễ tân, cơ sở phải có sổ theo dõi và ghi rõ, đầy đủ các thông tin có liên quan. Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch theo quy định của pháp luật.

2.3.3. Trách nhiệm khi vi phạm nghĩa vụ của cơ sở lưu trú du lịch

Trong một quan hệ pháp luật, các bên tham gia không chỉ hướng đến các lợi ích và quyền lợi đã được pháp luật quy định mà còn chịu sự ràng buộc một số nghĩa vụ nhất định.

Bên cạnh các quyền đã được phân tích ở phần trên, trong kinh doanh lưu trú du lịch pháp luật còn đặt ra một số nghĩa vụ cho bên kinh doanh lưu trú và cũng đặt ra những trách nhiệm khi bên kinh doanh không tuân thủ các nghĩa vụ luật định. Cụ thể như sau:

Tổ chức, cá nhân có thể bị xử lý vi phạm hành chính nếu vi phạm các nghĩa vụ được quy định trong Luật Du lịch năm 2005. Nếu cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch có những hành vi sau sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

 Không thông báo bằng văn bản về thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi đặt cơ sở lưu trú du lịch trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ sở lưu trú du lịch chính thức đi vào hoạt động;

 Không thông báo bằng văn bản về việc thay đổi người đứng đầu cơ sở lưu trú du lịch, thay đổi tên cơ sở lưu trú du lịch cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi;  Không thông báo bằng văn bản khi áp dụng mức phụ thu cước viễn

thông trong cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thực hiện.

Bên cạnh đó, cơ sở lưu trú du lịch có thể bị phạt tiền dao động từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

 Không thực hiện đúng quy định về mẫu biển tên, hạng cơ sở lưu trú du lịch;

 Không gắn biển hạng cơ sở lưu trú du lịch sau khi đã được Tổng cục Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng;

 Không ban hành, niêm yết nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú du lịch;  Không thông tin rõ ràng, công khai về số lượng, chất lượng và niêm

yết giá cả các dịch vụ, hàng hóa cho khách du lịch;

 Không treo quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch tại vị trí dễ thấy tại quầy lễ tân.

Ngoài ra, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

 Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ lập, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hoạt động kinh doanh của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định của pháp luật;

 Không đủ số lượng, diện tích buồng ngủ theo tiêu chuẩn tương ứng với từng loại, hạng cơ sở lưu trú theo quy định của pháp luật và không đảm bảo các tiêu chuẩn của từng loai cơ sở lưu trú theo luật định. Mức xử phạt còn có thể từ 10.000.000 đến 25.000.000 triệu đồng nếu chủ cơ sở lưu trú có các hành vi sau đây:

 Không đăng ký với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thẩm định, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch sau ba tháng, kể từ khi cơ sở lưu trú du lịch chính thức hoạt động kinh doanh;

 Không đăng ký với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thẩm định, công nhận lại hạng cơ sở lưu trú du lịch trước ba tháng, kể từ khi hết hạn công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch;

 Sử dụng hình ảnh ngôi sao gắn tại cơ sở lưu trú du lịch hoặc trên các ấn phẩm, biển quảng cáo, biển hiệu, đồ dùng, trang thiết bị sử dụng tại cơ sở lưu trú du lịch khi chưa được công nhận hạng hoặc không đúng với hạng cơ sở lưu trú đã được công nhận;

 Sử dụng tên cơ sở lưu trú du lịch, tên giao dịch, tên viết tắt không đúng với tên của cơ sở lưu trú du lịch đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để hoạt động kinh doanh;

 Thu tiền ngoài hợp đồng hoặc các hành vi thu lợi bất chính khác từ khách du lịch;

 Thu phí dịch vụ không đúng quy định;

 Hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch sau khi đã thông báo tạm ngừng, chấm dứt hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch.

Tóm lại, những quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh, đăng ký kinh doanh, đang ký thẩm định cơ sở lưu trú… được thể hiện trong Luật Du lịch năm 2005 và một số văn bản có liên quan đã tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch được diễn ra lành mạnh cũng như quyền, lợi ích giữa các chủ thể trong lĩnh vực này được bảo đảm cân bằng, hài hòa giữa quyền và nghĩa vụ.

CHƯƠNG 3

THỰC TIỄN KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ MỘT SỐ

ĐỀ XUẤT

Trong quá trình thực hiện đổi mới đất nước, ưu tiên đẩy mạnh phát triển những ngành nghề thế mạnh. Kết quả của sự đổi mới là trong những năm gần đây các ngành nghề nhận được sự quan tâm, hổ trợ đã và ngày càng phát triển. Trong đó phải kể đến lĩnh vực kinh doanh lưu trú du lịch tại thành phố Cần Thơ. Những số liệu được đưa ra sau đây sẽ cho thấy tình hình hoạt động của kinh doanh lưu trú du lịch tại thành phố Cần Thơ trong những năm gần đây. So với Pháp lệnh Du lịch năm 1999 thì Luật Du lịch năm 2005 có nhiều quy định mới thể hiện được sự phát triển nhanh chóng, đa dạng của các quan hệ xã hội trong lĩnh vực du lịch. Nhưng bên cạnh đó, có những quy định pháp luật về lĩnh vực kinh doanh lưu trú du lịch của Luật Du lịch năm 2005 trong thời gian vừa qua đã bộc lộ những hạn chế, không còn phù hợp để điều chỉnh tình hình thực tế hiện nay.

3.1. THỰC TIỄN TÌNH HÌNH KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Thành phố Cần Thơ được biết đến là trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long với những thế mạnh về tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội, những thế mạnh đã giúp thành phố Cần Thơ đẩy mạnh được các ngành, nghề kinh doanh mà các nơi khác trong vùng không sánh kịp, trong đó phải nhắc đến ngành kinh doanh du lịch. Du khách nước ngoài hay trong nước một khi đặt chân du lịch đến vùng đồng bằng sông Cửu Long thì không thể bỏ qua địa điểm hấp dẫn này. Vì những thuận lợi về mặt địa lý, cảnh quan du lịch cũng như doanh thu từ ngành này (doanh thu tổng 8 tháng đầu năm 2011 là 508,06 tỷ đồng)62 mang lại cho vùng nên việc kinh doanh du lịch tại đây luôn được xem trọng và đẩy mạnh. Nổi bật nhất của kinh doanh loại hình này đó chính là kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch. Sau đây người viết sẽ trình bày về một số thực trạng phổ biến về tình hình kinh doanh lưu trú du lịch tại thành phố Cần Thơ.

62 Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng cục du lịch phía nam, Cần Thơ: Doanh thu ngành du lịch liên tục tăng cao, http://vhttdlkv3.gov.vn/Tin-tuc/Can-Tho-Doanh-thu-nganh-Du-lich-lien-tuc-tang-cao.1432.detail.aspx, [ngày truy cập 22-10-2014].

3.1.1. Cơ sở lưu trú

Bảng 3.1: Tổng hợp cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2006,

201263 Hạng mục Năm 2006 Năm 2012 Số cơ sở lưu trú 122 200 Số buồng 2.872 5.406 Số giường 4.715 8.070 Cơ sở lưu trú theo loại hình Khách sạn 115 181 Nhà khách, nhà nghỉ du lịch 2 9 Làng du lịch 1 Khu du lịch 4 Homestay, nhà vườn có phòng lưu trú 10 Cơ sở lưu trú theo hạng Chưa xếp hạng 30 107 Đủ tiêu chuẩn 63 19 1 sao 5 38 2 sao 12 25 3 sao 4 7 4 sao 2 4

Tính đến cuối năm 2006, trên địa bàn thành phố Cần Thơ có 122 cơ sở lưu trú du lịch của 93 doanh nghiệp (chưa tính các nhà khách của Quân khu 9), trong đó bao gồm:

 108 khách sạn, 1 căn hộ kinh doanh du lịch với 2.872 phòng, 4.715 giường  5 vườn du lịch với 86 phòng, 133 giường.

Trong đó:

o 23 khách sạn từ 1 đến 4 sao, với 995 phòng, 1.772 giường. o 63 khách sạn đã xếp hạng với 1.115 phòng, 1.705 giường.

o 30 khách sạn chưa xếp hạng, do mới đưa vào hoạt động hoặc đang xây dựng.

Đến cuối năm 2012 thì tổng số cơ sở lưu trú đã tăng lên 200 cơ sở, nhìu hơn năm 2006 là 78 cơ sở. Số giường và số phòng cũng tăng đáng kể. Cụ thể:

 Số giường tăng từ 4.715 lến đến gần gấp đôi là 8.070 giường.  Số buồng tăng từ 2.872 lên đến gần gấp đôi là 5.406 buồng.

Qua số liệu này có thể thấy các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch đã tăng lên nhiều không chỉ số lượng mà cả về quy mô kinh doanh (số giường và số buồng tăng nhiều hơn so với số cơ sở lưu trú).

Về cơ sở lưu trú theo loại hình thì hiện nay tại thành phố Cần Thơ có thêm loại hình homestay (Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê). Đây là loại hình phổ biến gần các khu du lịch, điểm du lịch, vừa tạo việc làm cho người dân địa phương vừa tăng cường được sự giao lưu văn hóa, thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc, quốc gia, tăng cường các mối quan hệ trong cộng đồng người dân, sự gắn bó của chính quyền địa phương với người dân bản xứ.

Các cơ sở lưu trú được xếp theo hạng sao ngày càng nhiều nhưng chủ yếu là các khách sạn 1 sao và 2 sao. Các khách sạn 4 sao vẫn còn rất ít và chỉ có ở trung tâm Thành phố Cần Thơ (ví dụ như khách sạn Victoria, Golf, Ninh Kiều 2, Vạn Phát 1) đều nằm ở Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Trước kia khách sạn được công nhận là khách sạn đạt tiêu chuẩn, nay theo quy định mới không có khách sạn tiêu chuẩn. Nhà nước chỉ quy định khách sạn từ 1-5 sao. Do đó, các khách sạn tiêu chuẩn muốn xếp hạng sao thì phải đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực

3.1.2. Đối tượng phục vụ

Như đã trình bài ở Chương 1, đối tượng phục vụ của loại hình này là du khách từ khắp mọi nơi và được phân chia thành khách nội địa và khách quốc tế.

Bảng 3.2: Lượng khách du lịch đến thành phố Cần Thơ64 Tiêu chí Đơn vị tính 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng lượt khách Khách 817.250 723.528 880.252 972.450 1.174.823 Khách quốc tế Khách 175.094 150.300 163.835 170.325 190.116 Khách nội địa Khách 462.156 573.228 716.417 802.125 984.707 Tỷ trọng khách quốc tế % 21.4 21 18.6 17.5 16.2 Tỷ trọng khách nội địa % 78.6 79.2 81.4 82.5 83.8

Nhìn chung khách du lịch đến với Cần Thơ qua các năm đều tăng (năm 2009 có giảm nhưng giảm không đáng kể).

Đối với khách quốc tế, mặc dù tỷ trọng có giảm nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn tăng. Năm 2012 lượng khách du lịch đạt 190.116 lượt khách tăng 11.6% so với năm 2011. Thời gian lưu trú của khách cũng tăng không đáng kể (năm 2010 ngày lưu trú trung bình là 1,33

ngày, đến 2011 tăng lên 1,37 ngày, năm 2012 mặc dù lượt khách có tăng nhưng số ngày lưu trú không tăng nữa).

Đối với khách nội địa, lượt khách đến thành phố Cần Thơ nhiều hơn rất nhiều so với khách quốc tế thể hiện ở tỷ trọng lượng khách luôn trên 75%. Do tài nguyên du lịch phù hợp cho việc phục vụ khách nội địa và xu hướng đi du lịch trong nước tăng cho nên lượng khách du lịch nội địa luôn luôn cao hơn rất nhìu so với khách quôc tế. Khách du lịch nội địa có xu hướng đi về trong ngày nên thời gian lưu trú trung bình cũng ở mức thấp (năm 2012 là 1,74 ngày).

Qua đây có thể thấy các dịch vụ cũng như các hoạt động về đêm ở các khu du lịch không nhiều và không hấp dẫn du khách. Các sản phẩm du lịch chưa phong phú và đa dạng chưa đáp ứng nhu cầu của khách nên không thể giữ chân du khách được lâu.

3.1.3. Doanh thu từ kinh doanh lưu trú du lịch

Bảng 3.3: Doanh thu từ hoạt động du lịch tại thành phố Cần Thơ.65 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng doanh thu Triệu đồng 455.198 507.938 649.527 761.234 851.129 Cho thuê phòng Triệu đồng 160.855 176.317 225.628 225.445 305.375 Tỷ trọng % 35,33 34,41 34,74 37,74 35,88

Ăn uống Triệu đồng 177.450 187.199 232.499 266.059 257.607 Tỷ trọng % 38,99 36,85 35,80 34,95 32,38 Hàng hóa Triệu đồng 8.829 32.335 46.054 9.464 14.156

Tỷ trọng % 2,00 6,37 7,10 1,24 1,66 Lữ hành Triệu đồng 51.300 74.098 96.318 176.475 209.957 Tỷ trọng % 11,27 14,59 14,83 23,18 24,67 Vui chơi giải trí Triệu đồng 8.634 2.618 3.063 3.884 1.197 Tỷ trọng % 1,90 0,52 0,47 0,51 0,14 Các hoạt động khách Triệu đồng 48.130 35.371 45.965 52.907 44.837 Tỷ trọng % 10,51 6,96 7,06 6,95 5,27

Qua những số liệu trên, nhìn chung doanh thu từ hoạt động du lịch đều tăng qua các năm. Trong đó có những hoạt động tăng đáng kể (ví dụ như doanh thu từ hoạt động cho

Một phần của tài liệu một số vấn đề pháp lý về kinh doanh lưu trú du lịch thực tiễn tại tp. cần thơ và hướng hoàn thiện (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)