Đối với bãi cắm trại du lịch, nhà nghĩ du lịch, nhà ở có phòng cho khách

Một phần của tài liệu một số vấn đề pháp lý về kinh doanh lưu trú du lịch thực tiễn tại tp. cần thơ và hướng hoàn thiện (Trang 40)

lịch thuê.

Đối với bãi cắm trại du lịch cần đáp ứng yêu cầu về cảnh quan thiên nhiên đẹp. Giao thông thuận tiện, môi trường sạch, an toàn. Không nằm trong khu vực có thể xảy ra lở đất, lũ quét, úng ngập hoặc trên các dòng chảy. Cách bờ biển 100 m và không vi phạm hành lang an toàn và phải cách đường cao tốc, đường quốc lộ, đường sắt 50 m. Ngoài ra, bảng tên, biển hạng đặt ở chỗ dễ thấy, được chiếu sáng vào ban đêm. Sơ đồ, biển báo, biển chỉ dẫn các khu vực dịch vụ, đường giao thông nội bộ. Hệ thống cung cấp nước, chiếu sáng công cộng và phương tiện thông tin liên lạc được lắp đặt theo quy định của cơ quan chuyên

53 TCVN 7797:2009 Làng du lịch – Xếp hạng.

môn. Đối với lễ tân và bảo vệ trực 24/24 h. Cho thuê trang thiết bị dựng lều từ 6 h đến 20 h, vệ sinh hàng ngày, thay ga bọc đệm và chăn, vỏ gối ba ngày một lần hoặc khi có khách mới.

Song song đó, người quản lý bãi cắm trại du lịch phải qua lớp tập huấn về quản lý lưu trú du lịch, an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (trừ trường hợp có văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp) và một năm kinh nghiệm trong ngành du lịch. Ngoài ra, 100% nhân viên trực tiếp phục vụ khách phải được tập huấn nghiệp vụ, có sức khoẻ phù hợp với yêu cầu công việc, được kiểm tra sức khoẻ định kỳ một năm một lần (có giấy chứng nhận của y tế). Mặc trang phục đúng quy định và đeo phù hiệu tên trên áo.

Đối với nhà nghĩ du lịch có những yêu cầu tương tự về vị trí kiến trục, trang thiết bị bài trí hợp lý và hoạt động tốt, phục vụ ăn uống đơn giản… Ngoài ra, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê phải dễ tiếp cận, thuận tiện, đảm bảo an ninh, an toàn và xây dựng vững chắc. Yêu cầu cần phải thông thoáng, ánh sáng và chiếu sáng tốt, có bảng tên đặt ở nơi dễ thấy.55

2.2. THỦ TỤC ĐĂNG KÍ KINH DOANH VÀ XẾP HẠNG CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH

Nếu như các điều kiện kinh doanh là việc đầu tiên cá nhân, tổ chức cần có để kinh doanh lưu trú du lịch thì đăng kí kinh doanh cũng như đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú là khâu cuối cùng về mặt pháp lý để được pháp luật cho phép tiến hành hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch. Để tiến hành đăng ký kinh doanh và xếp hạng cá nhân, tổ chức cần làm theo những trình tự thủ tục luật định. Cụ thể như sau:

2.2.1. Thủ tục đăng kí kinh doanh

2.2.1.1. Đối với doanh nghiệp

Hiện nay, theo ghi nhận tại Nghị đinh số 43/2010/NĐ-CP ngày 15-04-2010 của Chính phủ về đăng kí doanh nghiệp thì quy định đăng kí doanh nghiệp bao gồm đăng kí kinh doanh và đăng kí mã số thuế. Cơ quan đăng tiếp nhận hồ sơ đăng kí doanh nghiệp là Phòng Đăng kí kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt địa điểm kinh doanh. Đối với từng loại hình doanh

55 TCVN 7796:2009 Bãi cắm trại du lịch, TCVN 7799:2009 Tiêu chuẩn nhà nghỉ du lịch, TCVN 7800:2009 Tiêu chuẩn nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.

nghiệp mà nội dung hồ sơ đăng kí doanh nghiệp sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung toàn bộ hồ sơ điều giống nhau về nội dung bao gồm:

 Giấy đề nghị đăng kí doanh nghiệp theo mẫu thống nhất quy định tại Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT

 Dự thảo điều lệ công ty. Dự thảo điều lệ công ty phải có đủ chữ ký của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của người đại diện theo pháp luật, của các thành viên hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo ủy quyền của các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Các thành viên, cổ đông sáng lập phải cùng nhau chịu trách nhiệm về sự phù hợp với pháp luật của điều lệ công ty.

 Danh sách thành viên của doanh nghiệp theo mẫu do Bộ kế hoạch và đầu tư quy định. Kèm theo danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập phải có:

o Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định 43/2010/NĐ-CP đối với trường hợp thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập là cá nhân.

o Bản sao hợp lệ quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định 43/2010/NĐ-CP thì người đại diện theo ủy quyền và quyết định tương ứng đối với trường hợp thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập là cá nhân. Riêng đối với doanh nghiệp tư nhân thì hồ sơ có phần đơn giản hơn các loại hình doanh nghiệp khác không cần đến danh sách thành viên của công ty và bản dự thảo điều lệ công ty. Ngoài ra dành riêng cho công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có chủ sở hữu là tôt chức có thêm phần văn bản ủy quyền của chủ sở hữu công ty cho người được ủy quyền. Sau khi tiếp nhận hồ sơ và xem xét nếu doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện tại Điều 24, Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì sau năm ngày kể từ khi tiếp nhận hồ sơ Phòng Đăng kí kinh doanh cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

2.2.1.2. Đối với hộ kinh doanh

Chủ hộ kinh doanh nộp hồ sơ đăng kí hộ kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

 Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh  Ngành, nghề kinh doanh

 Số vốn kinh doanh

Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.56 Sau khi tiếp nhận hồ sơ thì Phòng Đăng kí kinh doanh xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ nếu đáp ứng các điều kiện luật định.

2.2.2. Xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch

Theo quy định tại Luật Du lịch năm 2005 thì trong thời hạn ba tháng kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, chủ sở hữu cơ sở lưu trú du lịch phải gửi hồ sơ đăng ký hạng cơ sở lưu trú du lịch đến cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền để tổ chức thẩm định, xếp hạng cho cơ sở lưu trú du lịch. Việc xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch thật sự rất cần thiết vì:

 Đối với doanh nghiệp: Là cơ sở giúp doanh nghiệp hình tượng hóa sản phẩm của mình trong tâm trí của du khách và còn giúp ích cho việc xây dựng các tiêu chuẩn định mức cụ thể khác. Ngoài ra đây còn là cơ sở để xác định giá dịch vụ và thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng phục vụ cũng như trình độ quản lý của doanh nghiệp lưu trú.

56 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15-04-2010 của Chính phủ quy định về đăng kí doanh nghiệp, Điều 52, khoản 1. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Đối với người tiêu dùng: Đây cũng là cơ sở để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và giúp cho khách dễ dàng lựa chọn cơ sở lưu trú theo thị hiếu và phù hợp với khả năng thanh toán của mình.

 Đối với cơ quan Nhà nước quản lý ngành kinh doanh lưu trú: Là cơ sở cho việc kiểm tra, giám sát chất lượng các loại dịch vụ và giá cả trong các cơ sở lưu trú và để hoạch định các chính sách phát triển ngành.

Việc xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch được căn cứ theo tiêu chuẩn chất lượng57. Đối với khách sạn và làng du lịch được xếp theo năm hạng là hạng 1 sao, hạng 2 sao, hạng 3 sao, hạng 4 sao, hạng 5 sao. Đối với biệt thự du lịch và căn hộ du lịch được xếp theo hai hạng là hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh biệt thự du lịch, căn hộ du lịch và hạng đạt tiêu chuẩn cao cấp và còn đối với bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác được xếp một hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch.

Chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu cơ sở lưu trú du lịch gửi hồ sơ đăng ký hạng cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổ chức thẩm định và xếp hạng. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương thẩm định, xếp hạng 3 sao, hạng 4 sao, hạng 5 sao cho khách sạn, làng du lịch; hạng cao cấp cho biệt thự du lịch, căn hộ du lịch. Cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh thẩm định, xếp hạng 1 sao, hạng 2 sao cho khách sạn, làng du lịch; hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh biệt thự, căn hộ du lịch; hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch đối với bãi cắm trại, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác. Hồ sơ đăng ký xếp hạng bao gồm:

 Đơn đề nghị xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch

 Biểu đánh giá chất lượng cơ sở lưu trú du lịch quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng các loại cơ sở lưu trú du lịch;

 Danh sách người quản lý và nhân viên phục vụ trong cơ sở lưu trú du lịch  Bản sao có giá trị pháp lý:

o Đăng ký kinh doanh của cơ sở lưu trú du lịch, quyết định thành lập doanh nghiệp (nếu có);

o Văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ và thời gian làm việc trong lĩnh vực du lịch đối với người quản lý;

o Giấy cam kết hoặc giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự và an toàn xã hội;

o Giấy xác nhận đủ điều kiện về phòng chống cháy nổ;

o Xác nhận báo cáo tác động môi trường hoặc xác nhận cam kết bảo vệ môi trường của cấp có thẩm quyền;

o Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (đối với cơ sở lưu trú du lịch có cung cấp dịch vụ ăn uống);

o Biên lai nộp lệ phí thẩm định cơ sở lưu trú du lịch theo quy định hiện hành.

 Đối với hồ sơ đăng ký hạng từ 1 đến 5 sao hoặc hạng cao cấp thì phải có thêm bản sao có giá trị pháp lý văn bằng, chứng chỉ về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của trưởng các bộ phận lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp, bảo vệ.58

2.3. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN TRONG KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH

Quan hệ pháp luật được cấu thành bởi ba thành tố cơ bản: chủ thể, nội dung và khách thể. Nội dung của quan hệ pháp luật là tập hợp các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể trong quan hệ pháp luật đó. Như vậy, trong quan hệ pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch các chủ thể tham gia cũng có được những quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định. Cụ thể như sau.

2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên kinh doanh lưu trú du lịch

Đây là một bộ phận cơ bản cấu thành nên địa vị pháp lý của doanh nghiệp, các quy định về quyền ghi nhận các khả năng hành xử trên thị trường của họ. Từ lý thuyết khi được thành lập hợp pháp, các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch được pháp luật định hình cấu trúc quản lý, chức năng riêng biệt từ đó hình thành tư cách chủ thể của các cơ sở kinh doanh lưu trú trên thị trường. Như đã phân tích quyền tự do kinh doanh đã được Hiến Pháp năm 2013 xác lập hoàn chỉnh với ghi nhận: “mọi người được kinh doanh những gì mà pháp luật không

58 Thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL ngày 31-12-2008 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về Hướng dẫn thực hiện Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày 01-06-2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về lưu trú du lịch, mục III Hồ sơ đăng kí hạng, thủ tục xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch

cấm”.59 Cụ thể hóa quy định trên Điều 8, Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Điều 39, Luật Du lịch năm 2005 quy định cá nhân tổ chức có quyền tự chủ kinh doanh, chủ động lựa chọn ngành, nghề kinh doanh và được Nhà nước bảo hộ hoạt động kinh doanh du lịch hợp pháp. Như vậy có thể hiểu quyền tự do kinh doanh là quyền cơ bản của những người được kinh doanh tức là bất cứ một công dân khi có đủ điều kiện có thể được kinh doanh thì không có bất cứ cơ quan nào có thể ngăn cấm hoặc cản trở hạn chế quyền kinh doanh đó. Công dân có quyền tự do kinh doanh nhưng phải trong khuôn khổ của pháp luật. Trong trường hợp khi có đủ các điều kiện được thành lập doanh nghiệp thì cá nhân, tổ chức được thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh nhưng chỉ được hoạt động kinh doanh trong những ngành nghề đã đăng ký.

Đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch thì còn có quyền thuê tổ chức cá nhân trong nước hoặc nước ngoài quản lý, điều hành và làm việc tại cơ sở lưu trú du lịch. Đối với những cơ sở lưu trú có thành lập doanh nghiệp thì có thể thuê giám đốc hoặc tổng giám đốc nhưng phải tuân theo những quy định của pháp luật có liên quan.

Ngoài những quyền chung dành cho tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch thì mỗi cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch có quyền ban hành nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú mình nhưng phải đảm bảo không trái với những quy định của pháp luật. Trong trường hợp khách du lịch có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú du lịch hoặc cơ sở lưu trú du lịch không còn khả năng đáp ứng hoặc khách du lịch có yêu cầu vượt quá khả năng đáp ứng của cơ sở lưu trú du lịch thì tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch có quyền từ chối tiếp nhận hoặc huỷ bỏ hợp đồng lưu trú đối với khách du lịch.

Khi pháp luật trao cho một cá nhân hoặc tổ chức những quyền hạn thì song đó cá nhân, tổ chức đó cũng phải gánh lấy những nghĩa vụ nhất định, nghĩa vụ đó được coi như trách nhiệm và giới hạn quyền của tổ chức, cá nhân đó trong quan hệ với các chủ thể khác. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì doanh nghiệp có nghĩa vụ hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh

Một phần của tài liệu một số vấn đề pháp lý về kinh doanh lưu trú du lịch thực tiễn tại tp. cần thơ và hướng hoàn thiện (Trang 40)