2.3.Nhận xét chuyển dịch cơ cấu công nghiệp TP.HCM giai đoạn 1991-

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 94 - 103)

2004

2.3.1.Những thành tựu

Công nghiệp trên địa bàn Thành phố trong giai đoạn vừa qua đã có những

đóng góp hết sức quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế trên địa bàn nói riêng

và của cả nước nói chung.

Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất của cả nước. Đến năm 2002 tỷ trọng này chiếm khoảng 30% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước và gần 50% giá trị sản xuất công nghiệp của Vùng KTTĐ phía Nam. Năm 2004 tỷ trọng công nghiệp của Thành phố chiếm 29,3% cồng nghiệp của cả nước. Sản phẩm công nghiệp của Thành phố khá đa dạng, có chất lượng tương đối tốt, một số mặt hàng đã có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Hàng công nghiệp của Thành phố chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn. Một số mặt hàng công nghiệp của Thành phố chiếm tỷ trọng lớn trong cả nước như sữa hộp (72%), thuốc lá (58%), xà phòng (52%), vải (51%), sản phẩm cơ khí (35%), bia (41%), dệt may-da giầy (42%), các sản phẩm hóa chất (57%), điện tử-tin học (40%). Công nghiệp trên địa bàn đang đứng trước ngưỡng biến đổi từ lượng sang chất.

Sản xuất công nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, cơ cấu công

nghiệp chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Sự tăng nhanh sản lượng công nghiệp nói chung, không những đã đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn Thành phố mà còn đáp ứng được nhu cầu của của nhân dân trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cũng như của cả nước. Không dừng lại ở đó, sản phẩm công nghiệp của Thành phố đã tìm được chỗ đứng ở thị trường trong nước, khu vực và thế giới. Góp phần bảo đảm nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng như đáp ứng nhu cầu cho những ngành sản xuất khác và phục vụ cho việc xuất khẩu, đem lại giá trị kinh tế cao.

95

nghiệp của Thành phố nói riêng và các ngành kinh tế khác trên địa bàn Thành phố nói chung, gặp nhiều khó khăn trước những biến động của thế giới và khu vực, những cuộc khủng khoảng kinh tế, cụ thể là cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Châu Á, ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam nói chung đã phần nào làm giảm tốc độ phát triển công nghiệp của Thành phố.

Tuy nhiên, với những chính sách phát triển công nghiệp đúng đắn của Thành phố, ngành công nghiệp không những vượt qua giai đoạn khó khăn mà còn đạt được tốc độ tăng trưởng trở lại. Thời kì 1991 - 1995 có thể nói là giai đoạn có tốc độ phát triển công nghiệp bình quân hàng năm cao nhất (15,58%/năm). Nhưng giai đoạn sau đó (1996 - 2000) tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đã giảm xuống do nhiều nguyên nhân, ương đó phần lớn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính ở Đông Bắc và Đông Nam Á, bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân chủ quan khác như nguồn nguyên liệu chưa được sử dụng tương xứng, đầu tư cho đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ còn thấp, sự cạnh tranh khốc liệt ở thị trường nội địa lẫn quốc tế.. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1991 - 2004 đạt 15,06%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước (14,10%).

97

Nhìn chung cơ cấu công nghiệp của Thành phố chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến (93,81% năm 1991, lên 97,2% năm 2004), trong đó chú ý phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao như ngành điện tử- tin học, truyền thông tăng 1,9% giai đoạn 1991 - 2004 (từ 1,7% năm 1991 lên 3,6% năm 2004).

Đối với ngành công nghiệp chế biến, quá trình chuyển dịch từ 1991-2004 có những nét đáng chú ý:

Một số ngành công nghiệp vừa giảm tốc độ vừa giảm tỷ trọng trong cơ cấu. Giai đoạn 1991 - 2004 ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 11,09%/năm, trong đó giai đoạn 1991-1995 đạt 16,65%/năm, giai đoạn 1996 - 2000 đạt 9,13%/năm, 2001 - 2004 đạt 9,90%/năm, liên tục giảm qua các thời kì. Trong khi đó tỷ trọng trong cơ câu ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống giảm liên tục từ 40,7% năm 1991 xuống còn 27,1% năm 2004, giảm 13,6%. Tuy nhiên tỷ trọng của ngành này vẫn đứng thứ hai trong cơ cấu công nghiệp chế biến của Thành phố sau nhóm ngành công nghiệp dệt may-da giầy. Tương tự ngành sản xuất thuốc lá có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1991-2004 chỉ đạt 10,32%/năm, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng trung bình của toàn ngành công nghiệp. Tỷ trọng giảm 3,7% (từ 7,5% năm 1991 xuống còn 3,7% năm 2004). Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng có xu hướng tăng lên, cụ thể là giai đoạn 1991-1995 chỉ đạt tốc độ bình quân là 6,46%, đã tăng lên 10,08%/năm giai đoạn 1996 - 2000 và 15,63%/năm giai đoạn 2001-2004.

Một số ngành công nghiệp vừa tăng tỷ trọng trong cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lẫn tốc độ tăng trưởng. Ngành công nghiệp cơ khí chế tạo máy đạt tốc độ tăng trưởng 22,8%/năm giai đoạn 1991 - 2004. Tỷ trọng tăng 10,6% (từ 7,3% năm 1991 lên 17,9% năm 2004. Tương tự ngành nhựa, hóa chất đạt tốc độ tăng trưởng là 18,74%/năm trong giai đoạn 1991 - 2004. Tỷ trọng trong cơ cấu tăng 4,9% từ 12,7% năm 1991 lên 17,6% năm 2004.

Qua đó ta thấy sự biến động cơ cấu công nghiệp trong giai đoạn vừa qua là do một nguyên nhân khác tác động chứ không chỉ đơn thuần là do sự phát triển riêng biệt của từng ngành. Ngoài yếu tố tăng trưởng sản lượng của các ngành, còn có yếu tố giá

98

cả tác động đến sự tăng giảm tỷ trọng của từng ngành trong cơ cấu ngành công nghiệp của Thành phố nói chung và ngành công nghiệp chế biến nói riêng.

Trên địa bàn đã hình thành 2 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp tập trung, 2

khu công nghệ kỹ thuật cao.

Thành phố có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Đồng thời trên địa bàn quận, huyện cũng đã hình thành một số cụm công nghiệp để thu hút khu vực tiểu thủ công nghiệp đầu tư phát triển sản xuất và di dời các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường.

Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP. HCM cho thời kỳ 1996 - 2010 đã được Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 532 - TTg ngày 12 tháng 07 năm 1997 đã xác định 13 khu công nghiệp tập trung mới, tính cả các khu công nghiệp có quy hoạch tổng cộng là 18 khu công nghiệp tập trung trên địa bàn.

Hiện nay trên địa bàn Thành phô" đã có 12 khu công nghiệp tập trung và 2 khu chế xuất với tổng diện tích thực hiện là 2.295.4 ha [42,15]. Ngoài ra còn có một kjiu công nghệ kỹ thuật cao với diện tích 800 ha và khu công nghệ phần mềm Quang Trung với diện tích 50 ha đã đưa vào hoạt động.

99

Đồng thời nhằm di dời, sắp xếp lại và phát triển các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ trên địa bàn các quận huyện cho phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị mới và cải tạo đô thị cũ của TP. HCM. Đến nay tổng số các cụm công nghiệp đang hoạt động hoặc đang triển khai xây dựng hạ tầng là 43 cụm với tổng điện tích thực hiện theo báo cáo là 1.390 ha, đạt khoảng 31% diện tích quy hoạch điều chỉnh.

Tính đến năm 2002, các KCN, KCX đã thu hút được 364 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký gần 1,4 tỷ USD, bình quân von đầu tư một dự án vào khoảng 3,9 triệu USD. Vốn đầu tư trong nước có 382 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 9,100 tỷ đồng, tương đương với khoảng 580 triệu USD. Các KCN, KCX đã thu hút được khoảng no ngàn lao động năm 2002. Kim ngạch xuất khẩu của các KCX, KCN năm 2002 đạt 1,15 tỷ USD, chiếm 25,57% tổng kim ngạch xuất khẩu của các dự án đầu tư nước ngoài.

100

Trong giai đoạn 199ỉ' 2004, nhất là giai đoạn 1996-2000 công nghiệp trên địa

bàn đã thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Trong đó đặc biệt là đầu tư nước ngoài tăng nhanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đạt tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1991 - 2004 là 15,80%/năm, những năm gần đây tốc độ tăng trưởng đã chuyển biến rõ rệt, đặc biệt là giai đoạn 2001-2004 đạt tốc độ tăng trưởng là 23,87%/năm. Trong khi đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh nhất, giai đoạn 1991 - 2004 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 48,7%/năm, đặc biệt là giai đoạn 1991 - 1995 đạt 112,36%/năm.

Trong những năm gần đây, nhờ tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ và thu hút nước ngoài, trình độ công nghiệp của Thành phố đã đựơc nâng lên một bước, chất lượng sản phẩm công nghiệp được cải thiện hơn, năng suất lao động công nghiệp đã được nâng cao. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các ngành công nghiệp cũng được cải thiện.

2.3.2.Những hạn chế và thách thức

Ngành công nghiệp trên địa bàn Thành phố trong giai đoạn 1991 - 2004 phát

triển chủ yếu theo tín hiệu của thị trường và dựa vào vốn đầu tư nước ngoài và khu

vực tư nhân.

Cơ cấu nội tại của ngành công nghiệp trên địa bàn còn nhiều vấn đề đặt ta. Các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động giản đơn vẫn còn chiếm tỷ trọng cao. Các ngành công nghiệp có giá trị tăng cao, có vai trò hỗ trợ và phối hợp với các địa phương khác trong vùng cùng phát triển, chiếm tỷ lệ thấp chưa tương xứng với vai trò, nhiệm vụ đầu tư của Thành phố. Một số cơ sở vật chất đã tích lũy được của ngành công nghiệp trước đây đã không được phát huy, hỗ trợ phát triển và đang mai một dần như các cơ sở cơ khí đóng tàu, sữa chữa lắp ráp ôtô, cơ khí chế tạo trước đây.

Sự phát triển câng nghiệp của Thành phố chủ yếu phát triển ra theo chiều

rộng và có thể nói hầu như chưa kiểm soát, điều tiết được trước sức ép về tăng trưởng

kinh tế, thả nổi chạy theo sự phát triển của tự nhiên.

101

hạ tầng cơ sở của Thành phố, vấn đề ô nhiễm môi trường đã trở nên nặng nề và đòi hỏi phải có những giải pháp khắc phục, đến hết năm 2004, Uy ban nhân dân Thành phố đã phê duyệt 1235 cơ sở sản xuất gây ọ nhiễm phải di dời, vối các loại hình như sau:

• 134 doanh nghiệp nhà nước

• 27 công ty cổ phần có vốn nhà nước • 256 doanh nghiệp ngoài quốc doanh • 818 cơ sở sản xuất kinh doanh

• Kết quả 532/1235 cơ sở sản xuất di dời, chuyển đổi ngành nghề, ngưng sản xuất, khắc phục ô nhiễm, trong đó có: 43 doanh nghiệp nhà nước. 116 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 373 cơ sở sản xuất kinh doanh

Trên địa bàn tồn tại nhiều loại hình doanh nghiệp với nhiều cơ chế quản lý

khác nhau và các cấp chủ quản khác nhau.

Công tác quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất công nghiệp thiếu tập trung, thống nhất và hiệu lực kém, dẫn tới việc phát triển thiếu tính định hướng và sự chỉ đạo chung, không tận dụng được các năng lực sản xuất đã có, không tập trung được nguồn lực để phát triển, đầu tư dàn trải, gây lãng phí, chồng chéo và manh mún. Khu vực kinh tế trong nước phát triển gần như là tự phát, nhất là khu vực kinh tế tư nhân.

Mặc dù có nhiều loại hình khư, cụm công nghiệp trên địa bàn nhưng phân bố

tản mạn.

Các khu, cụm công nghiệp phân bố trên nhiều quận huyện theo kiểu thực hiện chính sách phân phối đều và thiếu thống nhất về mục tiêu, nhiệm vụ của cả hệ thống nên hiệu quả hoạt động của phần lớn các khu công nghiệp còn thấp. Hầu hết các khu công nghiệp tập trung phân bố trong khu vực nội thành. Trong tương lai không xa phải điều chỉnh, hạn chế phát triển hoặc di dời ra khỏi Thành phố để tránh ô nhiễm và tải nặng lên hệ thống hạ tầng, gây lãng phí trong xây dựng cơ sở hạ tầng dẫn đến giá thành thuê đất cao, sức hút đầu tư giảm sút so với các địa phương lân cận.

102

hiện đại hóa, như công nghiệp cơ khí, luyện kim, hoá chấu điện tử - tin học phần

mềm, còn kém phát triển, nguồn lực yếu, lại phân tán.

Tuy là một địa phương có nguồn nhân lực với trình độ cao trong cả nước,

nhưng chất lượng nguồn nhân lực lao động công nghiệp trên đìa bàn chưa đáp ứng

yêu cầu phát triển công nghiệp theo hướng HĐH.

Tỷ lệ lao động được đào tạo chính quy tháp. Năng lực và trình độ chuyên môn của các cán bộ quản lý nhà nước, quản lý sản xuất kinh doanh còn thấp. Cần có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại để chuẩn bị cho quá trình phát triển trong tương lai.

Sự liên kết giữa công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh xung quanh

trong vùng KTTĐ phía Nam còn yếu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thiếu sự thỏa thuận, phân giao chức năng chuyên môn giữa các vùng lãnh thổ. Thậm chí còn cạnh tranh với nhau trong thu hút đầu tư. Hiện chưa có cơ chế điều phối thích hợp và hiệu quả trong phát triển công nghiệp theo vùng lãnh thổ.

Tóm lại, công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã phát triển gần đạt tới ngưỡng về lượng và cần chuyển sang phát triển về chất. Để cơ cấu lại đầu tư, chuyển dịch cơ cấu nội tại của ngành công nghiệp trên địa bàn phù hợp với tiềm năng, vai trò của Thành phố trong giai đoạn đến hăm 2010. cần phải thống nhất trong định hướng phát triển dài hạn và quan trọng nhất là tập hợp các nguồn lực trong và ngoài nước để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đề ra, mà trong đó là vai trò, tác động của các cơ quan quản lý và điều hành của nhà nước đóng một vai trò hết sức quyết định.

103

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 94 - 103)