1.3.Công nghiệp và cơ cấu công nghiệp

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 37)

1.3.1.Khái niệm công nghiệp

Công nghiệp là một ngành sản xuất vật chất cơ bản trong nền kinh tế quốc dân, bao gồm hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: Tác động vào đối tượng lao động để sản xuất ra nguyên liệu.

Giai đoạn 2: Chế biến nguyên liệu thành sản phẩm. Các sản phẩm công nghiệp

bao gồm tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng được sản xuất bằng máy móc thiết bị dựa trên KHKT hiện đại có khả năng sản xuất hàng loạt sản phẩm nhằm thoa mãn nhu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

Tuy vậy, khái niệm nguyên liệu và sản phẩm chỉ là tương đối vì sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều giai đoạn chế biến phức tạp, mỗi sản phẩm của ngành này có thể là nguyên liệu của ngành kia.

1.3.2.Công nghiệp hoá

Công nghiệp hoá là quá trình phổ biến trên quy mô toàn cầu, là xu thế tất yếu của mọi quốc gia trong quá trình phát triển, Tuy nhiên, công nghiệp hoá có nhiều khái niệm khác nhau:

- Theo Mazlish: "Công nghiệp hoá là một quá trình được đánh dấu bằng một sự

chuyền động từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp sang một nền kinh tế được gọi

là công nghiệp".

- Còn Ladriere cho rằng: "Công nghiệp hoá là một quá trình mà các xã hội

ngày nay chuyển từ một kiểu kinh tế chủ yểu dựa trên nông nghiệp với các đặc điểm

năng suất thấp và tăng trưởng cực kỳ thấp sang một kiểu kinh tế về cơ bản dựa trên

32

- UNIDO (Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc): "Công nghiệp

hoá là một quá trình phát triển kinh tế, trong quá trình này một bộ phận ngày càng

tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu kinh tể nhiều

ngành ờ trong nước với kỹ thuật hiện đại. Đặc điểm cơ cấu kinh tế này có một bộ

phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra những tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng

có khả năng bảo đảm cho toàn bộ nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, đảm bảo đạt

tới sự tiến bộ về kinh tể - xã hội".

1.3.3.Phân loại công nghiệp

Nhằm quản lý và kế hoạch hoa sản xuất công nghiệp cần phân chia công nghiệp một cách có căn cứ khoa học. Có nhiều cách phân chia dựa theo những căn cứ khác nhau [24].

> Căn cứ vào tính chất tác động vào đối tượng, người ta chia công nghiệp thành 2 ngành.

Công nghiệp khai thác: con người tác động trực tiếp vào tự nhiên tạo ra các

nguyên liệu như các ngành: công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp khai thác gỗ, khai thác thúy sản, các nhà máy thúy điện...

Công nghiệp chế biến: chế biến các nguyên liệu do công nghiệp khai thác cung

cấp và các sản phẩm nông nghiệp thành tư liệu sản xuất và sản phẩm tiêu dùng, > Phân chia công nghiệp dựa theo công dụng kinh tế của sản phẩm.

Nhóm ngành công nghiệp nặng(nhóm A): là những ngành sản xuất ra tư liệu

sản xuất, bao gồm các ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu và sản xuất điện năng, công nghiệp khai thác quặng và luyện kim, công nghiệp chế tạo máy, công nghiệp hoa chất, công nghiệp khai thác và chế biến gỗ, công nghiệp vật liệu xây dựng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhóm ngành công nghiệp nhẹ(Nhóm B): là các ngành sản xuất ra tư liệu tiêu

dùng, bao gồm các ngành như công nghiệp thực phẩm, công nghiệp dệt may, công nghiệp sành sứ thủy tinh, công nghiệp da giày, công nghiệp in, hoá chất, điện tử - tin học...

> Trên cơ sở tính đồng nhất của công dụng sản phẩm sản xuất ra, hay căn cứ vào

33

các quá trình công nghệ, người ta chia toàn bộ nền công nghiệp thành các nhóm

ngành khác nhau như: công nghiệp gia công kim loại, công nghiệp chế biến gỗ, công

nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm.

Ngoài ba cách phân loại trên, người ta còn phân loại ngành công nghiệp theo trình độ trạng bị kỹ thuật thành các ngành: công nghiệp hiện đại, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp. Phân chia công nghiệp dựa vào quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, chia công nghiệp thành công nghiệp quốc doanh, công tư hợp doanh, hợp tác xã và doanh nghiệp tư nhân. Phân chia công nghiệp theo cấp quản lý: công nghiệp trung ương, công nghiệp địa phương.

Trên thực tế, tuy theo từng nước có kiểu phân loại công nghiệp khác nhau phụ thuộc vào mục đích quản lý công nghiệp.

Ở nước ta sự phân chia các ngành công nghiệp được vận dụng tổng hợp của các cách phân loại trên các ngành công nghiệp khai thác và chế biến bao gồm các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ.

1.3.4.Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là hệ thống các mối liên kết không gian của các ngành và kết hợp sản xuất lãnh thổ khác nhau trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất, lao động cũng như tiết kiệm chi phí để khắc phục sự không phù hợp đã xuất hiện trong lịch sử và việc phân bố các nguồn nguyên nhiên liệu, năng lượng nơi sản xuất và nơi tiêu thụ sản phẩm, góp phần đạt hiệu quả kinh tế cao (A T Khu rơsốp, 1979) [24].

>Điểm công nghiệp

Điểm công nghiệp là một lãnh thể trên đó có một điểm dân cư với một số xí nghiệp công nghiệp. Nó cũng có thể là một nhóm không lớn các xí nghiệp nằm trong phạm vi của một điểm dân cư (thị trấn hoặc làng) X. Xlavev 1977.

> Cụm công nghiệp

So với điểm công nghiệp, số lượng xí nghiệp của cụm công nghiệp nhiều hơn, nhitag cũng chỉ vài ba xí nghiệp và được phân bố trên một khu vực nhỏ. Về phương diện địa lý, nó không có ranh giới rõ ràng và về phương diện tổ chức không có Ban

34 quản lý riêng.

Ở nước ta, cụm công nghiệp được phân bố ở các thị trấn, thị xã, dọc theo các trục giao thông... Trong quá trình phát triển, cụm công nghiệp có thể là hạt nhân để tạo nên các khu công nghiệp.

> Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung

Trong Nghị định 192/CP ngày 25 - 12 - 1994 của Chính phủ đã nêu: Khu công nghiệp quy định trọng quy chế này là khu công nghiệp tập trung do Chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có cư dân sinh sống.

Như vậy, có thể xác định khu công nghiệp là một khu vực có ranh giới rõ rệt và những thế mạnh về tự nhiên, kinh tế, xã hội, kết Gấu hạ tầng để thu hút đầu tư, hoạt động với cơ cấu hợp lý, giữa các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ có liên quan thuộc nhiều thành phần kinh tế nhằm đạt hiệu quả cao của từng doanh nghiệp nói riêng và tổng thể các doanh nghiệp nói chung.

Khu chế xuất: là một khu công nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm công

nghiệp mà phần lớn để xuất khẩu, có ranh giới hành chính rõ rệt được hưởng một quy chế pháp lý và những ưu đãi đặc biệt nhằm thu hút đầu tư nước ngoài để sản xuất chế tạo hàng xuất khẩu và tiến hành các dịch vụ, hoạt động hỗ trợ kinh tế cho sản xuất hàng xuất khẩu.

> Trung tâm công nghiệp

Trung tâm công nghiệp là khu vực tập trang công nghiệp gắn liền với các đô thị vừa và lớn. Mỗi trung tâm công nghiệp có thể gồm một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp với những xí nghiệp hạt nhân có sức thu hút các lãnh thổ lân cận. Các hạt nhân này thường là cơ sở cho việc hình thành trung tâm công nghiệp.

> Dải công nghiệp

Dải công nghiệp là sự đan xen và kéo dài dọc theo các trục đường giao thông quan trọng của các điểm công nghiệp, cụm công nghiệp và cả khu công nghiệp. Chúng thường xuất hiện từ các đô thị lớn và lan tỏa theo các hướng có nhiều thuận lợi về giao thông vận tải và các điều kiện khác.

35 > Địa bàn (vùng) công nghiệp trọng điểm

Địa bàn công nghiệp trọng điểm là một bộ phận lãnh thổ nằm trong địa bàn trọng điểm kinh tế của nước ta. Nó bao gồm một khu vực tương đối rộng lớn trên phạm vi nhiều tỉnh, có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, kinh tế - xã hội, có khả năng bố trí tập trung công nghiệp nhằm đạt hiệu quả và nhịp độ phát triển công nghiệp cao, thúc đẩy và kéo theo sự phát triển kinh tế của cả vùng nói riêng và của cả nước nói chung.

1.3.5.Cơ cấu công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ cấu công nghiệp là tổng hợp những bộ phận hợp thành quá trình sản xuất công nghiệp và mối liên hệ sản xuất giữa các bộ phận đó biểu thị bằng tỷ trọng của từng bộ phận so với toàn bộ sản phẩm công nghiệp tính theo giá trị tổng sản lượng.

Cơ cấu ngành công nghiệp không bất biến mà luôn thay đổi do ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - xã hội, lịch sử, tiến bộ KHKT, trình độ phát triển của sự hợp tác kinh tế và sự phân công lao động quốc tế, nguồn tài nguyên thiên nhiên và sự hợp tác quốc tế. Để sản xuất công nghiệp phát triển và không ngừng mở rộng đòi hỏi ở mỗi quốc gia phải có hầu hết các ngành công nghiệp ở tỷ lệ thích hợp trong cơ cấu công nghiệp.

Những biến đổi trong cơ cấu ngành công nghiệp do ảnh hưởng của cách mạng KHKT là tương quan giữa ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến. Từ những thập niên 70 trở lại đây, tỷ trọng của ngành công nghiệp khai thác trong tổng giá toi sản lượng toàn ngành công nghiệp d các nước công nghiệp phát triển ngày càng giảm đi nhờ việc thay thế nguyên liệu tự nhiên bằng nhân tạo và nhờ việc giảm chung mức tiêu hao năng lượng và nguyên liệu tương đối trong sản xuất, chẳng hạn như ở Nhật Bản, tỷ trọng của ngành công nghiệp khai thác chiếm 0,5% trong tổng giá trị sản lượng toàn ngành công nghiệp, riêng ở các nước phát triển khoảng 4%.

Biến đổi khá quan trọng trong cơ cấu ngành công nghiệp thể hiện ở sự tăng rõ rệt tỷ trọng của các ngành công nghiệp có kỹ thuật hiện đại. Thuộc về số này có ngành chế tạo máy, công nghiệp hoá chất và ngành công nghiệp điện, đây là "ba ngành tiên

36

Trong cơ cấu ngành công nghiệp chế tạo máy, nổi lên hàng đầu là các ngành sản xuất thiết bị điện tử, kỹ thuật hàng không, vũ trụ và nguyên tử, một số loại thiết bị gia công kim loại và công nghệ hoá học, sản xuất đồ điện dân dụng. Còn các ngành truyền thống như sản xuất ô tô, tàu biển, máy công nghiệp tỷ trọng đang có xu hướng giảm xuống. Công nghiệp sản xuất các vật liệu mới không ngừng được tăng lên. Trong cơ cấu ngành công nghiệp hoá chất sản xuất chất dẻo, sợi hoá học, sơn, thuốc nhuộm, dược phẩm các chất tẩy giặt và mỹ phẩm chiếm ưu thế.

Bên cạnh đó, xu hướng nền công nghiệp thế giới đang từng bước chuyển từ các ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp có kỹ thuật công nghệ cao. Cho đến nay, nền công nghiệp thế giới vẫn đang hoạt động chủ yếu dựa trên những cơ sở vật chất kỹ thuật truyền thống và chúng ngày càng không đáp ứng được các yêu cầu phát triển của giai đoạn mới. Tại các nước công nghiệp phát triển, kỹ thuật cơ khí hoá đã đạt trình độ cao và phổ biến, các nguồn năng lượng trên cơ sở sử dụng nhiên liệu rắn và lỏng, các vật liệu kim khí... đã được tận dụng cao độ và nguồn cung cấp chúng ngày càng tỏ ra có hạn.

Các nước NICs đã tạo được sự tăng trưởng trong sản xuất công nghiệp là do họ đã lựa chọn đúng đắn cơ cấu ngành công nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm xuất khẩu. Thời gian đầu các nước này tập trung vào các ngành dệt may, chế biến thực phẩm xuất khẩu, sau đó chuyển sang sản xuất sắt thép, máy móc, sản phẩm điện, điện tử. Các nước NICs đã đạt những thành tựu rất lớn trong sản xuất công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp đã tạo đà tăng trưởng nhanh cho nền kinh tế quốc dân. Do vậy, các nước đang phát triển có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng học tập kinh nghiệm của các nước công nghiệp mới.

1.3.6.Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng CNH, HĐH

Cơ cấu công nghiệp không thể là một cơ cấu cố định được vạch ra một cách duy ý chí để tự trói mình vào một công thức cứng nhắc không có khả năng phát triển, coi nhẹ hoặc bỏ lỡ những thời cơ, khả năng và cơ hội của các nguyên tắc vận dụng một cách hiệu quả nhất lợi thế so sánh của đất nước. Lợi thế so sánh thay đổi thì cơ cấu kinh tế công nghiệp cũng thay đổi.

37

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 37)