2010
3.2.1.Quan điểm chung
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố phải gắn với định hướng phát triển kinh tế của Thành phố là "Về trước cả nước trong công cuộc CNH, HĐH với
mục tiêu Việt Nam đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp" với vai trò
đầu tàu, là động lực cơ bản thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung, công nghiệp nói riêng của vùng KTTĐ phía Nam và khu vực phía Nam.
Phát triển thế mạnh các ngành công nghiệp đang là thế mạnh, có khả năng cạnh tranh, có thị trường trong nước và xuất khẩu của Thành phố, nâng cao năng lực quản lý, ưu tiên phát triển các ngành áp dụng công nghệ cao để nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
109
110
Công nghiệp trên địa bàn Thành phố phải gắn với định hướng, với quy hoạch phát triển công nghiệp của Vùng KTTĐ phía Nam, của vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long cũng như duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Trong phát triển công nghiệp cần xem toàn vùng như một không gian kinh tế thống nhất. Phân bố công nghiệp hợp lý theo vùng lãnh thổ.
Tiếp tục thực hiện công cuộc CNH, HĐH của Thành phố theo hướng phát huy tối đa tiềm năng của các thành phần kinh tế, nhất là thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
Phát triển công nghiệp trên cơ sở bảo vệ môi trường gắn liền với an ninh quốc phòng. Di dời các cơ sở công nghiệp sử dụng nhiều lao động, công nghệ lạc hậu, gây tiếng ồn và ô nhiễm môi trường ra vùng quy hoạch ở ngoại thành gắn kết với đổi mới công nghệ và xử lý chất thải.
3.2.2.Định hướng chung phát triển công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Công nghiệp trên địa bàn Thành phố phải chuyển dịch mạnh theo hướng tăng nhanh các ngành công nghiệp công nghệ kỹ thuật cao, giá trị sản phẩm lớn, có hàm lượng tri thức, tỷ lệ giá trị tăng thêm cao như các ngành cơ khí chế tạo máy, công nghệ điện tử- tin học, phần mềm, hóa chất, vật liệu mới..., một mặt định hướng mạnh tới xuất khẩu, mặt khác làm chỗ dựa vững chắc cho quá trình phát triển công nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung không chỉ cho Thành phố mà còn phục vụ cho các tỉnh trong vùng KTTĐ phía Nam. Để thực hiện quá trình công nghiệp hóa theo hướng này đòi hỏi phải có sự can thiệp hỗ trơ, tập trung vốn đầu tư của nhà nước để phát triển công nghiệp.
Tiến hành sắp xếp lại các ngành công nghiệp, triệt để di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, giảm tải dần tỷ trọng phát triển công nghiệp ở khu vực trung tâm Thành, phố, nhường lại diện tích phát triển cho ngành thương mại, dịch vụ, thị trường tài chính, thị trường khoa học công nghệ và các ngành công nghiệp sạch.
Đối với các doanh nghiệp hiện có cần tăng cường và đẩy mạnh việc đầu tư chiều sâu, ứng dụng KHCN tiên tiến, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đối với thành
111
phần kinh tế Nhà nước, cần đẩy mạnh tổ chức lại và sắp xếp theo hướng cổ phần hóa, bán, khoán hoặc cho thuê để nâng cao hiệu quả kinh tế, tập trung nguồn vốn để phát triển các ngành công nghiệp trọng yếu.
Hạn chế và giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu công nghiệp các hgành công nghiệp thâm dụng lao động, giá trị gia tăng thấp và phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên của các vùng chung quanh. Tăng dần một cách hợp lý tỷ trọng các ngành công nghiệp trọng điểm, các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, trình độ KHKT hiện đại và tiên tiến.
Sự phân công và hợp tác giữa các tỉnh thành trong vùng KTTĐ phía Nam trong chiến lược phát triển công nghiệp phải thông nhất và thực thi một cách có hiệu quả căn cứ trên thế mạnh, tiềm năng, nguồn lực đặc thù của địa phương.
Đến năm 2010 không phát triển thêm các KCN tổng hợp, tập trung rà soát, sắp xếp các KCN hiện có theo hướng củng cố, lấp đầy, sử dụng hiệu quả diện tích đã được cấp và đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường, quản lý chặt chẽ ô nhiễm môi trường. Tập trung đầu tư, xây dựng một số khu, cụm công nghiệp chuyên ngành như cơ khí chế tạo máy, hóa chất điện tử - tin học, tạo điều kiện thuận lợi phát triển các ngành công nghệ cao, đồng thời di dời các ngành sản xuất gây ô nhiễm, thâm dụng lao động, giảm bớt áp lực đối với khu vực trung tâm Thành phố.
113
Các ngành công nghiệp trọng điểm được tập trung phát triển trên địa bàn TP. HCM trong giai đoạn 2006 - 2010 là:
Ngành cơ khí chế tạo và gia công kim loại: tập trung phát triển các ngành sản
xuất và nội địa hóa lắp ráp ô tô; sản xuất các phương tiện vận tải thủy; máy móc phục vụ nông nghiệp; công nghiệp chế biến, sản xuất máy công cụ thế hệ mới để trang bị lại cho nền kinh tế quốc dân; sản xuất các trang thiết bị điện, cơ điện tử.
Ngành điện tử - công nghệ thông tin: phát triển các sản phẩm điện tử công
nghiệp, điện tử viễn thông, máy tính thương hiệu Việt, các sản phẩm phần mềm xuất khẩu và các dịch vụ điện tử - tin học.
Ngành công nghiệp hóa chất: tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm hóa
dược, thảo dược và thuốc y tế, các sản phẩm hóa chất công nghiệp, nhựa, cao su kỹ thuật cao.
3.2.3.Mục tiêu phát triển công nghiệp Thành phố
• Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp trọng yếu:
Tiến hành triển khai thực hiện quy hoạch ngành công nghiệp TP. HCM từ nay tới năm 2010 có tính đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Quy hoạch chi tiết 3 ngành công nghiệp trọng yếu (cơ khí, điện tử, hoa chất) trên cơ sở gắn kết với vùng KTTĐ phía Nam và đề ra những chính sách và giải pháp để thực hiện quy hoạch phù hợp với phương hướng phát triển kinh tế -xã hội của vùng KTTĐ phía Nam đến năm 2010 có tầm nhìn tới năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 146/2004/QĐ-TTg ngày 13/08/2004.
• Tập trung phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực:
Công nhận chính thức những sản phẩm của các doanh nghiệp trong chương trình đủ điều kiện trở thành sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiếp tục tuyển chọn một số doanh nghiệp có tiềm năng để đưa vào chương trình "Phát triển công nghiệp chủ lực TP. HCM".
Tập trung đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực của các doanh nghiệp trong chương trình, đồng thời tìm kiếm các nguồn lực và tổ chức các
114
giải pháp hỗ trợ hiệu quả hơn để phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực Thành phố.
• Chương trình di dời các cơ sở gây ô nhiễm:
U
Về đối tượngU:
Tiến hành kiểm tra, đôn đốc tiến độ di dời của tất cả các cơ sở còn lại, đặc biệt là các cơ sở gây ô nhiễm nặng nguồn nước.
Kiểm tra định kỳ về môi trường đối với các cơ sở có khả năng khắc phục tại chỗ, tránh tình trạng tái phát ô nhiễm.
U
Về địa điểmU:
Nhanh chóng thực hiện thí điểm cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - làng nghề 100 ha ở kế Khu công nghiệp An Hạ - xã Phạm Văn Hai - Bình Chánh và các cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN) khác để tiếp nhận cơ sở di dời vào, đặc biệt là cơ sở vừa và nhỏ.
Đẩy mạnh tiến độ xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Hiệp Phước, cần tập trung đầu tư giải quyết về vấn đề cung cấp nước, đầu tư san lấp mặt bằng thêm 50 ha, đầu tư khu xử lý nước thải tập trung khoảng 50 tỷ đồng.
Tiếp tục hoàn chỉnh hạ tầng các khu Tân Phú Trung, Lê Minh Xuân mở rộng để có địa điểm cho doanh nghiệp di dời vào.
U
Về chính sáchU:
Tiếp tục thực hiện chính sách tài chính hỗ trợ cho doanh nghiệp di dời cũng như xây dựng các cơ sở công nghiệp mới.
• Công tác khoa học công nghệ:
Tiếp tục triển khai Nghị định 102/2003/NĐ-CP ngày 03/09/2003 của Chính phủ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, cùng với Thông tư 01/2004/TT-BCN ngày 02/07/2004 của Bộ Công nghiệp về hướng dẫn thực hiện Nghị định 102/2003/NĐ-CP.
Tổ chức đăng ký máy móc, thiết bị và hoá chất độc hại có yêu cầu an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp theo Quyết định 136/2004/QĐ-BCN.
115
Tổ chức xét duyệt các đề tài trong những năm tiếp theo và tổ chức nghiệm thu những đề tài trong năm 2004.
3.3.Định hướng chuyển dịch cơ cấu một số ngành công nghiệp TP. Hồ Chí Minh đến năm 2010