3.1.Định hướng phát triển kinh tế-xã hội TP Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 103 - 108)

3.1.1.Quan điểm phát triển kinh tế- xã hội TP. HCM đến năm 2010 và 2020

Khai thác, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế

Thành phố Hồ Chí Minh phải phát triển vôi tốc độ cao hơn tốc độ phát triển kinh tế cả cả nước, phát triển toàn diện, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao, bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng. Thực sự đóng vai trò đầu tàu, trung tâm kinh tế, chính trị và KHCN của vùng KTTĐ phía Nam nói riêng và khu vực phía Nam nói chung, về trước cả nước trong tiến trình công nghiệp hoa, hiện đại hoa để cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Phấn đấu đến năm 2020 trở thành một trung tâm lớn về tài chính, thương mại, dịch vụ công nghiệp của cả nước và khu vực.

Gắn liền tổng thể phát triển kinh tế- xã hội

Thành phố Hồ Chí Minh phải phát triển gắn liền với tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng KTTĐ phía Nam và với cả nước, với vai trò, vị trí đầu tàu của TP. HCM nhằm hỗ trợ các địa phương khác cùng phát triển. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ ương của ngành dịch vụ, nhất là các ngành dịch vụ cao cáp như tài chính, ngân hàng, dịch vụ KHCN. Phát triển kinh tế h^ng^aạnluyề xuất khẩu. Hình thành một cơ cấu các thành phần kinh tế hợp lý, liên kết hỗ trợ lẫn nhau. Trong đó thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chú ý đẩy mạnh.

Phát triển đồng bộ và đi trước một bước hệ thống hạ tầng

Hạ tầng cơ sở, hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là giao thông đô thị phải đi trước một bước. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đảm bảo cho nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp theo hướng HĐH. Nâng cấp khu đô thị cũ và phát triển nhanh các khu đô thị mới, đô thị hoa vùng nông thôn nhằm hạn chế mật độ tập trung quá mức ở vùng trung tâm. Khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường sinh thái, tiến tới xây dựng TP. HCM là một Thành phố trung tâm tài chính, chính trị, kinh

104 tế, văn hoá - xã hội ở khu vực Đông Nam Á.

Chính sách dân số và phát triển

Hạn chế tăng dân số khu vực nội thành, phân bố lại hợp lý dân cư trên địa bàn, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và phân bố công nghiệp, hạn chế sự quá tài về giao thông vận tải. Phát triển KHCN, văn hoá - nghệ thuật, y tế, giáo dục, thể dục thể thao ngang tầm với một trung tâm khu vực.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế đổi mới kinh tế

Hoàn thiện cải cách hành chính, nâng cao năng lực điều hành của bộ máy quản lý, tạo môi trường hoạt động kinh tế cạnh tranh lành mạnh, không phân biệt các thành phần kinh tế để tạo những động lực mới động viên sức dân tham gia phát triển công nghiệp Thành phố. Đồng thời mở rộng đầu tư sản xuất công nghiệp của Thành phố ra nước ngoài (như các nước: Lào, Campuchia..) và các tỉnh khác trong nước, nâng cao vị trí công nghiệp của Thành phố với các vùng khác trong nước.

Giữ vững kỷ cương, trật tự công cộng, an toàn xã hội và bảo đảm an ninh

106

3.1.2.Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội TP.HCM đến năm 2010

Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong đó có công nghiệp đã được chi tiết hoá nhiều lần trong Quy hoạch và Quy hoạch điều chỉnh phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VII.

Xuất phát từ các động lực trong và ngoài nước đối với quá trình phát triển và quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố cho giai đoạn đến 2010, có 3 phương án phát triển đã được tính toán và xem xét [2].

- Phương án 1: Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ vu, các

chỉ tiêu phát triển của kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 và các chỉ tiêu của quy hoạch kinh tế - xã hội đã điều chỉnh của Thành phố tháng 5 năm 2001. Duy trì tỉ lệ giá trị gia tăng so với giá trị tổng sản phẩm công nghiệp như hiện tại.

- Phương án 2: Theo quan điểm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo

hướng tăng cường phát triển thương mại dịch vụ và công nghiệp. Giai đoạn 2006 -2010 phát triển mạnh cơ sở hạ tầng dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật, phát huy vai trò đầu tầu hỗ trợ và dẫn dắt kinh tế vùng KTTĐ với tốc độ phát triển nông nghiệp 2%/năm, địch vụ 13,5%/năm, công nghiệp và xây dựng 10%/năm. Cải thiện tỉ lệ giá trị gia tăng/giá trị tổng sản phẩm do đầu tư phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao.

- Phương án 3: Định hướng giai đoạn 2006 - 2010 phát triển mạnh hơn nữa về

dịch vụ, cải thiện giá trị gia tăng so với giá trị tổng sản phẩm như phương án 2. Tốc độ phát triển giai đoạn 2006 - 2010: nông nghiệp 2%/năm; công nghiệp 9%/năm; xây dựng 12%/năm; dịch vụ 15%/năm.

Các tính toán phát triển kinh tế cho giai đoạn đến năm 2020 được thực hiện dựa trên mục tiêu chiến lược của Thành phố là trở thành một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ và công nghiệp của cả nước cũng như của khu vực. Đồng thời cũng dựa trên định hướng "về trước cả nước trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện

đại hoá để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp

Tuy nhiên theo nhiều ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế trong nước, khái niệm nước công nghiệp trong bối cảnh hiện nay, khác với những định nghĩa nước

107

công nghiệp đã tồn tại trước đây. Bản thân khái niệm nước công nghiệp, trước sự phát triển như vũ bão của KHKT, đã trở nên một khái niệm tương đối, biến động theo thời gian và trở nên bao quát rộng hơn. Không chỉ nói về sự phát triển của công nghiệp mà còn liên quan đến trình độ, phương thức sản xuất, tư duy, tác phong, trình độ tổ chức sản xuất ộ toàn bộ mọi hoạt động kinh tế - xã hội khác nữa. Hiện nay nước công nghiệp (nước phát triển) không phải chỉ là nước có tỷ trọng công nghiệp cao trong cơ cấu kinh tế, mà còn có thể là các nước có tỷ trọng dịch vụ cao trong cơ cấu.

Theo quyết định của hội thảo được tiến hành ở bộ công nghiệp cũng như nhiều nhà nghiên cứu kinh tế đã thống nhất cho rằng những tiêu chí tối thiểu nhất sau đây có thể sử dụng để đánh giá mức đo "cơ bản trở thành một nước công nghiệp" là:

- Bình quân GDP trên đầu người đạt tối thiểu khoảng 3.000 USD/năm (theo sức mua vào khoảng 6.000 USD/năm).

- Phải trở thành một nước "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", dựa trên phương thức sản xuất tiên tiến có năng suất lao động cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

108

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 103 - 108)