2.1.Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu công nghiệp TP Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 57)

2.1.Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh Minh

2.1.1.Nhóm yếu tự nhiên

Vị trí địa lí

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong tọa độ địa lý khoảng 10°10' -10°38' vĩ độ Bắc và 106°22' - 106°54 kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An, Tiền Giang, phía Nam giáp Biển Đông, có bờ biển dài khoảng 15km.

Xét về vị trí địa lý, TP. HCM có đủ yếu tố cấu thành một đầu mối giao thông trong nước và quốc tế cả đường bộ, đường hàng không và đường thủy, với điều kiện thời tiết hầu như có thể hoạt động được cả 4 mùa trong năm. Chính những lợi thế về vị trí địa lý, từ lâu TP. HCM đã trở thành trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực Nam Bộ và khu vực Đông Nam Á. Vị trí đó cho đến nay vẫn tiếp tục khẳng định lợi thế cạnh tranh của Thành phố, không chỉ đối với các địa phương khác trong nước, mà ngay cả đối với các đô thị lớn của các nước trong khu vực.

Nói đến vị trí địa lý của TP. HCM, trước hết đó là vai trò của Cảng Sài Gòn trong quá trình lịch sử hình thành đô thị. Chính vai trồ của thương cảng Sài Gòn đã tạo cho Thành phố trở thành một trung tâm giao dịch kinh tế trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay khu vực Cảng Sài Gòn không còn phù hợp với sự mở rộng không gian đô thị. Do đó, theo đề nghị của Thành phố và theo chủ trương của Bộ Chính trị hệ thống cảng này sẽ được di chuyển đến các khu vực mới trên địa bàn TP. HCM (như cảng Cát Lái, Hiệp Phước.) và trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Thị Vải), vấn đề đặt ra hiện nay là, nếu có sự di dời cảng như vậy thì vai trò đầu mối giao thương của TP. HCM có mất đi và vị trí kinh tế của TP. HCM có thay đổi theo hướng tiêu cực đối với khu vực phía Nam và cả nước hay không. Trước hết, phải nhìn nhận mối quan hệ kinh tế khác với các quan hệ hành chính. Khi nói đến kinh tế TP. HCM, nếu nhìn theo mối quan hệ kinh tế, thì nó không ràng buộc bởi các ranh giới hành chính, mà vận

44 động theo các quy luật kinh tế.

45

tác dụng thúc đẩy thương mại - dịch vụ, vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hoa công, nông nghiệp giữa TP. HCM và các vùng lân cận, mà tương lai gần, với sự hình thành khu đô thị mới Thủ Thiêm, một trung tâm thương mại và tài chính quốc tế, sẽ gắn liền với hoạt động của hệ thống cảng biển của vùng. Do đo, kế hoạch di dời hệ thống cảng trên bờ Tây sông Sài Gòn, không nhữìig không làm mất đi vị trí vai trò thương mại - dịch vụ của Thành phố, mà ngược lại sẽ tác động để mở rộng không gian

Quy mô diện tích

Với diện tích tự nhiên khoảng 2.090 kmP

2

P

, trong quá trình lịch sử hơn 300 năm xây dựng và phát triển cho đến nay, mức độ đô thị hóa so với diện tích tự nhiên của TP Hồ Chí Minh còn rất thấp. Nếu tính diện tích của 13 quận nội thành (cũ) cộng với phần đô thị hóa ở 6 quận mới và 5 huyện, thì đất đô thị mới có khoảng 16.000 ha (160 km2) chiếm khoảng 8% diện tích đất tự nhiên: trong đó dân số đô thị chiếm đến 83% dân cư của Thành phố. Nhìn mối quan hệ cho thấy, phần nông thôn của TP. HCM vân chiếm tỷ trọng chủ yếu của diện tích đất tự nhiên của Thành phố. Trong tương lai, ngay cả việc xây dựng ngoại thành của TP. HCM, theo mô hình nông nghiệp sinh thái, thì phần diện tích đất tự nhiên có thể đô thị hoá cũng sẽ còn gấp hơn 5 lần so với quy mô đô thị hiện nay (theo quy hoạch chung Thành phố đến năm 2020 thì diện tích đô thị của TP. HCM sẽ đạt 90.000 ha (900 kmP

2

P

) với chỉ tiêu sử dụng đất xây dựng đô thị khoảng 40mP

2

P

/người cho 13 quận nội thành và 110m2/người cho các quận mới và các đô thị ngoại vi). Đây là nguồn quỹ đất quý để mở rộng quy mô Thành phố nhằm tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ, tức là "dư địa" cho sự phát triển kinh tế của Thành phố còn rất lớn, chứ không quá chật hẹp như một số đô thị khác trong vùng. Nếu dựa theo quy hoạch phát triển đô thị đến năm 2020 thì phần đất đô thị của TP. HCM sẽ thấp hơn gấp 5 lần hiện nay, nếu xét về phương diện quy mô, nhưng về chất lượng đô thị sẽ đạt trình độ cao hơn rất nhiều so với hiện nay. Các công trình lớn ương chỉnh trang và phát triển đô thị sẽ có tác động rất mạnh đôi với tăng trưởng kinh tế như:

+ Chỉnh trang đô thị cũ, trong đó trọng tâm là xây dựng lại các khu dân cư tập trung ở các quận nội thành, mà điều kiện an sinh không bảo đảm chất lượng cuộc sống (khu vực dân cư sống trong các hẻm sâu ở hầu hết các quận nội thành cần di dời, tái

46

bố trí để xây lại thành những chung cư cao tầng có điều kiện sinh hoạt tốt hơn).

+ Xây dựng đô thị mới Nam Sài Gòn với quy mô 2.600 ha, đồng thời nối kết với việc xây dựng KCN, cảng Hiệp Phước gắn với các khu dân cư thuộc địa bàn huyện Nhà Bè, ở đây hình thành cụm đô thị từ khu vực quận 7 đến cảng Hiệp Phước sẽ mở ra một không gian kinh tế rất lớn cho phía Nam TP. HCM tạo điều kiện phát triển huyện cần Giờ, hướng Thành phố ra biển Đông.

+ Xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm gắn liền với việc phát triển cả quận 9 và quận 2 trong mối liên kết với sự phát triển đô thị Nhơn Trạch (Đồng Nai).

+ Xây dựng đô thị Tây Bắc Thành phố với quy mô 6.000 ha (Hóc Môn, Củ Chi) bao gồm các KCN, dân cư, thương mại - dịch vụ, hướng thành đô thị đối trọng của trung tâm nội thành.

+ Việc mở rộng và xây dựng mới thêm khoảng 4.000 ha KCN gắn với việc phát triển các khu dân cư lân cận sẽ tác động đến quá trình bố trí dân cư và tạo sức ly tâm trong phát triển đô thị.

Những định hướng chỉnh trang và phát triển đô thị nêu trên sẽ tác động rất mạnh đến tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của Thành phố, một đô thị có quy mô 90.000 ha, với dân số trên 10 triệu người. Bên cạnh đó, định hướng phát triển đô thị đến năm 2020 có ảnh hướng rất lớn đến định hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp TP. HCM trong tương lai, mà cụ thể là đến năm 2010 có tính đến năm 2020. Hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ cũng theo hướng phát triển của các đô thị trên địa bàn TP. HCM.

2.1.2.Nhóm yếu tế kinh tế- xã hội

Vai trò, vị trí của một trung tâm kinh tế, văn hoá - xã hội

Với lịch sử trên 300 năm hình thành va phát triển, với 30 năm năm sau ngày giải phóng, TP. HCM ngày nay luôn đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của khu vực Nam Bộ và cả nước. Đặc biệt trong những năm vừa qua, Thành phố vẫn luôn là một đô thị lớn nhất nước, một trung tâm đô thị có nhiều chức năng, có đội ngũ chất xám dồi dào, với các ngành công nghiệp có kỹ thuật tiên tiến, có nhiều sản phẩm công nghiệp đa dạng và chất lượng tốt, nhiều loại hình dịch vụ hiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

47 đại phục vụ sản xuất và dân sinh.

Từ sau ngày giải phóng, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết 01-NQ/TW (ngày OI tháng 09 năm 1982), đánh giá rõ hơn về vai trò vị trí của TP. HCM như sau: "TP.

HCM là một trung tâm kinh tế lớn, một trung tâm giao dịch quốc tế và du lịch của

nước ta. TP. HCM có vị trí chính trị quan trọng sau thủ đô Hà Nội. Người lao động

TP. HCM vốn có tinh thần yêu nước nồng nàn, có truyền thống cách mạng kiên

cường, đồng thời lại rất năng động và giàu sáng tạo trong sản xuất và kinh doanh".

Thành phố cũng đã trở thành một trung tâm giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ của khu vực phía Nam. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đông đảo với hàng chục ngàn người có trình độ cao. Thế mạnh về nguồn nhân lực KHKT này đã giúp Thành phố trở thành một trung tâm đào tạo chuyển giao công nghệ của vùng và cả nước.

Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm tài chính - ngân hàng lớn nhất cả nước. Ngành ngần hàng của Thành phố hiện đang dẫn đầu cả nước về số lượng cơ sở cũng như doanh thu và quan hệ tài chính tín dụng quốc tế. Doanh thu của hệ thống ngân hàng của Thành phố chiếm khoảng 1/3 doanh số toàn quốc.

Dân số và lao động

Trong những năm đầu sau giải phóng dân số Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 3 triệu người. Đến năm 2004, dân số trên địa bàn vào khoảng 6,1 triệu người, trong đó nam chiếm 48,2%, nữ chiếm 51,8 %. Cư dân các quận nội thành vào khoảng 5,1 triệu người, chiếm khoảng 84,0% tổng số dân. Tỷ lệ dân số tăng tự nhiên có xu hướng giảm dần, từ 1,40% năm 1995 giảm xuống còn 1,34 % năm 2000 và 1,2% năm 2004.

Tuy nhiên, dân số trung bình của Thành phố có xu hướng tăng nhanh do tỷ lệ tăng dân số cơ học cao. Nếu tính cả người cư trú không đăng ký chính thức, dân số chắc chắn cao hơn nhiều số liệu thống kê. Trong giai đoạn 1989 - 1995, bình quân hàng năm có thêm khoảng 63. 000 người. Giai đoạn 1995 - 1997, số người nhập cư giảm dần còn khoảng 43.000 người/năm. Từ 1997 đến nay xu thế có giảm dần, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia hàng năm vẫn có hàng chục ngàn người nhập cư vào Thành phố.

48

Dự báo đến năm 2010, với tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm vào khoảng 2,46%/ năm, dân số Thành phố sẽ đạt mức gần 6,6 triệu người.

Về phân bố dân cư theo lãnh thổ, trong những năm gần đây có xu hướng chuyển dịch dân cư từ nội thành ra vùng ven, nên ở các quận mới, huyện ngoại thành đều có tỷ lê tăng dân số cơ học cao. Trong số này, có nhiều lao động nhập cứ từ các tỉnh ngoại thành, nên đã gây sức ép ngày càng tăng với Thành phố về vấn đề giải quyết việc làm và các vân đề xã hội khác. Hàng năm Thành phố phải giải quyết việc làm cho khoảng 180.000 người lao động.

Số ngươi trong độ tuổi lao động hiện vào khoảng 3,58 triệu người. Trong đó số mất sức lao động khoảng 61.700 người, số người có việc làm thường xuyên vào khoảng 2,34 triệu người, chiếm 65,36% số người độ tuổi lao động. số nội trợ và chưa có việc làm vào khoảng 825.000 người. Lực lượng lao động dồi dào, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các ngành công nghiệp, nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển cũng như chuyển dịch cơ cấu công nghiệp.

- Tiến bộ kỹ thuật:

Tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tác động mạnh mẽ đến việc nâng cấp và điều chỉnh cơ cấu ngành trong quá trình chuyển dịch cơ cấu. Ở TP. HCM, với sự xuất hiện của những máy công cụ hiện đại, những bộ lập trình chuyến dụng và những loại vật tư nguyên liệu mới, ngành cơ khí đã bước đầu nâng cấp. Trong lúc đó, ngành công nghệ thông tin non trẻ là ngành đón đầu, hứa hẹn có những đóng góp lớn và là một trong những mũi nhọn của Thành phố.

TP. HCM nằm ở vị trí nối tiếp giữa ĐBSCL và Đông Nam Bộ là những vùng cây công nghiệp, cây lương thực thực phẩm, vùng ngư nghiệp, vùng chăn nuôi lớn. Do đó tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong ngành sinh học sẽ có tác dụng không nhỏ đến việc hình thành những ngành như lai tạo giống cây trồng và vật nuôi bằng kỹ thuật di truyền và biến đổi gen.

Đối với TP. HCM, việc chuyển biến phương thức tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, để duy trì tăng trưởng cao và ổn định hàng năm khoảng 10 - 11% thì vai trò của KHCN sẽ tăng lên và sẽ tác động không nhỏ đến chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

49 Thành phố.

- Về đội ngũ khoa học kỹ thuật:

TP. HCM có ưu thế rất lớn về số lượng và chất lượng của đội ngũ khoa học - kỹ thuật. Theo cuộc điều tra dân số năm 1999, lực lượng KHKT đang sống và làm việc trên địa bàn TP. HCM chiếm khoảng 30% so với cả nước, trong đó phần lớn là lực lượng KHKT trong các ngành khoa học ứng dụng, công nghệ và các ngành kinh doanh. Đây là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với phát triển kinh tế, đặc biệt là trong quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng hiện đại, trong thời đại kinh tế tri thức.

Mặt khác, cùng với quá trình đào tạo của hệ thống giáo dục - đào tạo trên địa bàn cộng với sức hút lực lượng KHKT từ các trung tâm đào tạo khác đến sinh sông và làm việc trên địa bàn Thành phố, thì nguồn nhân lực có trình độ KHKT sẽ tiếp tục gia tăng trong những năm tới. Hiện nay do những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau việc sử dụng đội ngũ KHKT chưa mang lại hiệu quả cao, mà thậm chí phần nào làm lãng phí chất xám, nhưng tiềm năng KHKT của Thành phố vẫn đóng vai trò quyết định trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trong quá trình CNH, HĐH nền kinh tế.

- Đội ngũ công nhân lành nghề:

Với vai trò là một trung tâm công nghiệp, đóng góp 30% giá trị sản lượng công nghiệp của cả nước, công nghiệp trên địa bàn TP. HCM đã và đang tạo ra một đội ngũ công nhân lành nghề, có khả năng nắm bắt công nghệ và kỹ thuật mới. Nguồn đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề ở TP. HCM mang tính chất đặc thù. Với hơn 30.000 cơ sd sản xuất thủ công nghiệp, mà đặc điểm những nơi này, không chỉ là nơi sản xuất, mà còn là nơi đào tạo lực lượng lao động có tay nghề cao, nằm ngoài hệ thông đào tạo của các trung tâm dạy nghề, các trường kỹ thuật. Vì vậy lực lượng công nhân kỹ thuật có tay nghề cao trong hầu hết các ngành kinh tế chính là lợi thế của Thành phố trong quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay Thành phố vẫn đang đứng trước một thực trạng: thừa lao động phổ thông, nhưng thiếu nghiêm trọng công nhân lành nghề trong hầu hết các ngành công nghiệp. Do đó, nếu kinh tế TP. HCM chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp

50

- công nghệ cao, thì nhu cầu công nhân lành nghề, được đào tạo căn bản, sẽ tạo áp lực rất lớn với thị trường lao động của Thành phố. Do đó, có thể nói rằng, công nhân lành nghề là một thế mạnh của nguồn nhân lực Thành phố, nhưng đồng thời cũng đang là thách thức đối với Nhà nước trong nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng CNH,HĐH.

- Đội ngũ doanh nhân:

TP. HCM có truyền thông kinh doanh năng động nhất ở nước ta. Đội ngũ doanh nhân trên địa bàn Thành phố là thế mạnh so với nhiều địa phương khác. Với hơn 30.000 doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn cùng với khoảng 200.000 hộ sản xuất kinh doanh cá thể trong các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ đã tạo cho Thành phố

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 57)