3.3.Định hướng chuyển dịch cơ cấu một số ngành công nghiệp TP Hồ Chí Minh đến năm

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 115 - 138)

3.3.1.Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

Thực trạng cơ cấu kinh tế công nghiệp của TP. HCM năm 2004 như sau: công nghiệp khai thác chiếm 0,1%; công nghiệp chế biến chiếm 97,2%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước chiếm 2,7% trong tổng số ngành công nghiệp trên địa bàn TP. HCM. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm toàn ngành công nghiệp của TP. HCM là 15,06%/năm giai đoạn 1991 - 2004 trong đó: công nghiệp khai thác đạt 0,9%/năm; công nghiệp chế biến đạt 15,45%/năm; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước đạt 5,91%/năm.

U

Định hướngU:

Tăng nhanh GTSX ngành công nghiệp, chú trọng phát triển các ngành công nghiệp chủ lực (cơ khí chế tạo máy, hoa chất, điện tử - tin học truyền thông). Giảm tỷ trọng ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến trong tổng số ngành công nghiệp.

U

Mục tiêuU:

Thúc đẩy phát triển công nghiệp nhằm giữ vững tỷ trọng GTSX của Thành phố so với cả nước trong giai đoạn 2006 - 2010. Mục tiêu công nghiệp Thành phố đến năm 2010 sẽ thể hiện như sau: công nghiệp chế biến có cơ cấu khoảng 97,68% so với mức 97,09% năm 2004 và sẽ chiếm khoảng 32% giá trị công nghiệp chế biến toàn quốc. Công nghiệp khai thác chiếm 0,04% so với mức 0,06% năm 2005 và chiếm 0,12% giá trị công nghiệp khai thác toàn quốc. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước chiếm 2,28% và sẽ chiếm 12% giá trị công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước toàn quốc.

116

Ngành công nghiệp chế biến đóng vai trò hết sức quan trọng đối trong ngành công nghiệp của Thành phố, chiếm một tỷ lệ rất cao (97,2% năm 2004). Với những điều kiện thuận lợi như hiện nay cũng như trong tương lai, tỷ trọng của ngành sẽ tiếp tục thay đổi, để đáp ứng mục tiêu đề ra với vai trò là một ngành trọng yếu của Thành phố cũng như cả nước. Hiện nay điều kiện để phát triển ngành công nghiệp chế biến rất thuận lợi: TP. HCM là một trung tâm kinh tế, văn hoa chính trị lớn của cả nước, với vị trí địa lý thuận lợi trong việc giao lưu trao đổi nguyên liệu, hàng hoá với các vùng khác trong cả nước cũng như các nước khác trên thế giới.

Nguồn lao động dồi dào, từ lao động thủ công đến lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Hằng năm nguồn lao động từ các tỉnh khác trong cả nước tập trung về đây để tìm việc làm rất lớn, đặc biệt đối với những ngành cần nhiều lao động như: dệt may - da giày, nhựa, chế biến thực phẩm, đồ uống. Đây là những ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu ngành công nghiệp của TP. HCM.

Bên cạnh lực lượng lao động có trình độ thấp, trong tương lai với ưu thế là nơi tập trung những lao động có tay nghề và trình độ kỹ thuật cao cần thúc đẩy phát triển một số ngành công nghiệp hiện đại. TP. HCM là nơi tập trang các cơ sở nghiên cứu, đào tạo của cả nước. Mặt khác, với cơ chế kinh tế thị trường TP. HCM là địa bàn thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt đối với ngành công nghiệp chế biến, trong đó ngành chế biến đồ uống, hoa chất, điện tử - tin học. Do đặc điểm lịch sử, Thành phố có điều kiện tiếp xúc nhanh với công nghệ nguồn của các nước công nghiệp phát triển.

117

3.3.2.Định hướng chuyển dịch ngành công nghiệp chế biến

Thực hiện đến hết năm 2004, cơ cấu nội bộ của ngành công nghiệp chế biến như

sau: công nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống 20,0%; thuốc lá 3,8%; dệt may- da

giày 20,2%; nhựa, hóa chất 17,6%; cơ khí chế tạo máy 12,7%; chất khoáng phi kim

3,8%; điện tử - tin học, truyền thong 8,8%; luyện kim 2,9%....

• Ngành công nghiệp chế biến NLS, thực phẩm và đồ uống

Dự kiến tăng trưởng với tốc độ thấp dưới 10%/năm và tỷ trọng sẽ giảm dần trong cơ cấu ngành công nghiệp TP. HCM. Tỷ trọng của ngành này trong cơ cấu công nghiệp của Thành phố vào năm 2005 đạt khoảng 25,70% và sẽ giảm còn khoảng 18,7% vào năm 2010. Đồng thời giảm việc đầu tư theo chiều rộng, tập trung phát triển chiều sâu bằng việc sử dụng các công nghệ hiện đại, tạo ra các sản phẩm tinh chế có giá trị gia tăng cao và việc sơ chế thực hiện tại vùng nguyên liệu.

118 triển trong giai đoạn 2006-2010 như sau:

Công nghiệp thực phẩm: phát huy tối đa năng lực sản xuất, hướng đến xuất

khẩu, nâng cao giá trị sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm. Các ngành chủ yếu gồm: các ngành công nghiệp chế biến sữa, chế biến dầu thực vật, công nghiệp xay xát, công nghiệp chế biến thúy sản, công nghiệp chế biến thịt, công nghiệp bia, rượu và nước giải khát.

Công nghiệp chế biến gỗ: phát triển việc chế tạo sản phẩm gỗ hướng đến xuất

khẩu từ gỗ nhân tạo và rừng trồng, chế biến các sản phẩm gỗ tinh chế có giá trị cao và đồ thủ công mỹ nghệ.

Công nghiệp giấy: tiến hành di dời các cơ sở hiện có và không khuyến khích

việc phát triển ngành công nghiệp giấy tại TP. HCM.

Cho đến nay, lợi thế của TP. HCM trong ngành chế biến nông, lâm sản, thực phẩm và đồ uống đã có xu thế giảm dần, khiến tăng trưởng công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm và đồ uống nói riêng trên địa bàn trong một số năm gần đây không đạt như mong muôn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do: nguồn cung cấp nguyên liệu từ các tỉnh đồng ĐBSCL và Tây Nguyên đã giảm, do ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm đã và đang phát triển ở những tỉnh này. Sản phẩm xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm không thông qua cảng Sài Gòn, đặc biệt nguồn lao động tại chỗ ở các tỉnh này là một ưu thế lớn. Do vậy, tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm trên địa bàn TP. HCM sẽ giảm tỷ trọng trong cơ cấu công nghiệp Thành phố trong tương lai.

Ngành công nghiệp hoá chất

Tập dung sắp xếp, chọn lọc, tích cực chuẩn bị các dự án đầu tư trọng điểm, chuẩn bị nguồn lực, quy hoạch việc phát triển các ngành công nghiệp hoá chất trên địa bàn, đặc biệt là ngành hoá dược, sản xuất thuốc y tế, đây là ngành công nghiệp phù hợp với tiềm năng, thế mạnh và vai trò của Thành phố. Do đó, cần chuẩn bị việc đào tạo lực lượng lao động có trình độ phù hợp cả về kỹ thuật lẫn quản lý. Đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cấp các cơ sở hiện có nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh

119 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của sản phẩm và hướng mạnh về thị trường xuất khẩu.

Thị trường các sản phẩm hoa chất và nhựa: nhu cầu hoá chất phục vụ nông nghiệp của các địa phương xung quanh TP. HCM rất lớn. Nhu cầu tiêu thụ phân bón của cả nước ngày càng cao. Các hoá chất phục vụ cho công nghiệp cũng rất lớn. Hiện nay Việt Nam chỉ sản xuất được một số hoá chất vô cơ phục vụ cho sản xuất phân lân, giấy, kính, dược phẩm, chất tẩy rửa...và hiện nhập khẩu nhiều sản phẩm hoa chất khác. Ngoài ra các hoa chất tiêu dùng, sản phẩm điện hóa, sản phẩm chất dẻo và đồ nhựa đều có nhu cầu tiêu dùng lớn, không chỉ đáp ứng cho Thành phố mà còn đáp ứng cho các tình xung quanh cũng như cả nước.

Sắp xếp, di dời các cơ sở, ngành nghề sản xuất gây ô nhiễm môi trường, như sản xuất các sản phẩm cao su, nhựa hiện có trên địa bàn. Phối hợp với một số địa phương phát triển ngành công nghiệp hóa chất như sản xuất axít béo, tinh dầu, cồn thực vật.

Đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ thiết bị của các cơ sở sản xuất hiện có, nhằm nâng cao sản phẩm trong xu thế cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong và ngoài nước.

Trên cơ sở cân đối mục tiêu phát triển ngành của vùng KTTĐ phía Nam và của cả nước, đầu tư phát triển có chọn lọc một số dự án sản xuất hoa chất trên địa bàn tương xứng với tầm vóc của một Thành phố công nghiệp hàng đầu của cả nước.

Tập trung nguồn lực đầu tư phát triển mạnh một số chuyên ngành hoa chất trọng điểm như sản xuất dược liệu và bào chế thuốc, các sản phẩm chất dẻo và đồ nhựa cao cấp, các sản phẩm cao su, chất tẩy rửa và mỹ phẩm xuất khẩu. Chú ý phát triển các sản phẩm từ nguyên liệu tự nhiên và có sẩn trong nước.

Phấn đấu đạt tỷ trọng so với toàn ngành công nghiệp trên địa bàn Thành phố là 19,56% năm 2005 và 20,66% năm 2010. So với 17,6% năm 2004. Tỷ trọng của ngành so với toàn quốc là 53 - 54%năm 2010.

Đến năm 2010 tỷ trọng ngành công nghiệp nhựa - hoá chất sẽ đạt được cơ cấu 20,66% vào năm 2010 và chiếm khoảng 54% của ngành so với toàn quốc. Để khẳng định điều này, chúng tôi đã dựa trên những cơ sở sau:

120

nghiệp của các địa phương xung quanh TP. HCM rất lớn. Đến năm 2005 Việt Nam phải tiếp tục nhập khẩu một lượng lớn phân bón các loại, Đối với các hoa chất phục vụ cho công nghiệp cũng rất lớn. Hiện nay Việt Nam chỉ sản xuất được một số hoá chất vô cơ phục vụ cho sản xuất như: phân lân, giấy, kính, dược phẩm, chất tẩy rửa.... Ngoài ra các hoá chất tiêu dùng, sản phẩm điện hóa, sản phẩm chất dẻo và đồ nhựa đều có nhu cầu tiêu dùng lớn, không chỉ đáp ứng cho Thành phố mà còn đáp ứng cho các tĩnh xung quanh cũng như cả nước. Trong tương lai, khi các dự án lớn như sản xuất bột giấy, kính xây dựng, luyện nhôm., được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động thì nhu cầu các loại hóa chất vô cơ cơ bản sẽ tăng lên rất nhanh.

Đối với các sản phẩm điện hóa, Việt Nam mới chỉ sản xuất và đáp ứng được các loại sản phẩm thông dụng như pin R6, R20 và ắc quy cho ô tô, xe máy. Còn các sản phẩm đặc biệt khác như ắc quy cho bưu chính viễn thông, ắc quy kiềm, các loại pin cho máy tính, đồng hồ, phim ảnh, hiện chưa sản xuất được và phải nhập khẩu. Trên địa bàn TP. HCM có thể phát triển sản xuất các loại sản phẩm này, do có nhu cầu tiêu thụ lớn và có hạ tầng cơ sở tốt. Trong tương lai các loại pin, ắc quy thông dụng sẽ tiếp tục được đầu tư mở rộng sản xuất thêm. Đồng thời cần đầu tư xây dựng mới các nhà máy sản xuất các loại sản phẩm điện hoa có yêu cầu kỹ thuật cao trên địa bàn.

Đối với các loại hoá chất tiêu dùng, trên địa bàn có một số mặt hàng đã có năng lực sản xuất dư thừa với nhu cầu như các chất giặt, tẩy rửa, mỹ phẩm, một số loại sơn thông dụng. Việc dự báo nhu cầu thị trường, d đây sẽ tập trung cho những mặt hàng có khả năng được ưu tiên phát triển trên địa bàn trong tương lai. Đó là các sản phẩm hoa dược, nhựa - chất dẻo và các sản phẩm cao su.

Mặt khác, TP. HCM với vai trò là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoa, khoa học lớn của cả nước. Trình độ cán bộ khoa học cũng như lực lượng lao động có tay nghề đủ để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp nhựa - hoa chất trong tương lai. Hơn nữa, TP. HCM cũng như các tỉnh thành khác trong cả nước là thị trường lớn để tiêu thụ những sản phẩm của ngành.

Ngành công nghiệp cơ khí chế tạo máy

Song song với việc đầu tư trực tiếp vào công nghệ cơ-điện tử hiện đại, cần phải đầu tư theo chiều sâu củng cố và hoàn thiện các dạng công nghệ cơ bản như công

121

nghệ tạo phôi, đúc, rèn, nhiệt luyện...., các khâu công nghệ sẽ quyết định chất lượng và tuổi thọ của sản phẩm.

Trong những năm vừa qua, công nghiệp cơ khí của cả nước nói chung và của Thành phố nói riêng tổ chức theo hình thức phân tán, khép kín, manh mún kém hiệu quả do nhiều đầu mối quản lý gây lãng phí nguồn lực.

Hướng đến cần triệt để xoa bỏ hình thức sản xuất khép kín, kém hiệu quả sang hình thức tổ chức sản xuất theo dạng vệ tinh, thể hiện tính chạt chuyên môn hoa sâu và hợp tác hóa rộng. Đây là hình thức tổ chức sản xuất mang tính chất đặc thù của ngành cơ khí tại các nước công nghiệp phát triển.

Phấn đấu tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp cơ khí trong cơ cấu ngành công nghiệp của Thành phố đạt 18,6% năm 2005 và 29,58%% năm 2010.

Trong giai đoạn 2001-2005 tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 22,5%/năm và trong giai đoạn 2006 - 2010 sẽ tiến hành tổ chức sắp xếp lại ngành công nghiệp cơ khí trên địa bàn, di chuyển một số cơ sở sản xuất đến địa điểm mới song song với việc đầu tư cải tạo, tiến hành đầu tư một số dự án mới mang tính chủ lực của ngành và cải tạo một số cơ sở sản xuất. Do đó, tốc độ tăng trưởng dự kiến khoảng 20%/năm.

Để đạt được tỷ trọng 18,6% vào năm 2005 và 29,58% vào năm 2010 trong cơ cấu trong ngành công nghiệp của Thành phố năm 2004 là 17,0% là có thể đạt được. Thứ nhất, TP. HCM là nơi có điều kiện để phát triển ngành này, lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật cao, cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng đáp ứng được yêu cầu của ngành. Thứ hai, thị trường tiêu thụ nhưtig sản phẩm của ngành cơ khí lớn, không chỉ d TP. HCM mà còn ở các tỉnh thành trong vùng KTTĐ phía Nam cũng như cả nước. Hiện nay, chủ trương của Đảng và Nhà nước là tiêu thụ những sản phẩm trong nước có chất lượng cao thay thế những máy móc nhập khẩu trước đây. Chính vì vậy, ngành công nghiệp cơ khí chế tạo máy và gia công kim loại được Ủy Ban nhân dân TP. HCM xem là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của TP. HCM. Tuy nhiên, toong giai đoạn 2005 - 2010, dự kiến tốc độ tăng trưởng bình quân là 20%/năm, do phải di dời một số cơ sở sản xuất đến địa điểm mới nên dự kiến tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm sẽ thấp hơn so với giai đoạn 1991 - 2004 (22,8%/năm).

122

Ngành công nghiệp điện tử - tin học, truyền thông

Song song với việc đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, cần đẩy mạnh phát triển các sản phẩm điện tử công nghiệp, thiết bị và dịch vụ công nghệ thông tin, phần mềm, công nghệ viễn thông theo xu hướng của thế giới.

Ưu tiên phát triển các phần mềm ứng dụng và dịch vụ mạng để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Đến năm 2010, ngành công nghiệp điện tử-tin học, truyền thông trên địa bàn TP. HCM ữở thành một ngành mũi nhọn, có thị trường xuất khẩu ổn định, phát triển đồng bộ phần cứng và phần mềm.

Là một trung tâm sản xuất linh kiện điện tử, cấu kiện, hệ thống thiết bị phục vụ xuất khẩu, sản xuất các phần mềm và dịch vụ tin học-viễn thông trong khu vực ASEAN. Hỗ trợ các tỉnh trong và ngoài vùng KTTĐ phía Nam, ứng dụng và phát triển ngành công nghệ thông tin, góp phần tạo ra sức mạnh tổng hợp thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả Nam Bộ.

Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp điện tử-tin học, truyền thông trở thành một ngành kinh tế chủ lực của Thành phố và là nền tảng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Thành phố và cả nước, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2006 - 2010 khoảng 28%/năm

TP, HCM là địa phương có tiềm năng lớn nhất cả nước để phát triển ngành công nghiệp điện tử - tin học vì ở đây có điều kiện thuận lợi để phát triển. Lợi thế của Việt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 115 - 138)