1.4.Kinh nghiệm một số nước trong quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghi ệp

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 43)

vi toàn thế giới. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo các nhóm nước hay trong mỗi quốc gia đang diễn ra phù hợp với tiến bộ KHKT và căn cứ vào nhiều yếu tố khác nữa như: thị trường, tiềm năng hay thế mạnh của từng nước, từng khu vực.

- Giai đoạn 1: Chuyển dịch cơ cấu từ thay thế nhập khẩu sang xuất khẩu.

- Giai đoạn 2: Tăng tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng vốn và công nghệ cao.

Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo vùng lãnh thổ

Quá trình hình thành và phát triển cơ cấu lãnh thổ cần định hướng vào việc tạo lập các cực phát triển, bao gồm các điểm, các trung tâm, hành lang, vùng chuyên môn hoa sản xuất, các bộ phận kinh tế lãnh thổ đặc biệt, các khu chế xuất... tạo điều kiện nâng cao hiệu quả đầu tư, khai thác triệt để tiềm năng đa dạng và lợi thế so sánh của các bộ phận lãnh thổ khác nhau, giải quyết các vấn đề kinh tế, dân số, xã hội và môi trường. Giai đoạn đầu tập trung phát triển có trọng điểm, giai đoạn sau chuyển dịch phát triển công nghiệp đến các vùng sâu, vùng xa hơn để tạo động lực cho các vùng này phát triển nhanh, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng.

1.4.Kinh nghiệm một số nước trong quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp nghiệp

1.4.1.Kinh nghiệm Nhật Bản

Trong điều chỉnh cơ cấu công nghiệp, Nhật Bản ưu tiên những ngành có hàm lượng kỹ thuật cao, sử dụng ít nguyên, nhiên liệu và lao động sống như: sản xuất máy tính điện tử, máy bay, rôbốt công nghiệp, thiết bị thủy điện, thiết bị liên lạc, thiết bị tự động hoá.,.

Thời gian từ 1975 đến 1987, sản xuất công nghiệp đã tăng 73,1%, nhưng tổng lượng tiêu dùng nguyên vật liệu giảm 16,9% hàm lượng vật tư của sản xuất công nghiệp giảm 51,5%. Năng suất lao động tăng gấp đôi, đạt tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm 6,5%. Đồng thời trong những năm 70, Nhật Bản đã thực hiện một chiến lược phát triển KHKT và công nghệ tiên tiến, mở rộng hợp tác KHKT.

38

hoặc gián tiếp để thúc đẩy quá trinh cải tổ cơ cấu công nghiệp.

• Đưa ra Luật về những biện pháp tạm thời ổn định các ngành công nghiệp suy thoái đã được sữa đổi lại thành Luật về những biện pháp tạm thời nhằm điều chỉnh cơ cấu những ngành công nghiệp cụ thể.

• Các công ty thuộc các ngành này có thể được miễn giảm thuế hoặc vay vốn có tính chất trợ cấp từ Ngân hàng phát triển Nhật Bản để làm dịu bớt những khó khăn nảy sinh từ việc loại bỏ thiết bị và máy móc .

1.4.2.Hàn Quốc

Với sự phát triển kinh tế, công nghiệp nhanh chóng sau 3-4 thập niên Hàn Quốc đã tiến sát trình độ phát triển của các nước tiến tiến. Thành công này thể hiện ở nhiều mặt: kết cấu của nền kinh tế đã thay đổi, chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp.

Giai đoạn 1953 - 1961: Phát triển công nghiệp dựa vào thị trường nội địa thông

qua chiến lược thay đổi nhập khẩu.

Phát triển công nghiệp chủ yếu dựa vào tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nội địa, phát triển phục hồi ngành công nghiệp nhẹ sản xuất hàng tiêu dùng và một số cơ sở công nghiệp nặng để sản xuất các mặt hàng phục vụ nông nghiệp như: phân bón, hoa chất với quy mô nhỏ. Hàng loạt các biện pháp bảo hộ thị trường nội địa để hỗ trợ cho nền công nghiệp dân tộc non trẻ đã được triển khai. Trong 9 năm kể từ 1952 - 1961, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt mức trung bình 3,7%, xuất khẩu chỉ đạt 1%. Song đã tạo ra được môi trường cho nền kinh tế hàng hoá với hệ thống pháp luật riêng, các quy định về kinh doanh, thuế khoá, tín dụng xuất nhập khẩu được hình thanh, một lực lượng lao động có kiến thức cơ bản để đáp ứng nhu cầu công nghiệp.

Giai đoạn 1962 -1969: đẩy nhanh công nghiệp hoá dựa vào khai thác thị trường

thế giới và liên kết quốc tế. Phát triển công nghiệp nặng và hoa chất, tạo nguồn hàng mới cho xuất khẩu.

Điều chỉnh chiến lược bước vào thời kỳ phát triển công nghiệp kỹ thuật cao. Chính phù đã thực hiện những đổi mới về quan niệm quản lý, Nhà nước giảm can thiệp qua chương trình tự do hoá, bằng cách ban hành các đạo luật như: chống độc

39

quyền, buôn bán trung thực (năm 1980), Luật quản lý đầu tư vào các xí nghiệp của Chính phủ (1983) và lập Phòng đánh giá hoạt động của các công ty Nhà nước (1984. Bên cạnh đó tiếp tục khắc phục tình trạng tụt hậu của công nghiệp vừa và nhỏ, thực hiện nâng cấp công nghiệp lần thứ hai: phát triển các ngành có kỹ thuật cao với hai biện pháp chính là nhập khẩu kỹ thuật từ nước ngoài và mỏ rộng nghiên cứu để tự túc các công nghệ hiện đại.

1.4.3.Thái Lan

Ở Thái Lan quá trình công nghiệp hóa được khởi xướng từ năm 1954, bước vào thập niên 60, kế hoạch đầu tư kinh tế chú trọng sản xuất thay thế nhập khẩu, chủ yếu hướng vào thị trường nội địa. Với hai kế hoạch 5 năm (1961 -1966 và 1967 -1971) đã chú trọng vào các ngành công nghiệp sử dụng nhiều nguyên liệu, lao động trong nước để sản xuất hàng hoa thay thế nhập khẩu. Chính phủ Thái Lan đã đề ra các chính sách bảo hộ công nghiệp trong nước cạnh tranh với hàng nhập trong các ngành công nghiệp hoá chất, dệt, chế biến thực phẩm, lắp ráp động cơ ô tô. Bước vào thập kỷ 70, Thái Lan chuyển sang chiến lược ''hướng về xuất khẩu" và bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần 3 (1971-1976). Luật đầu tự nước ngoài ra đời và việc khuyến khích đầu tư được coi là cơ chế để đẩy nhanh quá trình CNH. Các KCN phát triển nhanh, đẩy nhanh phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng thuế ưu đãi, với các điều kiện thuận lợi về đầu tư và xuất khẩu. Chủ trương tư nhân hoa các xí nghiệp nhà nước, đặc biệt là trong đầu tư hạ tầng cơ sở. Gần đây Chính phủ Thái Lan đã thông qua kế hoạch tổng thể, cơ cấu lại nền công nghiệp nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường thế giới với các biện pháp như:

- Tập trung định hướng vào thị trường trung, cao cáp, có giá trị cao. Đồng thời giảm chi phí sản xuất và rút ngắn thời gian giao hàng.

- Nâng cao trình độ nhân lực phù hợp với công nghệ và thiết bị mới. Tăng cường tìm kiếm các đối tác chiến lược, tiếp cận các thị trường mới.

- Đẩy nhanh chiến lược phi tập trung hoá và công nghiệp hóa nông thôn cùng với việc khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp kỹ thuật cao.

40 khuyến khích phát triển công nghiệp mạnh.

1.4.4.Malaixia

Công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu, từ cuối năm 1950 tới 1960. Chính phủ tìm mọi cách để thúc đẩy công nghiệp phát triển theo hướng thay thế nhập khẩu, tạo cơ sở hạ tầng thuận lợi và khuyến khích cần thiết khác để thu hút đầu tư nước ngoài nhằm xây dựng các nhà máy sản xuất, lắp ráp các mặt hàng đẩy mạnh xuất khẩu. Chính phủ đã thực hiện bảo hộ thị trường nội địa thông qua hệ thống thuế quan. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu: Nhà nước tập trung cho việc hiện đại hoa một nền kinh tế mở tư bản chủ nghĩa, thành lập các KCX vào những năm 70. Chiến lược công nghiệp hoá trên cơ sở công nghiệp nặng, triển khai kế hoạch hoa trên cơ sở công nghiệp nặng theo mô hình của Hàn Quốc từ năm 1972. Với chiến lược này, Chính phủ Malaixia đã tiến hành xây dựng nhà máy gang thép, xây thêm các ngành máy xi măng, nhà máy sản xuất ô tô, nhằm phát triển kinh tế quốc dân và khu vực công nghiệp một cách hài hoà, cân đối và hợp lý.

Xu hướng mới của công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu được bắt đầu từ năm 1986 và nó đã phục hồi nhanh chóng nền kinh tế nhờ các nguyên nhân như: sự điều chỉnh tiền tệ quốc tế sau năm 1985, sự thả nổi đồng Ringgit đã dẫn đến sự phá giá mạnh mẽ của đồng Ringgit, đã giúp đáng kể cho khu vực xuất khẩu và hạ chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí lao động xuống thấp. Tự do hoá các khu vực đã cho phép khu vực tư nhân phát triển mạnh và ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Chính phủ đã giảm vai trò của khu vực Nhà nước xuống bằng cách tinh giảm bộ máy hành chính xuống còn 800.000 người, các cơ quan hành chính hoạt động không chồng chéo, chi tiêu của Chính phủ cũng giảm, nới lỏng bộ luật đầu tư công nghiệp và bộ luật khuyến khích đầu tư cũng là những đóng góp tích cực cho đầu tư, tăng trưởng xuất khẩu.

1.4.5.Những bài học kỉnh nghiệm từ thực tế các nước vận đụng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Việt Nam

❖Xác định lợi thế so sánh của đất nước trước khi định ra chiến lược phát triển kinh tế, phát triển công nghiệp về các mặt: vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở

41

hạ tầng, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, lao động và trình độ kỹ thuật, tay nghề.

❖Xác định chiến lược phát triển công nghiệp theo hướng kết hợp cả chiến lược thay thế nhập khẩu và chiến lược hướng ra xuất khẩu.

❖Lựa chọn cơ cấu phát triển công nghiệp và những ngành công nghiệp mũi nhọn theo từng thời kỳ một cách hợp lý.

❖Chính sách của Chính phủ: cần có những chính sách phù hợp như chính sách thuế quan và phi thuế quan, chính sách hỗ trợ von, chính sách hỗ trợ đào tạo ĩiguyồn nhân lực, hỗ trợ thông tin, thị trường maketing để tạo điều kiện thuận lợi nhất phát triển công nghiệp, đồng thời có sự thay đổi, điều chỉnh các chính sách thường xuyên để một mặt bảo trợ được sản xuất trong nước nhưng mặt khác cũng để sản xuất trong nước tự vươn lên thì mới có thể hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.

❖Tổ chức các khu vực công nghiệp theo cụm công nghiệp, các đặc khu kinh tế nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và tể chức sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu.

❖Luôn luôn đổi mới kịp thời quan điểm, chiến lược, chính sách phát triển cho phù hợp với diễn biến tình hình ở trong, ngoài nước. Giải quyết những vấn đề nảy sinh trên con đường phát triển, đẩy nhanh nhịp độ công nghiệp hoa và nâng cấp không ngừng tới mức cao nhất để có thể không tụt hậu xa so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.

❖Khuyến khích phát triển nhịp nhàng giữa các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, tạo ra những phân công hoá, hợp tác hoá trong sản xuất.

❖Quan tâm đúng mức và có những biện pháp khuyến khích nghiên cứu khoa học - công nghệ (KHCN) gắn liền với sản xuất. Coi KHCN là lực lượng sản xuất trực tiếp trong phát triển công nghiệp.

1.4.6.Tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở Việt Nam

Giai đoạn 1: Bước đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoa, phát triển

các ngành công nghiệp có hàm lượng lao động và tài nguyên thiên nhiên cao. Đây là những ngành nhanh chóng tạo ra nhiều việc làm, thu nhập và tích lũy để chuẩn bị cho

42

phát triển các tiềm lực công nghiệp lớn hơn, có hàm lượng công nghệ và vốn cao ở giai đoạn tiếp theo. Trong giai đoạn này, trọng tâm phát triển các ngành công nghiệp vừa đáp ứng nhu cầu trong nước vừa hướng vào xuất khẩu, đồng thời co một số ngành có hàm lượng công nghệ cao, chủ yếu là các ngành cơ sô hạ tầng: điện, điện tử, viễn thông, giao thông vận tải. Càng đến giai đoạn sau, các yếu tố về lao động rẻ, tài nguyên, nông lâm sản giảm dần về lợi thế tương đối, nhường chỗ cho những ngành có lợi thế về von, công nghệ ngày càng phát triển cả về số lượng và trình độ. Cơ cấu kinh tế công nghiệp thay đổi theo hướng tăng mạnh tỷ trọng những ngành, lĩnh vực phát huy được nhiều lợi thế mới, nhất là các ngành công nghiệp tiên tiến.

Giai đoạn 2: phát triển mạnh các ngành có hàm lượng vốn và công nghệ cao,

với trọng tâm là hiện đại hoá. Khi đó, thu nhập bình quân trên đầu người đạt 1.500 - 2.000 USD trở lên, tỷ trọng công nghiệp chiếm khoảng 35 -40% GDP. Các ưu thế về giá nhân công rẻ, tài nguyên thiên nhiên đã giảm và xuất hiện ưu thế mới về vốn, công nghệ, ữình độ lao động.

Để tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp mới trong nước phát triển, trước mắt vẫn cần thực hiện chính sách bảo hộ một cách có chọn lọc, có điều kiện, thời hạn. Nghĩa là một chính sách bảo hộ chỉ dành cho một số ngành công nghiệp sẽ là mũi nhọn xuất khẩu chủ lực, phát huy tốt những lợi thế của đất nước với những điều kiện chặt chẽ về thời gian bảo hộ.

43

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 43)