2.2.Hiện trạng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp TP.HCM giai đoạn 1991-

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 57 - 94)

2004

2.2.1.Tăng trưởng công nghiệp

Trong giai đoạn 1991 - 1995, với chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, ngành công nghiệp trên địa bàn TP. HCM có những bước tăng trưởng cao. Trong giai đoạn này, ngành công nghiệp TP. HCM phải chịu nhiều sức ép nặng nề như: tình trạng thiếu điện từ nhiều năm trước vẫn không được cải thiện, hàng ngoại nhập tràn vào Thành phố bằng nhiều đường, cả chính thức lẫn nhập lậu, cạnh tranh về chất lượng mẫu mã lẫn giá cả (đặc biệt trong thời kỳ này là sự cạnh tranh của hàng nhập lậu), máy móc, thiết bị, công nghệ sử dụng từ nhiều năm qua trong suốt thời kỳ sản xuất kế hoạch hóa tập trang hầu như chưa được đầu tư đổi mới, người lao động thì ngoài bản chất khéo léo và cần cù ra, hầu như chưa được học hỏi, tiếp cận thông tin về công nghệ mới, mặt khác chưa bỏ được thói quen của thời bao cấp.

Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp của Thành phố vẫn đạt được mức tăng trưởng khá đều đặn, giá trị sản lượng công nghiệp năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 1991 - 1995 là 15,58%/năm. Nhiều sản phẩm công nghiệp của Thành phố đã bước đầu chiếm lại được thị trường trong nước, dần dần lây lại thế mạnh cạnh ừanh so với hàng ngoại nhập, nhất là ương lĩnh vực công nghiệp chế biến: bột giặt, sản phẩm nhựa, giày dép, mì ăn liền. Nhiều doanh nghiệp tư nhân ra đời và góp phần tạo việc làm cho hàng vạn lao động.

58

So với giai đoạn 1991 - 1995, thì giai đoạn 1996 - 2000 có tốc độ tăng trưởng hàng năm thấp hơn, chỉ đạt 14,14%/năm so với 15,58%/năm giai đoạn 1991 - 1995. Nguyên nhân của hiện tượng giảm đà phát triển này chủ yếu là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng của khu vực, cả nước cũng như ngành công nghiệp. Ngoài ra còn có thể kể đến một số nguyên nhân khác như: nguồn nguyên liệu chưa được sử dụng tương xứng, đầu tư cho đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ còn thấp, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt cả với thị trường nội địa lẫn thị trường quốc tế, thị trường không được mở rộng... và các nguyên nhân chủ quan như năng lực quản lý chưa ngang tầm với sự phát triển, trình độ tay nghề của người lao động tuy có nâng lên nhưng vẫn chưa tương xứng với yêu cầu phát triển.

Đến giai đoạn 2001 - 2004, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành công nghiệp đã có sự thay đổi, cụ thể là giai đoạn này đã đạt mức 15,70%/năm. Riêng đối với ngành công nghiệp chế biến trong giai đoạn này có tốc độ tăng trưởng là 15,92%, vẫn thấp hơn giai đoạn 1991 - 1995 là 16,28%. Công nghiệp khai thác có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn giai đoạn 1991 - 1995, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2001 - 2004 là 15,34%/năm. Trong khi đó công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước chỉ đạt 1,61%/năm, thấp hơn giai đoạn 1991 - 1995 là 3,18%/năm.

59

Tốc độ tăng trưởng giá tri sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP. HCM luôn cao hơn so với cả nước (bình quân giai đoạn 1991 - 2004 TP. HCM đạt 15,06%/năm, trong khi đó cả nước chỉ đạt 14,64%/năm). Trong khi đó tỷ trọng giá tri sản xuất công nghiệp của TP. HCM so với cả nước tăng không đáng kể (từ 28,55% năm 1995 tăng lên 29,55% năm 2002). Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng trên 34% so với cả nước giai đoạn 1995 - 2002. Như vậy, ngành công nghiệp chế biến của TP. HCM luôn giữ vị trí quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến của cả nước. Do đó, TP. HCM cần có những biện pháp nhằm phát triển đồng bộ ngành công nghiệp chế biến nói riêng và ngành công nghiệp nói chung, góp phần vào sự phát triển ngành công nghiệp của cả nước.

2.2.2.Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

Do sự khác nhau về mức độ tăng trưởng giữa các ngành công nghiệp nên cơ cấu ngành công nghiệp TP. HCM có sự chuyển dịch trong giai đoạn 1991 - 2004. Trong cơ cấu ngành công nghiệp của TP. HCM, chiếm tỷ trọng lớn nhất là ngành công nghiệp chế biến, cơ cấu này có sự thay đổi đáng kể từ năm 1991 đến năm 2004. Năm 1991, ngành công nghiệp chế biến đạt giá trị sản xuất là 8.972,5 tỷ đồng, chiếm 93,81%, lao động sản xuất công nghiệp chiếm 91,5% trong tổng số lao động công nghiệp và chiếm tỷ lệ 98,5% số cơ sở sản xuất công nghiệp.

60

Trong khi đó ngành công nghiệp khai thác đạt GTSX công nghiệp là 37,7 tỷ đồng chiếm 0,39%, lao động sản xuất công nghiệp chiếm 0,5% trong tổng số lao động công nghiệp và công nghiệp sản xuất. Ngành công nghiệp sản xuất và phân phôi điện, nước đạt 554,1 tỷ đồng và chiếm 5,79%, lao động công nghiệp chiếm 3,7%. Đến năm 2004, cơ cấu này có sự thay đổi rõ rệt, nhất là công nghiệp chế biến đạt GTSX là 197.911,9 tỷ đồng, chiếm 97,2% trong cơ cấu ngành công nghiệp, với tỷ lệ chuyển dịch tăng 3,39% (từ 93,81% lên 97,2%), lao động công nghiệp của ngành công nghiệp chế biến là 917.611 người chiếm 98,5%, cơ sở sản xuất công nghiệp là 34.652 cơ sở chiếm 98,7%.

Công nghiệp khai thác đạt GTSX là 198,4 tỷ đồng, chiếm 0,1% trong cơ cấu công nghiệp, với tỷ lệ chuyển dịch giảm 0,29% (từ 0,39% xuống còn 0,1%), lao động có 3.421 người, chiếm 0,4% lao động công nghiệp và 435 cơ cở sản xuất công nghiệp chiếm 1,2%.

61

Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước là đạt 5.531.2 tỷ đồng, chiếm 2,7% trong cơ cấu công nghiệp, với tỷ lệ chuyển dịch giảm 3,09% (từ 5,79% xuống còn 2,7%), lao động công nghiệp chiếm 1,1% tổng số lao động công nghiệp và chỉ có 09 cơ sở sản xuất công nghiệp chiếm tỷ lệ 0,1%.

Nhìn chung cơ cấu công nghiệp phân theo ngành có xu hướng chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến (93,81% năm 1991 lên 97,2% năm 2004) với tỷ lệ chuyển dịch là 3,39%. Giảm tỷ trọng ngành công nghiệp khai thác (từ 0,39% năm 1992 xuống còn 0,1% năm 2004) và ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước (từ 5,79% năm 1991 xuống còn 2,7% năm 2002).

2.2.3.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành công nghiệp chế biến

Ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn TP. HCM bao gồm những nhóm ngành như: chế biến nông, lâm sản, thực phẩm và đồ uống; thuốc lá và thuốc lào; dệt may - da giày; ngành nhựa - hóa chất; cơ khí chế tạo máy và gia công kim loại; chất khoáng phi kim; điện tử - tin học, truyền thông; công nghiệp luyện kim và một số ngành công nghiệp khác.

62

Ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn TP. HCM có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với mức tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến cả nước. Giai đoạn 1991 - 2004 tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp chế biến TP. HCM đạt 15,45%/năm, trong khi của cả nước chỉ đạt 15,02%/năm. Sự phát triển trong nội bộ ngành công nghiệp chế biến được thể hiện qua sự biến động cơ cấu các ngành công nghiệp chế biến qua sự phát triển nhanh chậm của từng ngành. Trong giai đoạn 1991 - 2004 trong cơ cấu các ngành công nghiệp chế biến có sự biến động hơn giai đoạn trước dẫn đến sự thay đổi thứ tự các ngành xét về cơ cấu, nhất là đối với những ngành có tỷ trọng lớn.

Đến năm 2004, nhóm ngành chiếm tỷ trọng cao trong ngành công nghiệp chế biến TP. HCM là những ngành sản xuất các sản phẩm thiết yếu, phục vụ đời sống và sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu như: chế biến nông, lâm sản, thực phẩm và đồ uống, dệt may - da giày. Đây là những ngành có khả năng thu hồi vốn nhanh, vốn đầu tư thấp, cần nhiều lao động kỹ thuật và kỹ năng của lao động ở mức trung bình, hàm

63

lượng công nghệ thấp. Từ đó thấy được rằng cơ cấu công nghiệp của TP. HCM chưa phát triển mạnh về chiều sâu (kỹ thuật và công nghệ).

Biểu đồ 2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp chế biến TP. HCM

Chuyển dịch cơ cấu: cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp chế biến tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp điện tử - tin học, truyền thông, ngành cơ khí chế tạo máy, ngành nhựa - hóa chất, dệt may - da giầy và giảm mạnh tỷ trọng các ngành công nghiệp như: chế biến NLS thực phẩm và đồ uống, thuốc lá và thuốc lào. Còn những ngành khác có tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu không đáng kể như: chất khoáng phi kim loại, luyện kim.

64

Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu công nghiệp các ngành công nghiệp chế biến TP. HCM giai đoạn 1991 2004

□ NLS, thực phẩm đồ uống □ Dệt may - da giày □ Nhựa - hoa chất H Thuốc lá É Cơ khí ■ Luyện kim

□ Điện tử - tin học ■ Chất khoáng phỉ kìm ■ Công nghiệp khác

Trong vòng 14 năm (từ 1991 đến 2004), tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm và đồ uống giảm 13,6% (từ 40,7% năm 1991 xuống còn 27,1% năm 2004). Thuốc lá và thuốc lào giảm 3,29% (từ 6,99% năm 1991 xuống còn 3,7% năm 2004), chất khoáng phi kim giảm 1,3% (từ 4,81% năm 1991 xuống còn 3,7% năm 2004). Trong khi đó ngành cơ khí chế tạo máy tăng 10,6% (từ 7,3% năm 1991 lên 17,9% năm 2004) tăng gần 2,5 lần trong vòng 14 năm, điện tử - tin học, truyền thông tăng 1,9% (từ l,7%năm 1991 lên 3,6% năm 2004). Dệt may - da giầy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

65

tăng 1,3% (từ 18,9% năm 1991 lên 20,2% năm 2004). Ngành nhựa - hóa chất tăng 4,9% (từ 12,7% năm 1991 lên 17,6% năm 2004).

Tốc độ tăng trưởng: Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn TP. HCM có tốc độ tăng trưởng khá cao. Bình quân thời kỳ 1991 - 2004 tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp chế biến đạt 15,45%/năm, cao hơn mức tăng trưởng bình quân toàn ngành công nghiệp là 0,39% (toàn ngành công nghiệp là 15,06%/năm).

Trong giai đoạn 1991-2004 các ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn TP.HCM có tốc độ tăng trưởng cao so với tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành công nghiệp chế biến cũng như toàn ngành công nghiệp TP. HCM nói chung. Trong đó ngành nhựa - hóa chất đạt 18,74%/năm, ngành cơ khí chế tạo máy và gia công kim

66

loại đạt 22,8%/năm, ngành điện tử tin học, truyền thông đạt 24,72%/năm. Ngược lại cũng trong giai đoạn 1991 - 2004 một số ngành có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm chỉ đạt ở mức thấp hơn tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến như: ngành công nghiệp chế biến NLS, thực phẩm và đồ uống đạt 11,42%/năm, ngành thuốc lá và thuốc lào đạt 10,32%/năm.

• Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm và đồ uống

Tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân hàng năm giai đoạn 1991 -2004 đạt 11,41%/năm, thấp hơn mức tăng trưởng bình quân hằng năm của toàn ngành công nghiệp chế biến (15,45% năm cùng kỳ) cũng như thấp hơn tốc độ tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn Thành phố (15,06%/năm cùng kỳ). Số cơ sở sản xuất tăng từ 4.083 cơ sở năm 1996 lên 4.816 cơ sở năm 2004. Lao động tăng từ 39.387 người năm 1991, chiếm 14,8% lao động công nghiệp chế biến năm 1991 lên 88.919 người năm 2004 chiếm 9,7% lao động công nghiệp, tốc độ tăng trưởng lao động giai đoạn 1991 - 2004 là 6,0%/năm.

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 1991 đạt 3.652,6 tỷ đồng chiếm 40,7%, năm 2004 đạt 53.709,4 tỷ đồng chỉ chiếm 27,1% ngành công nghiệp chế biến. Tỷ lệ chuyển dịch giảm 13,6% so với năm 1991. Nguyên nhân dẫn đến tỷ trọng trong cơ cấu ngành công nghiệp chế biến giảm xuống sau 14 năm (từ 1991 đến 2004) là do một số nguyên nhân như:

Nguồn cung cấp nguyên liệu: TP. HCM không phải là nơi có thế mạnh về

nguồn nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp chế biến NLS, thực phẩm và đồ uống. Đại bộ phận nguyên liệu đều do các tỉnh ĐBSCL và Tây Nguyên cung cấp. Trước kia, khi công nghiệp chế biến của các tình này chưa phát triển, mọi nguồn nguyên liệu NLS được dồn về Thành phố để chế biến. Đến nay, tại các tỉnh ĐBSCL và Tây Nguyên công nghiệp chế biến cũng đã được hình thành và phát triển. Nguồn nguyên liệu cung cấp về cho công nghiệp Thành phố bị hạn chế. Nguyên liệu chuyên chõ về Thành phố cũng sẽ làm tăng chi phí sản xuất, dẫn đến hiệu quả sản xuất tại Thành phố sẽ thấp hơn.

67

nghiệp chế biến NLS, thực phẩm và đồ uống đều phải thông qua cảng Sài Gòn. Sau khi xây dựng cảng cần Thơ và có cơ chế xuất nhập khẩu trực tiếp thông qua một số cảng ở ĐBSCL và Nam Trung Bộ như cảng Mỹ Tho, cảng Quy Nhơn, cụm cảng Bà Rịa - Vũng Tàu, lợi thế của Thành phố về cảng biển cũng không còn được như trước.

Yếu tố đặc điểm công nghiệp chế biến NLS, thực phần và đồ uống:

Ngành công nghiệp này cần nhiều lao động đơn giản, đơn giá tiền lương không cao, phải sử dụng nhiều lao động nhập cư từ các địa phương khác. Hiện Thành phố đang chịu một sức ép lớn về tăng dân số cơ học, dẫn tới việc quá tải về hạ tầng xã hội. Tiếp tục phát triển ngành công nghiệp này với tốc độ như trong các thời kỳ trước đây, trong điều kiện khả năng phát điển cơ sở hạ tầng có hạn sẽ càng làm trầm trọng thêm sự quá tải về nhà ở và một số cơ sở hạ tầng của Thành phố.

Phần lớn ngành công nghiệp chế biến NLS, thực phẩm và đồ uống là những ngành gây nhiều ô nhiễm môi trường do sản sinh ra nhiều loại chất thải khó xử lý hoặc xử lý quá tốn kém. Hiện tại mức độ ô nhiễm môi trường của Thành phố cũng đã đến mức báo động do việc phát triển quá mạnh về công nghiệp, đặc biệt là ngành chế biến NLS, thực phẩm và đồ uống. Trong những năm qua vấn đề ô nhiễm môi trường đang là nỗi bức xúc của các ngành, các cấp, vì vậy phải tập trung vào để giải quyết. Đó là những nguyên nhân dẫn đến việc giảm tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến NLS, thực phẩm và đồ uống trong cơ cấu ngành công nghiệp chế biến của TP. HCM ương những năm vừa qua và đó cũng chính là cơ sở khoa học để xây dựng định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp này trong thời gian tới.

68

Qua bảng 2.7. ta thấy rằng trong nội bộ ngành công nghiệp chế biến NLS, thực phẩm và đồ uống có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực, chú trọng phát triển các ngành công nghiệp theo tín hiệu của thị trường, giảm tỷ trọng các ngành mà TP. HCM ít ẹó lợi thế về nguyên liệu cũng như trình độ công nghệ không cao, Trong đó, các ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống tăng tỷ trọng trong cơ câu công nghiệp chế biến NLS, thực phẩm và đồ uống, từ 69,8% năm 1991 lên 73,7% năm 2004. Ngành công nghiệp sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 4,6% (từ 5,2% năm 1991 lên 9,8% năm 2004). Ngành sản xuất giường tủ, bàn ghế tăng 8,1% (từ 2,9% năm 1991 lên 11,0% năm 2004).

Căn cứ vào tình hình thực tế của ngành sản xuất này trong những năm qua, có thể nhận thấy sự thay đổi khá rõ nét về chất, đặc biệt là với sự ra đời và phát triển nhanh chóng của hệ thống các siêu thị trên địa bàn TP. HCM, đây chính là các địa điểm tiêu thụ mạnh mẽ các mặt hàng thực phẩm chế biến. Với những yêu cầu khác hẳn về mẫu mã và chất lượng, do đó bắt buộc các doanh nghiệp phải chuyển mình, thay đổi chủng loại sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời hạ giá thành để có thể có được chỗ đứng trên thị trường và đủ sức cạnh tranh.

Về đồ uống, ngoài các đại gia về đồ uống trên địa bàn Thành phố như: Pepsi - cola, Coca - cola, Tiger, BGI,- thị trường đồ uống TP. HCM khá sôi động với nhiều doanh nghiệp hoạt động có thể kể đến như: Chương Dương, Tribeco, công ty Bia Sài

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 57 - 94)