5. Bố cục của luận văn
2.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu
2.2.3.1. Tổng hợp và xử lý số liệu
- Đối với số liệu thứ cấp (số liệu đã công bố)
Sau khi được thu thập, toàn bộ những số liệu này được xử lý tính toán phản ánh thông qua bảng thống kê hoặc đồ thị thống kê dùng để so sánh, đối chiếu đánh giá và rút ra những kết luận cần thiết.
- Đối với số liệu sơ cấp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
bổ sung, chỉnh lý sau đó nhập vào bảng tính toán EXCEL trên máy vi tính xử lý, tổng hợp và phân tích thông tin số liệu vào những chỉ tiêu cụ thể nhằm đạt được mục đích nghiên cứu đề ra.
2.2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả:Mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Phương pháp thống kê mô tả được thực hiện thông qua việc sử dụng số bình quân, tần suất, số tối đa và tối thiểu.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu được sử dụng rộng rãi nhất để phân tích các hiện tượng tự nhiên xã hội, để đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả, từ đó tìm ra được các định hướng và giải pháp tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. Khi so sánh phải xác định số gốc để tiến hành do vậy có nhiều dạng so sánh khác nhau:
- So sánh số liệu của đơn vị này với số liệu của đơn vị khác tương đương giúp ta biết được điểm mạnh, điểm yếu của đơn vị này với đơn vị kia.
- So sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước giúp ta thấy được nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của hiện tượng.
2.2.4. Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp khảo sát thực địa là phương pháp nghiên cứu truyền thống để khảo sát thực tế, áp dụng việc nghiên cứu lý luận gắn với thực tiễn, bổ sung cho lý luận ngày càng hoàn chỉnh hơn. Việc có mặt tại thực địa trực tiếp quan sát và tìm hiểu thông tin từ những người có trách nhiệm là rất cần thiết. Quá trình thực địa giúp cho tài liệu thu thập được phong phú hơn, giúp cho việc học tập nghiên cứu đạt hiệu quả cao và có một tầm nhìn khách quan để nghiên cứu đề tài. Đây là phương pháp vô cùng quan trọng để thu thập được những thông tin chính xác cho đề tài tăng tính thuyết phục.