Định hướng phát triển du lịch sinh thái tại huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái tại huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh (Trang 88 - 95)

5. Bố cục của luận văn

4.1.2.Định hướng phát triển du lịch sinh thái tại huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh

4.1.2.1. Định hướng phát triển

- Thị trấn Cô Tô: MIC (Hội nghị, hội thảo, triển lãm, sự kiện, tổ chức gala dinner, hoạt động xã hội - từ thiện…); Du lịch giải trí chất lượng cao; Du lịch mua sắm.

- Xã Đồng Tiến: Du lịch Nghỉ dưỡng cao cấp, Du lịch cộng đồng (Homestay). - Xã Thanh Lân: Du lịch Khám phá, trải nghiệm, nghỉ dưỡng.

- Đảo Cô Tô Con: Du lịch “Phi truyền thống”.

- Đảo Trần: Du lịch “Hành trình vì biển đảo quê hương”. * Phát triển loại hình du lịch và khu du lịch

- Hoạt động du lịch biển và du lịch nghỉ dưỡng cao cấp tại khu vực: Hồng Vàn, Vàn Chảy (xã Đồng Tiến); vụng Ba Châu, vụng Con (xã Thanh Lân); Cô Tô Con;

- Du lịch trải nghiệm “Một ngày làm chiến sỹ”, “Biển đảo quê hương”: xã Thanh Lân, đảo Trần;

- Hoạt động du lịch tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái tự nhiên: Khu vực rừng nguyên sinh Bắc Vàn, Hồng Vàn, Vàn Chảy (xã Đồng Tiến); Đảo Cô Tô Con, đảo Thanh Lân;

- Hoạt động du lịch gắn với bảo tồn cảnh quan bờ biển: bãi biển Thị trấn, bãi Vàn Chảy (xã Đồng Tiến), bãi tắm Cô Tô Con, vụng Ba Châu, vụng Con (xã Thanh Lân);

- Hoạt động du lịch văn hóa gắn với di tích lịch sử, làng chài truyền thống, các điểm lễ hội: Khu di tích Bác Hồ, Cánh đồng muối, khu Đồn Cao, khu hậu cần nghề cá (TT Cô Tô); Trạm Hải Đăng, hồ nuớc ngọt Trường Xuân, trạm cấp điện lưới Quốc gia (xã Đồng Tiến);

- Du lịch cộng đồng (Homestay): khu Đà Lạt, Thôn Nam Đồng, Thôn Hải Tiến, thôn Nam Hải. (xã Đồng Tiến); thôn 1, thôn 2 (xã Thanh Lân);

- Các hoạt động du lịch thể thao, vui chơi giải trí, mua sắm: TT huyện Cô Tô, tại các bãi biển khu trung tâm Thị trấn, Hồng Vàn, Vàn Chảy (xã Đồng Tiến);

- Du lịch MICE (hội nghị, hội thảo, triển lãm…): Trung tâm thị trấn; - “Du lịch phi truyền thống”: Cô Tô Con.

4.1.2.2. Phân kỳ các giai đoạn phát triển sản phẩm du lịch

- Giai đoạn năm 2015.

+ Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch truyền thống (Du lịch nghỉ dưỡng sinh thái biển, du lịch trải nghiệm, du lịch Homestay, du lịch tham quan nông lâm ngư nghiệp, du lịch thể thao, giải trí biển…).

+ Đầu tư phát triển và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, các khu di tích (cánh đồng muối, khu Đồn Cao), dịch vụ du lịch như: nhà hàng, khách sạn, công viên tại Thị trấn, chú trọng các cơ sở lưu trú và dịch vụ bổ sung phục vụ khách du lịch Quốc tế.

+ Nâng cấp và đầu tư xây dựng mới hệ thống giao thông đường bộ kết nối trang tâm huyện đảo Cô Tô với các điểm du lịch trên đảo (đặc biệt ưu tiên đầu tư xây dựng tuyến giao thông từ trung tâm xã Thanh Lân tới các khu du lịch: Vụng Ba Châu, Vụng Con, bãi tắm C76). Bổ sung đội tàu cao tốc,nâng cao khả năng và công suất vận chuyển phục vụ hành khách.

+ Mở mới tuyến tàu cao tốc Vân Đồn - Thanh Lân - đảo Trần có ghé qua cảng Bắc Vàn và Cô Tô Con. Tiến hành xây dựng quy hoạch chi tiết cho các cụm du lịch, quy hoạch xây dựng hệ thống giao thông kết nối, xây dựng chương trình xúc tiến quảng bá du lịch Cô Tô.

+ Chuẩn bị các nguồn lực, nhân lực thực hiện phát triển du lịch Cô Tô trong thời gian tới.

+ Xây dựng chương trình đào tạo mới và đào tạo lại nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng nghề... để có kế hoạch đào tạo cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

- Giai đoan 2016-2020:

+ Hoàn thiện các sản phẩm du lịch truyền thống, phát triển các sản phẩm du lịch mới: Du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh cao cấp; Du lịch MICE, Du lịch mua sắm, giải trí.

+ Tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật du lịch theo hướng hiện đại hóa, chất lượng cao. Xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng tại Vàn Chảy, Hồng Vàn (xã Đồng Tiến), Cô Tô Con, vụng Ba Châu (xã Thanh Lân); xây dựng khu hội thảo, khu mua sắm (Trung tâm Thị trấn), xây dựng cầu cảng du lịch tại khu neo đậu Dịch vụ hậu cần nghề cá, xây dựng đường điện lưới tới Cô Tô Con, nâng cấp cảng Bắc Vàn cho tăng cường năng lực Quân sự, đảm bảo an ninh quốc phòng và kết hợp phát triển du lịch.

+ Mở mới tuyến tàu cao tốc Vân Đồn - Thanh Lân - đảo Trần; Móng Cái - Vĩnh Thực - đảo Trần.

+ Kêu gọi các dự án đầu tư du lịch trong nước và nước ngoài, tiến hành xúc tiến quảng bá đến thị trường du lịch trọng điểm trong nước và Quốc tế.

+ Đầu tư và hoàn thiện hệ thống cơ sở lưu trú và các loại hình dịch vụ du lịch bổ trợ, trong giai đoạn này cần tập trung vào đầu tư các cơ sở lưu trú có chất lượng cao, các dịch vụ du lịch chất lượng cao.

+ Tiếp tục đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt chú trọng đến đội ngũ hướng dẫn viên du lịch Quốc tế.

Xây dựng hệ thống cung cấp điện lưới Quốc gia nối liền đảo Cô Tô lớn với đảo Cô Tô Con phục vụ phát triển du lịch, củng cố an ninh quốc phòng.

- Giai đoạn 2020 - 2030:

+ Phát triển sản phẩm du lịch có tính đột phá “Du lịch phi truyền thống” với các dịch vụ nghỉ dưỡng, tắm biển và giải trí cao cấp tiêu chuẩn Quốc tế.

+ Xây dựng đảo Cô Tô trở thành đặc khu Kinh tế - Hành chính đặc biệt với trung tâm du lịch sinh thái biển, đầu mối giao thương quốc gia và Quốc tế, trung tâm dịch vụ thương mại tầm cỡ khu vực và Quốc tế với những sản phẩm du lịch chất lượng cao thân thiện môi trường và có sức cạnh tranh với các nước trong khu vực.

+ Đầu tư xây dựng và hoàn thiện các công trình: cảng du lịch Bắc Vàn, Cô Tô con, giao thông, điện, nghỉ dưỡng cao cấp, giải trí cao cấp trên địa bàn Thị trấn và Cô Tô Con.

4.1.2.3. Định hướng quy hoạch các tuyến du lịch đảo Cô Tô

* Tuyến du lịch nội đảo

- Tuyến du lịch Thị Trấn - xã Đồng Tiến: Thời gian lưu trú: 05 ngày.

Địa điểm lưu trú chính: thị trấn Cô Tô Tơ và các khu du lịch - Tuyến du lịch Thanh Lân.

Thời gian: 03 ngày 02 đêm.

Địa điếm lưu trú: khu trung tâm xã và khu dân cư làng chài. - Tuyến du lịch Cô Tô Con.

Thời gian lưu trú: 2 ngày 01 đêm ngày.

Địa điểm lưu trú chính: tại dịch vụ khách sạn trên đảo. - Tuyến du lịch đảo Trần.

Thời gian lưu trú 02 ngày - 01 đêm

* Các tuyến du lịch liên vùng

- Hạ Long - Cô Tô; Bãi Cháy - Cô Tô; Tuần Châu - Cô Tô; Móng Cái -Vĩnh Thực - đảo Trần - Cô Tô

- TP Hải Phòng - TP. Hạ Long - Cô Tô.

4.1.2.4. Định hướng quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở vật chất dịch vụ du lịch

* Phát triển hệ thống cơ sở lưu trú

- Giai đoạn ngắn hạn: là 1.600 phòng, phòng cho khách Quốc tế là 90 phòng; - Giai đoạn trung hạn (2016 - 2020): nhu cầu là 2.350 phòng, phòng cho khách du lịch Quốc tế là 410 phòng.

- Giai đoạn dài hạn (2012 - 2030): là 3.080 phòng, trong đó phòng cho khách Quốc tế là 1.040 phòng.

- Xây dựng 02 khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế 4 sao.

- Phát triển các cơ sở lưu trú tại các khu du lịch, mở rộng mô hình du lịch “Homestay”; và các loại hình lưu trú trên biển(nhà nổi, du thuyền khách sạn biển…).

* Phát triển hệ thống cơ sở dịch vụ ăn uống

Đầu tư để nâng cao chất lượng các món ăn Âu, Á phục vụ nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế và khách du lịch công vụ tham dự các hội nghị, hội thảo lớn.

* Phát triển hệ thống các cơ sở thương mại - dịch vụ

Giai đoạn năm 2015 - 2016: đầu tư nâng cấp và từng bước xây dựng hệ thống các cơ sở vật chất phục vụ mục đích du lịch và thương mại như: Siêu thị mini; Chợ các loại...

Giai đoạn 2017 - 2020: xây dựng các tuyến phố đi bộ kết hợp mua sắm, xây dựng hệ thống chuẩn cung cấp các dịch vụ quy đổi tiền tệ.

* Phát triển khu hội nghị hội thảo, các cơ sở dịch vụ bổ trợ du lịch

+ Giai đoạn đến 2015 chủ yếu kết hợp tổ chức hệ thống cơ sở phục vụ du lịch lữ hành: khách sạn mini, nghỉ dưỡng.

+ Giai đoạn năm 2016 - 2020 đầu tư xây dựng trung tâm hội nghị, hội thảo đủ năng lực tổ chức các sự kiện chính trị, văn hoá, kinh tế - xã hội trọng đại.

* Phát triển khu mua sắm, vui chơi giải trí, thể thao

Giai đoạn đến 2020, phát triển một số loại hình vui chơi giải trí mua sắm với các mùa giảm giá, khu trò chơi cảm giác mạnh, Golf (sân Mini) tại khu trung tâm Thị trấn, vui chơi có thưởng (Casino) tại Cô Tô Con vào giai đoạn đến 2030.

* Phát triển làng nghề, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Xây dựng các khu làng nghề chế tác mỹ nghệ làm hàng lưu niệm, xây dựng các khu làng nghề truyền thống, đầu tư phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao.

4.1.2.5. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

* Phát triển giao thông

Giao thông đường thủy: Cải tạo nâng cấp những bến cảng, cầu cảng hiện có, xây dựng mới cầu cảng du lịch Bắc Vàn, Cô Tô Con. Năm 2015, tổng số tàu cao tốc là 05 chiếc, trọng tải từ 100 đến 250 khách/tàu. Đến năm 2020 tổng số tàu cao tốc là 10 chiếc và 12 chiếc vào năm 2030.

Giao thông đường bộ: Giai đoạn 2015 - 2016 xây dựng tuyến giao thông tới các cụm du lịch, bến xe, bãi đỗ xe tĩnh. Nâng cấp và xây dựng mạng lưới đường mòn đi bộ tới các điểm du lịch. Tăng cường phương tiện vận chuyển trên bộ đạt 100 xe năm 2015, 150 xe năm 2020. Tăng cường phương tiện taxi điện dần thay thế các phương tiện vận chuyển gây ô nhiễm môi trường: xe taxi điện 30 chiếc năm 2015, 100 chiếc năm 2020.

Đường hàng không: Kết nối đường hàng không với Vân Đồn, Hải Phòng, Hà Nội xây dựng sân bay trực thăng, khu vực đỗ Thủy phi cơ.

* Phát triển hạ tầng kỹ thuật và năng lực cho phát triển du lịch Phát triển cấp điện và cấp nước:

- Cấp điện: Năm 2020 vào khoảng 13.717 triệu kwh (theo quy hoạch ngành điện), nhu cầu sử dụng điện đến năm 2030 vào khoảng 28.35 triệu kwh.

- Cấp nước: Nâng cấp hệ thống cấp nước, cải tạo các hồ chứa, khảo sát xây dựng mới các hồ chứa nước, khai thác sử dụng nguồn nước ngầm bổ sung nhu cầu sử dụng nước sạch trên đảo.

Phát triển mạng lưới thông tin liên lạc: Đầu tư nâng cấp chất lượng các trạm phát sóng viễn thông, phổ cập rộng rãi công nghệ mạng intemet và mạng điện thoại di động.

Vệ sinh môi trường và xử lý chất thải:

+ Xây dựng hệ thống thu gom nước thải tại khu du lịch gắn liền với mạng thu gom và xử lý nước và chất thải rắn của đô thị.

+ Xây dựng nhà máy chế biến rác thải.

Xây dựng, quản lý, phát triển kiến trúc cảnh quan:

+ Đầu tư xây dựng các công trình công cộng có kiến trúc mang tính thẩm mỹ cao. + Xây dựng tên các tuyến đường, đầu tư hệ thống biển báo, chỉ dẫn, hướng dẫn, có biển hiệu tiếng nước ngoài. Xây dựng các tuyến đường với những loại cây xanh, cây hoa đặc trưng tạo bóng mát và cảnh quan làm phong phú thêm sản phẩm du lịch trên địa bàn.

Phát triển các dịch vụ khẩn cấp và hạ tầng hỗ trợ: Đầu tư phương tiện, trang thiết bị, phát huy tốt chức năng dịch vụ khẩn cấp và hệ thống cảnh báo, biển báo, lực lượng túc trực sẵn sàng ứng cứu đảm bảo an toàn cho du khách tại các khu vực bãi tắm, tham quan.

Tăng sức chứa để thu hút khách du lịch: Phát triển xây dựng hệ thống nhà nghỉ, khách sạn, mở rộng và phát triển mô hình Homestay, mô hình “Tàu chùa” - nhà nổi JumBo tạo sản phẩm du lịch mới và giảm tải về nhu cầu lưu trú tại các khu du lịch.

Phát triển nhân lực: Năm 2015 lao động trực tiếp tại các cơ sở lưu trú là các khách sạn đạt tiêu chuẩn là 200 người; năm 2020 là 600 người; đến năm 2030 là 1.000 người.

4.1.2.6. Thị trường khách du lịch

* Thị trường khách du lịch nội địa

Thị trường từ các đô thị lớn như: Hà Nội, thành phố Hải Phòng, và các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi Bắc Bộ...chú trọng khách du lịch với mục đích nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái, tham quan, nghiên cứu, mua sắm...

* Thị trường khách du lịch Quốc tế

Thị trường khách du lịch Quốc tế trọng điểm như: thị trường khách du lịch Quốc tế đến từ Nga, Anh, Pháp, Mỹ, Australia, Nhật, Hàn Quốc... tập trung khai thác thị trường khách có khả năng chi trả cao và có thời gian lưu trú dài ngày.

Thị trường khách Quốc tế gần: Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Singapore, Malaysia, Inđônêxia...

Thị trường khách cao cấp: Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan); Bắc Âu, Bắc Mỹ (Mỹ, Canada), Đông Âu (Nga, Ukraina).

Mở rộng và khai thác một số thị trường mới: Trung Đông, Ấn Độ. * Nhu cầu sử dụng đất cho các khu du lịch.

- Khu du lịch Vàn Chảy: 1,85 ha;

- Khu du lịch cao cấp Cô Tô Con: 15,48 ha. - Khu tổ chức hội chợ triển lãm: 5,25 ha. - Khu trung tâm mua sắm: 2,02 ha.

- Khu công viên vui chơi cảm giác mạnh, khu công viên nước: 18,25ha. - Khu công viên vui chơi: 1,13ha.

- Khu hội nghị, hội thảo, tổ chức sự kiện, khách sạn: 9,29 ha.

4.1.2.7. Định hướng phát triển du lịch sinh thái gắn với sự phát triển chung của huyện Cô Tô

* Năm 2015:

- Tôn tạo khu di tích cánh đồng muối - Tôn tạo khu di tích nhà lưu niệm Bác Hồ - Phát triển hệ thống cây xanh đường phố

- Xây dựng hệ thống biển báo, cảnh báo, hướng dẫn giao thông, du lịch - Xây dựng khu di tích Đồn Cao

- Phát triển đội tàu cao tốc

- Xây dựng tuyến giao thông đường thủy Vân Đồn - Thanh Lân - Xây dựng khu sản xuất rau, quả, hoa công nghệ cao

- Đào tạo nguồn nhân lực phát triển Du lịch

- Xây dựng hệ thống giao thông kết nối với các khu du lịch, các điểm du lịch trên đảo Thanh Lân.

* Giai đoạn 2016 - 2020

- Đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông trên đảo

- Phát triển tuyến tàu cao tốc đảo Trần - Phát triển đội tàu cao tốc

- Phát triển khu nghỉ dưỡng cao cấp Cô Tô Con, Vàn chảy, Hồng Vàn - Phát triển làng nghề truyền thống

- Đào tạo nghề sản xuất mỹ nghệ

- Xây dựng khu liên hợp hội thảo, hội nghị - Xây dựng trung tâm thương mại

- Xây dựng khu vui chơi giải trí - Xây dựng cảng Du lịch Cô Tô - Xây dựng khách sạn tiêu chuẩn - Phát triển ngành nghề nông thôn

- Phát triển giao thông trên đảo theo hướng sinh thái bền vững - Phát triển thương hiệu du lịch Cô Tô

- Nâng cấp hệ thống điện Thị trấn

- Nâng cấp cải tạo xây dựng hệ thống thoát nước, cấp nước - Xử lý rác thải và chất thải rắn

- Xây dựng đường điện tới Cô Tô Con.

4.1.2.8. Định hướng về nhu cầu vốn đầu tư

- Tổng nhu cầu vốn đến năm 2020: 2.162,8 tỷ đồng + Vốn đầu tư trực tiếp 1.927,6 tỷ đồng

+ Chi khác 38,6 tỷ đồng + Dự phòng: 196,6 tỷ đồng - Nguồn vốn đầu tư:

+ Vốn ngân sách: 1.216,0 tỷ đồng

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái tại huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh (Trang 88 - 95)