Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái tại huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh (Trang 44 - 54)

5. Bố cục của luận văn

3.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

3.2.2.1. Cơ sở lưu trú

* Tốc độ tăng trưởng về số lượng cơ sở và số lượng phòng

Nhờ có điện lưới và định hướng phát triển du lịch của huyện, các hộ gia đình trên đảo đã mạnh dạn đầu xây dựng các nhà nghỉ, tăng cường các dịch vụ có chất lượng nhằm phục vụ đa dạng các loại hình khách du lịch. Do đó, số lượng phòng lưu trú đảm bảo chất lượng phục vụ khách du lịch không ngừng được gia tăng.

Qua bảng số liệu thống kê 3.1, số phòng lưu trú huyện Cô Tô năm 2013 có 578 phòng, tăng 197% so với năm 2012. Số lượng phòng lưu trú năm 2014 có 1002 phòng tăng 173% so với năm 2013.

Bảng 3.1. Số lƣợng phòng lƣu trú huyện Cô Tô (2010 - 2014)

ĐVT: Phòng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thị trấn Cô Tô 108 157 230 493 875

Xã Thanh Lân 14 25 39 45 85

Xã Đồng Tiến 4 19 25 40 42

Huyện Cô Tô 126 201 294 578 1002

Nguồn: Phòng Thống kê Huyện Cô Tô

Hoạt động du lịch sinh thái trên huyện đảo chủ yếu tập trung tại Thị trấn Cô Tô, đây là trung tâm tham quan, mua sắm, nghỉ dưỡng của du khách. Trong năm 2014, toàn huyện Cô Tô có 1002 phòng ở lưu trú trong đó Thị trấn Cô Tô có số phòng lưu trú lớn nhất 875 phòng chiếm 87,32% tổng số phòng lưu trú cả huyện. Xã Thanh Lân có 85 phòng lưu trú chiếm 0,848% số phòng lưu trú cả huyện. Xã Đồng Tiến chiếm tỷ lệ rất nhỏ có 42 phòng lưu trú tương đương 0,01% số lượng phòng lưu trú.

Biểu đồ 3.1. Số lƣợng phòng lƣu trú khách du lịch

Nguồn: Phòng Thống kê Huyện Cô Tô

Định hướng xây dựng phát triển Cô Tô theo hướng tập trung phát triển du lịch sinh thái biển, huyện Cô Tô đang tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng trong đó đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú hiện đại, tiện nghi, đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách tham gia.

Năm 2013 toàn huyện có 60 cơ sở lưu trú tăng 1,9 lần so với năm 2012, năm 2014 có 90 cơ sở lưu trú tăng 1,5 lần so với năm 2013.

0 200 400 600 800 1000 1200

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Xã Đồng Tiến Xã Thanh Lân Thịtrấn Cô Tô

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.2. Số lƣợng cơ sở lƣu trú (2010- 2014)

Chỉ tiêu (nhà nghỉ, khách sạn)

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Thị trấn Cô Tô 12 18 23 46 74

Xã Thanh Lân 3 6 5 7 9

Xã Đồng Tiến 1 5 3 7 7

Huyện Cô Tô 16 29 31 60 90

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Cô Tô

Số lượng cơ sở lưu trú năm 2014 tại thị trấn Cô Tô là 74 khách sạn, nhà nghỉ dưỡng, chiếm 82,22% tổng cơ sở lưu trú toàn huyện. Xã Thanh lân có 9 cơ sở chiếm 10% tổng số cơ sở lưu trú toàn huyện. Chiếm tỷ lệ thấp nhất là xã Đồng Tiến với 7 cơ sở lưu trú tương đương với 7,78% tổng cơ sở lưu trú toàn huyện.

Biểu đồ 3.2. Số lƣợng cơ sở lƣu trú

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Cô Tô

* Chất lượng cơ sở lưu trú

Bảng 3.3. Chất lƣợng cơ sở lƣu trú (2010-2014)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Khách sạn 1 2 2 9 15 Nhà nghỉ 14 26 27 46 66 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Xã Đồng Tiến Xã Thanh Lân Thịtrấn Cô Tô

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Biệt thự nghỉ dưỡng 1 1 2 5 9

Tổng số 16 29 31 60 90

Nguồn: Phòng Thống Kê huyện Cô Tô

Năm 2014, huyện Cô Tô có 90 cơ sở lưu trú trong đó có 15 khách sạn, chiếm 16,67% tổng số cơ sở lưu trú, 66 nhà nghỉ tương đương với 73,33% và 9 biệt thự nghỉ dưỡng tương đương với 10%. Như vậy, số lượng nhà nghỉ chiếm tỷ lệ lớn số cơ sở lưu trú, số khách sạn tuy ít hơn nhưng cũng đảm bảo được chất lượng tốt.

Trong số những khách sạn tại huyện Cô Tô có khách sạn Nam Cường Hotel. Khách sạn Nam Cường Cô Tô cách bãi tắm và nhà lưu niệm Bác Hồ 50m, 17 phòng nghỉ được đầu tư sang trọng, có cầu thang máy, có nhà hàng phục vụ ăn uống, có xe điện đón khách từ cảng tàu. Khách sạn Nam Cường được du khách đánh giá là khách sạn tốt nhất hiện nay tại Cô Tô. Các phòng nghỉ được trang bị tiện nghi hiện đại với nội thất ấm cúng. Tất cả các phòng đều được trang bị điều hòa, tủ lạnh, truyền hình cáp, internet... Khách sạn còn có các dịch vụ: kết nối internet tốc độ cao, phục vụ ăn uống cho khách, dịch vụ nước uống, tư vấn giới thiệu các điểm du lịch nội địa, di tích danh lam thắng cảnh trong tỉnh miễn phí và cho thuê xe để khách du lịch tham quan tất cả các điểm trên đảo Cô Tô.

Khách sạn Coto Lodge nằm trên xã Thanh Lân, huyện Cô Tô. Khách sạn có 13 phòng bao gồm 11 phòng 2 giường đơn và 2 phòng 4 giường đơn được trang bị điều hòa và những tiện ích tinh tế. Nhà hàng tại tầng 2 có sức chứa 60 khách, tầm nhìn hướng biển, phục vụ các món ăn đặc sản địa phương. Bên cạnh đó nhà hàng cung cấp các dịch vụ BBQ tại bãi biển ngay sát thị trấn. Khách sạn Lodge cũng là nơi cung cấp các dịch vụ tàu cao tốc, tàu tham quan tuyến đảo, xe điện, xe 16 chỗ vận chuyển trên đảo, hướng dẫn viên cho du khách có nhu cầu tham quan đảo.

Như vậy, huyện Cô Tô có đủ điều kiện chất lượng cơ sở lưu trú đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ khách du lịch. Trong những năm tới, du lịch sinh thái huyện Cô Tô ngày càng phát triển nên các cơ sở lưu trú cần có gắng hơn nữa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.2.2. Vận chuyển khách du lịch

Giao thông đường thủy là hệ thống giao thông đối ngoại quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của huyện. Mạng lưới giao thông đường thủy huyện có cảng quân sự Bắc Vàn và cảng dân sự Cảng Cô Tô vận tải chuyên chở hành khách, hàng hóa từ đất liền ra đảo và ngược lại.

Cảng Cô Tô, được đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động năm 1999, tại khu 4 thị trấn Cô Tô, chiều dài bến cập tàu và đường dẫn là 380m; chiều rộng bến Bb = 12m, kết cấu bê tông dự ứng lực; chiều rộng đường dẫn Bd = 4m; kết cấu bê tông xi măng.

Lưu lượng vận chuyển khách: Có từ 2 đến 3 chuyến tàu ra vào đảo mỗi ngày. Hiện nay trên địa bàn huyện đã có tàu cao tốc vào, ra đảo mỗi ngày, rút ngắn thời gian ra đảo, chỉ còn 1,5h. Cảng nội địa gồm có 2 cảng, cảng từ đảo Cô Tô lớn (sang cảng Thanh Lân) và Cảng Thanh Lân, đảm bảo giao thông đi lại của nhân dân, thông thương hàng hóa giữa hai đảo, và từ đất liền ra đảo Thanh Lân.nHuyện Cô Tô đã đưa 20 xe ô tô, 15 xe điện vào phục vụ nhân dân và du khách.

Một số nhà cung cấp phương tiện giao thông đường thủy trên đảo: * Công ty CP TM và DV Mạnh Quang

ĐT: 0333.889.088- fax: 0333.874.494

Vân Đồn - Cô Tô: 0985351833 - 0985669276 Cô Tô - Vân Đồn: 0914129388

* Công ty CP du lịch quốc tế Phúc Thịnh

Địa chỉ: Số 2, Lê Thánh Tông, Thành phố Hạ Long ĐT: 0979.089.012

* Tàu gỗ 68

* Đò khách Cô Tô - Thanh Lân * Đò khách Cô Tô - Cô Tô Con

3.2.2.3. Dịch vụ ăn uống và vui chơi giải trí

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Huyện Cô Tô có rất nhiều nhà hàng nổi tiếng, dịch vụ ăn uống thường gắn kết với dịch vụ nghỉ ngơi của du khách. Tại các khách sạn có nhà hàng phục vụ khách. Bên cạnh đó có một số nhà hàng chuyên phục vụ ăn uống tại huyện Cô Tô như:

Nhà hàng Hải Âu là một trong những nhà hàng sang trọng và hiện đại nhất đảo Cô Tô, có không gian thoáng mát và trang thiết bị hiện đại. Nhà hàng có bể chứa hải sản tươi sống để phục vụ theo nhu cầu của khách.

Nhà hàng Thanh Úy là nhà hàng có lịch sử lâu đời nhất tại huyện Cô Tô, nhà hàng có đội ngũ nhân viện phục vụ giàu kinh nghiệm và năng động. Nhà hàng nằm giữa thị trấn Cô Tô, gần chợ nên thuận tiện đi lại.

Qua tìm hiểu thông tin tại các nhà hàng, thực đơn các món ăn hải sản như sau:

Thực đơn 1: 150k/suất Thực đơn 3: 150k/suất

1. Ghẹ hấp bia 2. Mực hấp trứng 3. Vém nướng mỡ hành 4. Đanh chiên bơ

5. Cá thu rán 6. Canh cua cà 7. Rau sào, luộc 8. Cơm trắng 9. Tráng miệng

1. Gà đồi hấp

2. Tôm chiên hoàng bào 3. Móng tay hấp xả 4. Tu hài nướng mỡ hành 5. Cầu gai rán tiêu hành 6. Canh hà nấu chua 7. Ngao xào măng 8. Rau xào, luộc 9. Cơm trắng 10.Tráng miệng

Thực đơn 2: 150k/suất Thực đơn 4: 150k/suất

1. Ghẹ hấp xả 2. Mực chiên xù 3. Tu hài nướng mỡ hành 4. Điệp nướng 5. Cầu gai rán 1. Cua hấp

2. Hải sâm xào thập cẩm 3. Mực một năng

4. Tôm nướng 5. Cá thu một nắng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

6. Canh ngao chua 7. Rau xào, luộc 8. Cơm trắng 9. Tráng miệng

6. Canh cua cà 7. Ngao xào măng 8. Móng tay hấp 9. Cơm trắng 10.Tráng miệng

Thực đơn tại các nhà hàng phong phú và nhiều giá trị dinh dưỡng cho khách du lịch lựa chọn. Giá 1 suất ăn phù hợp với túi tiền du khách từ bình dân đến cao cấp. Đồ ăn chủ yêu từ hải sản tươi sống được đánh bắt trên biển địa phương. Từ đó, Huyện Cô Tô đã quảng bá du khách đặc sản địa phương, thế mạnh của biển đảo.

* Vui chơi giải trí

Các điểm vui chơi nghỉ dưỡng trên huyện đảo Cô Tô rất đa dạng gắn liền với các loại hình du lịch trên đảo.

Các địa điểm thăm quan tại huyện Cô Tô là:

1. Tượng đài Bác Hồ: Nơi cột mốc linh thiêng thể hiện chủ quyền biển đảo Việt Nam. Nhà lưu niệm Chủ Tịch Hồ Chí Minh: nơi lưu giữ những kỷ niệm khi Bác ra thăm đảo.

2. Cầu Mỵ: điểm cao để ngắm nhìn biển đảo. 3. Bãi đá pealit: bãi đá do tự nhiên kiến tạo rất đẹp.

4. Hải Đăng: trên ngọn hải đăng Cô Tô du khách quan sát toàn cảnh huyện Cô Tô.

5. Bãi biển Vàn Chảy, bãi biển Hồng Vàn, bãi biển Nam Hải. 6. Đường Tình yêu: con đường gạch đỏ dài 2,1km.

7. Rừng Trõi nguyên sinh: rừng nằm trên đảo Cô Tô Con.

8. Đê chắn sóng trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá Vịnh Bắc Bộ. 9. Đảo Cô Tô Con: nơi có nhiều động vật quý hiếm.

10. Đảo Thanh Lân: hòn đảo lớn nhất quần đảo Cô Tô. Bên cạnh đó là các trung tâm mua sắm lớn tại huyện Cô Tô:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1. Điểm mua sắm Thủy Oanh - Khu 3 thị trấn Cô Tô: Bán các loại rượu ngâm hải sản đặc sản như bào ngư, cầu gai, hải sâm, cá ngựa và các loại hải sản tươi sống.

2. Điểm mua sắm Dinh Hùng - Khu 4 thị trấn Cô Tô: Bán các loại rượu ngâm hải sản và hải sản tươi, khô.

3. Điểm mua sắm Thanh Măng - Khu 4 thị trấn Cô Tô: Bán các loại hải sản như cầu gai, hải sâm, sá sùng, mực khô, mực một nắng, các loại cá khô và cá một nắng.

3.2.2.4. Đặc điểm nguồn nhân lực dịch vụ du lịch

Trong hoạt động du lịch thì nguồn nhân lực đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của khu du lịch. Nguồn nhân lực bao gồm đội ngũ cán bộ quản lý, hướng dẫn viên, những người dân địa phương tham gia hoạt động du lịch, những người trực tiếp tham gia phục vụ du lịch.

Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch tại chỗ và chuyên nghiệp hóa trong hoạt động du lịch, huyện Cô Tô đã thực hiện liên kết với các trung tâm cơ sở đào tạo nghề du lịch mở các lớp đào tạo nghề du lịch ngắn hạn và lớp trung cấp chuyên nghiệp du lịch, có cơ chế đào tạo liên thông lên cao đẳng, đại học cho thanh niên trong huyện. Huyện Cô Tô đã hỗ trợ học phí và cử 30 thanh niên tốt nghiệp THPT học trung cấp nghề du lịch tại trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật và du lịch Hạ Long. UBND Huyện đã phối hợp tổ chức các lớp ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Trung, lớp đào tạo nghề công nghệ thông tin. Đồng thời, huyện Cô Tô đã chú trọng bồi dưỡng khuyến khích phát triển lực lượng hướng dẫn viên không chuyên.

Huyện Cô Tô đã thành lập câu lạc bộ, hội nghề nghiệp phục vụ du lịch như hội xe ô tô điện, hội các nhà hàng, hội các nhà nghỉ, hội gia đình đón khách du lịch để liên kết phát triển du lịch.

Qua bảng số liệu 3.4, năm 2011 huyện Cô Tô có 352 người tham gia dịch vụ du lịch, tăng 25% so với năm 2010. Năm 2013 có 400 lao động tham gia hoạt động dịch vụ du lịch, giảm 2% so với năm 2012. Năm 2014 có 513 lao động tham gia hoạt động dịch vụ du lịch tăng 28,3% so với năm 2013.

Xét về cơ cấu lao động, năm 2010 lao động đã qua đào tạo là 92 người tương đương với 32,7%, lao động chưa qua đào tạo là 189 người tương đương với 67,3%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Năm 2014 lao động đã qua đào tạo là 378 người chiếm 73,7% tổng số lao động, lao động chưa qua đào tạo là 135 người tương đương với 26,3% tổng số lao động.

Như vậy, chất lượng đội ngũ lao động phục vụ du lịch ngày càng được chú trọng đào tạo. Từ cấp độ hướng dẫn viên chuyên nghiệp, quản lý, phó giám đốc, giám đốc tại các khách sạn nhà hàng lớn đều có trình độ Đại học. Nhờ có cách quản lý bài bản nên việc tổ chức hoạt động du lịch được du khách đánh giá cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.4. Tình hình lao động du lịch huyện Cô Tô năm 2010 - 2014

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số lƣợng (ngƣời) Cơ cấu (%) Số lƣợng (ngƣời) Cơ cấu (%) Số lƣợng (ngƣời) Cơ cấu (%) Số lƣợng (ngƣời) Cơ cấu (%) Số lƣợng (ngƣời) Cơ cấu (%) Tổng số lao động 281 100 352 100 408 100 400 100 513 100

Lao động qua đào tạo LĐ trình độ đại học LĐ trình độ CĐ, TC

92 32,7 169 48,0 179 43,9 192 48,0 378 73,7

12 13,0 19 11,2 24 13,4 36 18,8 50 13,2

80 87,0 150 88,8 155 86,6 156 81,3 328 86,8

LĐ chưa qua đào tạo 189 67,3 183 52,0 229 56,1 208 52,0 135 26,3

Nguồn: Phòng Thống kê huyện

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái tại huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh (Trang 44 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)