Giải pháp tiếp thị và tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái tại huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh (Trang 107 - 108)

5. Bố cục của luận văn

4.2.7. Giải pháp tiếp thị và tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch sinh thái

Hoạt động quảng bá tiếp thị khách du lịch đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển khu du lịch sinh thái Cô Tô. Huyện đảo Cô Tô là khu du lịch sinh thái mới đưa vào khai thác ở giai đoạn đầu nên việc tăng cường quảng bá du lịch là rất cần thiết để đưa ra hình ảnh biển đảo ngoài xa của Tổ Quốc đến với khách du lịch trong nước và quốc tế.

Trước hết ban quản lý cần lập ra một bộ phận marketing chuyên phụ trách hoạt động quảng cáo, tiếp thị hình ảnh của du lịch đảo Cô Tô với nhiều hình ảnh khác nhau. Bộ phận này cần đề ra một chiến lược cụ thể, thực hiện một cách đồng bộ, chuyên nghiệp. Nghiên cứu sản phẩm dịch vụ du lịch, nghiên cứu thị trường khách hàng tiềm năng để đưa ra những kế hoạch hợp lý, mang lại hiệu quả cao.

Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh, UBND huyện Cô Tô cần phối hợp với phương tiện thông tin đại chúng như: Đài phát thanh, đài truyền hình, Tạp chí du lịch Việt Nam để tăng cường quảng cáo, tạo dựng hình ảnh du lịch biển đảo Cô Tô. Đây là hình thức quảng cáo truyền thông mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra còn có thể sử dụng những hình thức quảng cáo hiện đại như làm băng đĩa hình ảnh, trang web quảng cáo...

Có những chính sách ưu đãi giảm giá vé tàu cao tốc cho học sinh, sinh viên, đặc biệt sinh viên các trường du lịch vì chính họ là người quảng cáo cho hình ảnh du lịch của huyện Cô Tô.

Ngoài ra, huyện Cô Tô cần kết hợp với công ty lữ hành, cung cấp thông tin cho họ, có thể mời các hướng dẫn viên của công ty lữ hành tham gia các lớp học, các buổi hội thảo về du lịch, để họ có thêm kiến thức truyền đạt với du khách họ nhận tours. Những công ty này góp phần rất lớn trong việc đưa hình ảnh của Cô Tô đến du khách đặc biệt là khách nước ngoài vì chính họ là những người thường xuyên tiếp xúc với du khách và cung cấp một lượng lớn du khách cho khu du lịch.

Đội ngũ hướng dẫn viên và cộng đồng địa phương làm du lịch là những người trực tiếp phục vụ khách du lịch nên phải thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng và bổ sung những thông tin mới cho họ. Trên thực tế cộng đồng địa phương là những người hiểu biết sâu sắc về khu du lịch. Họ hướng dẫn cho khách, giúp khách hiểu tầm quan trọng của bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho khách, làm cho chuyến du lịch của khách có ý nghĩa hơn, làm cho du khách có ý muốn quay lại hơn. Đây cũng là một cách tốn ít chi phí quảng cáo mà vẫn mang lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái tại huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)