Cơ chế chính sách về phát triển du lịch sinh thái huyện Cô Tô

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái tại huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh (Trang 56)

5. Bố cục của luận văn

3.2.5. Cơ chế chính sách về phát triển du lịch sinh thái huyện Cô Tô

3.2.5.1. Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng

Trước hết là việc phát triển hạ tầng phục vụ du lịch. Huyện đảo trước đây vốn thường xảy ra hiện tượng thiếu nước ngọt. Để khắc phục tình trạng này, Cô Tô đã tập trung cải tạo, nâng cấp các hồ chứa nước hiện có trên địa bàn gồm: Hồ C4 (thị trấn Cô Tô) có dung tích 100.000m3 nước, hồ Trường Xuân (xã Đồng Tiến) dung tích 170.000m3 nước, hồ Chiến Thắng I, dung tích 54.000m3 nước và hồ Chiến Thắng II (xã Thanh Lân) dung tích 70.000m3 nước. Đồng thời, nâng cấp 10 hồ chứa nước khác đảm bảo đủ nguồn nước ngọt sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong toàn huyện. Cùng với đó, huyện tập trung xây dựng 3 trung tâm cấp nước sinh hoạt ở các hồ bao gồm: Hệ thống cấp nước sinh hoạt hồ C4 có công suất 600m3/ngày, hệ thống cấp nước hồ Trường Xuân có công suất 1.000m3/ngày, hệ thống cấp nước hồ Chiến Thắng công suất 800m3/ngày, đảm bảo 100% dân số trên địa bàn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh từ hệ thống cấp nước của huyện.

Trước đây, các tàu khách đến Cô Tô đều là các tàu vỏ gỗ, công suất thấp, thời gian chuyên chở khách lâu, khiến nhiều du khách bị say sóng khi đi tàu đến đảo. Để khắc phục tình trạng này, Cô Tô đã tập trung phát triển các đội tàu cao tốc vận tải hành khách có chất lượng cao, rút ngắn còn khoảng 1/4 thời gian từ đất liền ra đảo so với trước đây. Bởi nếu trước du khách đi tàu gỗ ra đảo phải mất thời gian 3-4 tiếng thì nay chỉ còn hơn 70 phút. Hệ thống giao thông đường bộ được nâng cấp gồm tuyến xuyên đảo Cô Tô 10,5km, đảo Thanh Lân 11km và hơn 10km các tuyến giao thông nông thôn.

3.2.5.2. Chính sách vay vốn đầu tư

Nhằm giúp các hộ dân trên địa bàn tham gia hoạt động du lịch, huyện đã ban hành cơ chế hỗ trợ 50% lãi suất vay ngân hàng, mức vay 200 triệu đồng/hộ để xây nhà mới đón khách du lịch, hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ xây dựng nhà vệ sinh khép kín để phục vụ sinh hoạt gia đình và đón khách du lịch, hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân đóng mới tàu cao tốc, kinh doanh xe bus trên địa bàn. Huyện cũng hỗ trợ ngư dân sửa chữa cải hoán, đóng mới tàu, thuyền đánh bắt hải sản kết hợp với dịch vụ đưa đón khách du lịch với mức hỗ trợ 15-30 triệu đồng/hộ, khuyến khích đầu tư chế

biến thuỷ sản, xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm có lợi thế của địa phương như: Sứa ăn liền, nước mắm, cá khô, rượu cầu gai, bào ngư… với mức hỗ trợ 100 triệu đồng/cơ sở. Tư vấn, giúp đỡ các cơ sở đảm bảo các yếu tố về vệ sinh an toàn thực phẩm để đăng ký thương hiệu sản phẩm sản xuất tại huyện. Hiện tại, Cô Tô đã xây dựng được 2 thương hiệu “Mực ống Cô Tô” và “Cá duội Cô Tô”. Từ việc có hướng đi đúng mang tính tích cực về phát triển du lịch, năm 2013 mức độ tăng trưởng kinh tế của Cô Tô đạt 15%, thu nhập bình quân đạt 1.200 USD/ người/năm, tỷ lệ hộ nghèo hiện nay trên địa bàn huyện chỉ còn 0,79%. Đời sống người dân ngày càng được cải thiện nhờ thay đổi cơ cấu từ nông nghiệp, khai thác thuỷ sản ven bờ sang làm dịch vụ du lịch. Đến nay, toàn huyện đã có hơn 800 phòng nghỉ. Tính đến hết quý II năm 2014, số lượng phòng lưu trú ở Cô Tô đã tăng thêm 500 phòng, cùng một lúc có thể đáp ứng phục vụ khoảng 2.000 khách du lịch. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2014, Cô Tô đã đón trên 42.800 lượt khách, tăng 28% so với cùng kỳ.

3.2.5.3. Chính sách quảng bá du lịch

Khu du lịch sinh thái biển đảo cao cấp Vân Đồn gắn kết giữa Cô Tô với Vân Đồn, Móng Cái, Hạ Long tạo thành tứ giác kinh tế phát triển thì trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, huyện Cô Tô lấy việc phát triển du lịch là thế mạnh.

UBND huyện Cô Tô đã ban hành những kế hoạch trong mùa du lịch hàng năm, trong đó tổ chức lễ hội đường phố, giải đua xe đạp, cuộc thi video clip những cảnh đẹp của Cô Tô, tuyên truyền vận động các bạn trẻ ra đảo chụp ảnh cưới… Những hoạt động trên đã thu hút đông đảo du khách đến với Cô Tô và đã có được những kết quả tốt. Trong năm 2012 đã có gần 35.000 lượt du khách đến với đảo, tăng 10 lần so với 2010. Đây là tiền đề để Cô Tô phát triển du lịch trong những năm tiếp theo. Để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, UBND huyện Cô Tô đã có những giải pháp về vệ sinh môi trường, nhất là những nơi cộng cộng, bãi tắm. UBND huyện đã thành lập và giao một đơn vị thu gom vận chuyển, xử lý chất thải để bảo đảm vệ sinh môi trường. Cô Tô đã lắp hệ thống kết nối Internet vô tuyến miễn phí trên toàn địa bàn để cung cấp dịch vụ internet phục vụ du khách.

3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển du lịch sinh thái huyện Cô Tô

3.3.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Cô Tô

- Địa hình, thổ nhưỡng

Cô Tô là một huyện đảo xung quanh được biển bao bọc, có địa hình đồi thấp, bị chia cắt mạnh. Căn cứ vào địa hình có thể chia đảo thành 2 vùng là vùng đồi núi thấp và vùng đất bằng.

Vùng đồi núi thấp chiếm 51% diện tích tự nhiên. Gồm các xã Thanh Lân, Đồng Tiến, thị trấn Cô Tô, có độ cao trung bình từ 80-100m, đỉnh cao nhất ở đảo Thanh Lân là 199m. Phần lớn các dãy núi cao trên 100m và dưới 199m, chạy suốt chiều dài đảo từ điểm cực Đông Bắc đến điểm cực Tây Nam, sườn núi dốc có rừng cây rậm, chi phối sự hình thành các yếu tố tự nhiên của vùng.

Vùng đất bằng chiếm 49% diện tích tự nhiên. Đất bằng không tập trung thành khu vực lớn mà xen kẽ giữa các đồi núi thấp.

Ngoài ra địa hình huyện đảo Cô Tô còn đặc trưng bởi: bờ biển khúc khuỷu tạo thành các vụng, vịnh kín là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản. Xung quanh các đảo là các bãi san hô tự nhiên, có thể hình thành các vùng du lịch sinh thái thu hút khách lặn biển câu cá giải trí. Thềm san hô có mặt ở hầu hết các bờ đảo quanh vịnh Cô Tô như Hồng Vàn, Nam Cáp, vụng Đá Than, vụng Giếng Nước… ở độ sâu 1 - 10m nước. Chiều dài và chiều rộng tùy theo sự phát triển của rạn san hô, dài nhất là Hồng Vàn với 4 km và rộng 0,8 km, các bãi khác thường có chiều rộng khoảng 100 - 300 m.

Đất đai chủ yếu là đất phelarit sa thạch. Đất rừng rộng 2.200ha. Đất có khả năng nông nghiệp là 771ha chiếm 20% diện tích đất tự nhiên, trong đó một nửa có khả năng cấy lúa, trồng màu, già nửa có khả năng chăn thả gia súc và trồng cây ăn ủa.

- Điều kiện khí hậu, thời tiết, thuỷ văn

Quần đảo Cô Tô có chế độ nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh mang tính chất khí hậu hải dương. Do chịu ảnh hưởng và tác động của biển đã tạo ra những tiểu vùng sinh thái hỗn hợp miền núi ven biển.

Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình năm 22,70C, dao động từ 170 - 280C, nhiệt độ trung bình cao nhất từ 270

- 300C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối 36,20 C. Về mùa đông, nhiệt độ trung bình thấp nhất từ 13,50 - 15,80C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 4,40

C.

Lượng mưa: Cô Tô là huyện nằm trong vùng Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, nơi có mưa lớn. Lượng mưa tương đối cao so với toàn tỉnh, trung bình năm là 1.707,8 mm, năm cao nhất 2.561,8 mm, thấp nhất khoảng 908 mm. Tuy vậy, lượng mưa phân bố không đều trong năm và phân làm 2 mùa rõ rệt:

+ Mùa mưa kéo dài 5 tháng, thường từ tháng 5 đến tháng 9. Lượng mưa chiếm 78 - 80% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa cao nhất vào khoảng 396 mm vào tháng 8 hàng năm.

+ Mùa mưa ít: Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 20 - 22% tổng lượng mưa trong năm, tháng có mưa ít nhất là tháng 12, tháng 1 và tháng 2 từ 20 - 26 mm.

Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 84%, tương đương mức trung bình của các huyện, thị xã và huyện trong tỉnh. Độ ẩm không khí thường thay đổi theo mùa và các tháng trong năm, tháng 3 và 4 có độ ẩm cao nhất tới 90%, thấp nhất vào tháng 10 và 11 là 77 - 78%.

Chế độ gió bão: Trên địa bàn huyện Cô Tô thường thịnh hành 2 loại gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam.

+ Gió mùa Đông Nam: Xuất hiện vào mùa mưa, thổi từ biển vào mang theo hơi nước và gây ra mưa lớn. Hàng năm Cô Tô thường chịu ảnh hưởng trực tiếp của 5 đến 7 cơn bão với sức gió từ cấp 8 đến cấp 11, giật trên cấp 11. Vào tháng 5 đến tháng 10 hay gặp giông tố, đặc biệt tháng 6 đến tháng 8 cơn giông thường xuất hiện từ 15 đến 20 ngày, khi có giông thường hay gây ra mưa to, gió mạnh tạo ra vùng gió xoáy làm ảnh hưởng xấu đến các phương tiện hoạt động trên biển.

+ Gió mùa Đông Bắc: Xuất hiện vào mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tốc độ gió trung bình từ 4 - 6 m/s. Đặc biệt gió mùa Đông Bắc tràn về thường lạnh và mang theo giá rét, thời tiết khô hanh, thường ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, gia súc, gia cầm...

Bão: quần đảo Cô Tô là một trong những nơi chịu ảnh hưởng của bão nhiều nhất nước ta, bão thường xuất hiện vào thời kỳ từ tháng 6 đến tháng 11, nhiều nhất là tháng 6 và tháng 8, ảnh hưởng của bão đối với vùng này là rất lớn, vì bão thường gây ra gió mạnh từ 40 - 50 m/s và mưa lớn từ 300 - 400 mm/ngày.

Sương: Có 2 loại sương mù và sương muối. Sương muối ít xảy ra, nếu có thì sương muối thường xuất hiện vào cuối tháng 12 và tháng 1 năm sau. Sương mù hàng năm có khoảng từ 15 đến 30 ngày.

Như vậy thời tiết khí hậu đáng lưu ý nhất trên huyện đảo là mưa và bão lũ. Mưa tập trung theo mùa đã gây ra thừa nước về mùa mưa nhiều và thiếu nước khá gay gắt vào mùa mưa ít. Bão lũ có thể gây ra những thiên tai, thảm hoạ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc tổ chức khai thác phát triển du lịch sinh thái cần tính tới thời kỳ mưa và gió bão trên đảo.

Thuỷ văn: Nhìn chung chế độ thuỷ văn ở huyện Cô Tô phân bố không đều theo hai mùa, hệ thống sông suối trên đảo ít và ngắn, dốc, hay bị khô hạn về mùa đông. Có 13 con suối có chiều dài từ 1 km trở lên, được phân bố ở đảo Thanh Lân 9 con suối, đảo Cô Tô lớn có 3 và đảo Cô Tô con có 1. Về mùa khô nước suối cạn, nguồn nước sinh hoạt của cư dân trên đảo chủ yếu dựa vào mạch nước ngầm và các hồ chứa trên đảo. Nhìn chung, chế độ thuỷ văn ở huyện Cô Tô phân bố không đều theo 2 mùa, sông suối trên đảo ít, ngắn và dốc.

Hải văn: Huyện đảo Cô Tô là khu vực có chế độ hải văn điển hình cho vùng vịnh Bắc Bộ, phụ thuộc vào gió mùa. Vào thời điểm có gió mùa Đông Bắc, sóng biển thống trị có hướng Đông Bắc - Tây Nam, biên độ lớn và tương đối ổn định. Mùa hè sóng hướng nam có biên độ nhỏ hơn sóng hướng Đông Bắc. Mùa mưa bão sóng đạt tới 6m. Thuỷ triều dao động lớn từ 3,95 - 4,95 m.

- Tài nguyên rừng

Theo số liệu thống kê tính đến 31/12/2013 toàn huyện Cô Tô có 2.090,57 ha đất lâm nghiệp bao gồm: Thị trấn Cô Tô 303,63 ha, xã Đồng Tiến 709,3 ha, xã Thanh Lân 1077,64 ha.

Rừng sản xuất 1.008,20 ha (xã Đồng Tiến 479,41 ha, xã Thanh Lân 528,79 ha) bao gồm: rừng tự nhiên 414,94 ha. Diện tích đất có rừng trồng sản xuất 503,32 ha. Diện tích rừng khoanh nuôi sản xuất 89,94 ha.

Rừng phòng hộ: 1082,37 ha (thị trấn Cô Tô có 303,63 ha, xã Đồng Tiến có 229,89 ha, xã Thanh Lân có 548,85 ha) bao gồm: Rừng tự nhiên phòng hộ 405,25 ha. Rừng trồng phòng hộ 642,12 ha. Rừng khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ 35 ha.

Tài nguyên rừng của huyện Cô Tô được đánh giá theo diện tích và giá trị của thảm thực vật, rừng trên đảo đa số là rừng non phục hồi sau những giai đoạn bị chặt phá trước năm 1979. Tuy nhiên rừng ở đây còn có nhiều loại gỗ quý thuộc các họ trầm, họ bứa, họ thân dầu, họ đậu, long não, lim, giao… Ngoài cây thân gỗ còn có nhiều loại cây dược liệu như hương nhu, sâm đất, thầu dầu tía trên các đảo. Cây rừng có độ cao 10 - 12m, có nhiều loại cây xanh quanh năm, nhưng cũng có loài cây “thành ngạnh” là loại rụng lá vào mùa đông.

Rừng Cô Tô thuộc loại rừng 3 tầng, dưới tán rừng là tầng cây bụi với các họ sim, mua, xoài muối, ngũ gia bì, chân chim… Dưới tầng cây bụi là tầng cỏ quyết với các họ ráy, cau, cỏ dương, thài lài, xạ can, rẻ quạt. Thảm thực vật rừng ở đây có ảnh hưởng lớn tới quá trình lý hoá học xảy ra ở trong đất như: tích luỹ vật chất hữu cơ làm giàu mùn cho đất, làm tăng độ ẩm và hạn chế sự rửa trôi xói mòn đất.

- Nguồn du lịch

Cô Tô có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch tự nhiên, du lịch nhân văn.

Tài nguyên du lịch tự nhiên: Nằm giữa một vùng biển rộng lớn phía Đông Bắc của Tổ quốc, Cô Tô được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho một đới khí hậu trong lành, mát mẻ, không ồn ào náo nhiệt mà thay vào đó là một không gian yên tĩnh, thanh bình. Những bãi tắm ở Cô Tô vẫn giữ nguyên vẻ hoang sơ, với những rặng san hô, bờ cát dài trắng mịn trải dài hàng km, mặt nước trong xanh được bao bọc bởi những cánh rừng nguyên sinh với hệ thực vật phong phú là những vẻ đẹp đã trở thành thương hiệu đặc trưng của Cô Tô với các bãi biển tự nhiên như Hồng Vàn, Vàn Chải và hai bãi biển tại đảo Cô Tô con. Cô Tô rất thích hợp với du lịch nghỉ

dưỡng, phù hợp với du lịch biển hiện nay của nước ta. Nằm ở vị trí địa lý ngoài khơi vịnh Bắc Bộ, Cô Tô những nét độc đáo, bí ẩn của tự nhiên. Bãi biển sạch, đẹp với rải cát trắng mịn, lại có sóng biển lớn là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch thể thao lướt ván, lướt sóng và bơi lặn. Các bãi biển trên đảo Cô Tô còn có đặc điểm độc đáo là sườn ngầm khá sâu rất tiện cho bơi lội, hợp với nhu cầu du khách tắm biển và thích khám phá.

Tài nguyên du lịch nhân văn: Có tượng đài Bác Hồ và khu di tích đền thờ Hồ Chủ Tịch, ghi dấu ngày 9 - 5 - 1961 khi Người ra thăm đảo, động viên và cổ vũ tinh thần đồng bào và nhân dân huyện đảo; có lễ hội truyền thống hàng năm của huyện với đa dạng các loại hình văn hoá của nhân dân các vùng miền như hát xoan của người Thái Bình, hát ví dặm của người Hà Tĩnh, hò sông Mã của người Thanh Hoá, hát chầu văn của người Nam Định - Hà Nam,...

3.3.2. Nhân khẩu và lao động của huyện Cô Tô

- Dân số của huyện Cô Tô

Mật độ dân cư năm 2013 đạt 117 người/km2. Năm 2013 thu nhập bình quân đầu người huyện đạt 1.200 USD/người/năm. Ngày càng có nhiều hộ khá, giàu, đặc

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái tại huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)