5. Bố cục của luận văn
3.3.4. Điều kiện kinh tế của huyện Cô Tô
3.3.4.1. Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng (GO)
Tăng trưởng kinh tế huyện Cô Tô có sự gia tăng rõ rệt và xu hướng ngày càng cao và ổn định. Đây là dấu hiệu tích cực trong bối cảnh kinh tế cả nước nói chung có những dấu hiệu chững lại và có nhiều khó khăn. Những điều kiện cơ sở hạ tầng căn bản cho phát triển như điện, giao thông, y tế, giáo dục được quan tâm đầu tư là yếu tố giúp người dân trên đảo yên tâm đầu tư phát triển kinh tế và tạo ra sức hút đối với khách du lịch trong nước và quốc tế tới Cô Tô. Đó chính là những thay đổi lớn và mang tới kết quả tích cực đối với tăng trưởng kinh tế của huyện ở mức khá cao trong vài năm gần đây.
Tăng trưởng kinh tế huyện Cô tô có xu hướng ngược với xu hương tăng trưởng kinh tế của cả nước nói chung. Sau khủng hoảng kinh tế, tăng trưởng kinh tế của huyện tăng vọt hơn hẳn so với 10 năm của giai đoạn trước đó (giai đoạn 2001- 2009). Do có những điều kiện thuận lợi riêng nên những tác động của khủng hoảng kinh tế tới huyện Cô Tô không rõ ràng. Mặt khác, nguồn thu nhập chính của huyện Cô Tô là khai thác tài nguyên biển và du lịch nhưng chủ yếu là khách du lịch bình dân giá rẻ nên không bị tác động của khủng hoảng kinh tế.
Kể từ 2010, tăng trưởng kinh tế huyện Cô Tô có sự gia tăng rõ rệt và xu hướng ngày càng cao và ổn định. Đây là dấu hiệu tích cực trong bối cảnh kinh tế cả nước nói chung có những dấu hiệu chững lại và có nhiều khó khăn. Những điều kiện cơ sở hạ tầng căn bản cho phát triển như điện, giao thông, y tế, giáo dục được quan tâm đầu tư là yếu tố giúp người dân trên đảo yên tâm đầu tư phát triển kinh tế và tạo ra sức hút đối với khách du lịch trong nước và quốc tế tới Cô Tô. Đó chính là những thay đổi lớn và mang tới kết quả tích cực đối với tăng trưởng kinh tế của huyện ở mức khá cao trong vài năm gần đây.
Biểu đồ 3.4. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế huyện Cô tô
Nguồn: Phòng Thống kê huyện và báo cáo KT-XH hàng năm
0 2 4 6 8 10 12 14 16 8.7 8.9 9.1 9.5 9.7 12.1 14 14 14.5
3.3.4.2. Tình hình cơ cấu kinh tế của huyện Cô Tô
Hiện tại, kinh tế của huyện Cô Tô vẫn chủ yếu phụ thuộc vào ngành nông - lâm - thủy sản. Tuy nhiên, xu hướng phụ thuộc đang có xu hướng giảm dần khi đóng góp của ngành dịch vụ đang có xu hướng gia tăng và đặc biệt tăng mạnh trong năm 2013.
Do được đầu tư nguồn điện lưới nên các hộ dân trên đảo đã đầu tư mạnh xây dựng khách sạn và nhà hàng kết hợp với các hoạt động thúc đẩy và quảng bá du lịch của lãnh đạo huyện Cô Tô. Kết quả, lượng khách du lịch và doanh thu từ khu vực này tăng mạnh. Về lĩnh vực công nghiệp chế biến, do năm 2013 chế biến sứa tăng mạnh đã dẫn tới doanh thu của ngành này cũng tăng đột biến so với năm 2012. Đây là 2 nguyên nhân chính dẫn tới sự dịch chuyển cơ cấu mạnh của Cô Tô và tổng giá trị sản xuất của ngành dịch vụ và công nghiệp tăng lên chiếm gần 55%.
Sự tăng nhanh đóng góp của khu vực dịch vụ giúp kinh tế huyện Cô Tô phát triển ổn định hơn và bớt phụ thuộc vào thiên nhiên khi chủ yếu người dân dựa vào đánh bắt, khu vực này có nhiều rủi ro và sự bất ổn đối với phát triển kinh tế. Tuy nhiên, ngành công nghiệp chế biến của Cô Tô hiện chủ yếu dựa vào khai thác và chế biến sứa, kết quả kinh doanh của ngành này phụ thuộc rất lớn vào thiên nhiên và lượng sứa người dân thu gom sứa. Vì vậy, ngành công nghiệp chế biến có thể nói hiện vẫn là ngành có đóng góp vào kinh tế không ổn định và thiếu bền vững. Bên cạnh đó, chế biến sứa hiện vẫn chỉ là sơ chế và xuất thô sang Trung Quốc nên giá trị gia tăng thấp.
Biểu đồ 3.5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Cô Tô (%)
Nguồn: UBND huyện Cô Tô
72.5 68.0 66.7 65.5 45.4 8.5 15.1 15.9 15.3 28.4 19.0 16.9 17.4 19.2 26.2 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2009 2010 2011 2012 2013
* Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp - Nông nghiệp
Tổng diện tích gieo trồng toàn huyện năm 2013 là 212,1 ha. Trong đó, diện tích lúa 173 ha, tổng sản lượng đạt 544 tấn, diện tích rau màu đạt 39,1ha. Với diện tích đảo qui mô nhỏ, việc trồng lúa hiệu quả không cao và chiếm diện tích đất lớn, tốn nước. Vì vậy, huyện nên có chiến lược chuyển đổi sang loại cây trồng khác mang lại giá trị kinh tế cao hơn. Nhìn chung, trồng trọt trong lĩnh vực nông nghiệp rất kém hiệu quả về mặt kinh tế và có đóng góp rất hạn chế đối với phát triển kinh tế của huyện. Chăn nuôi gia súc gia cầm trên toàn huyện vẫn còn nhỏ lẻ, chủ yếu phát triển theo qui mô hộ phục vụ nhu cầu tự cung tự cấp của gia đình. Số lượng hàng năm nhìn chung ổn định và có xu hướng tăng nhẹ. Tuy nhiên, do những loài vật nuôi này là thức ăn thông dụng thường xuyên nên giá cả thấp và không mang lại lợi nhuận cao.
- Lâm nghiệp
Bên cạnh diện tích rừng tự nhiên, Cô Tô có 1008 ha diện tích rừng trồng và đây cũng là nguồn thu nhập đáng kể đối với các hộ gia đình. Sản lượng gỗ khai thác năm 2009 là 300 mét khối nhưng năm 2013 là 400 mét khối. Tuy nhiên, tính hiệu quả còn phụ thuộc vào chủng loại cây trồng và kỹ thuật chăm sóc, canh tác của người dân trên đảo.
- Ngư nghiệp
Khu vực nông nghiệp huyện hiện tại chủ yếu vẫn dựa vào khai thác hải sản từ nguồn lợi biển là chủ yếu. Tuy nhiên, sản lượng khai thác hàng năm phụ thuộc khá lớn vào điều kiện thiên nhiên và có nhiều rủi ro. Có những năm thuận lợi thì sản lượng đánh bắt được nhiều (năm 2010) nhưng ngay sau đó năm 2011 sản lượng lại giảm tới hàng nghìn tấn và có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Xu hướng giảm mạnh một mặt do số lượng lao động chuyển từ khu vực ngư nghiệp sang khu vực dịch vụ ngày càng tăng nhưng một nguyên nhân quan trọng khác đó là nguồn thủy sản có xu hướng giảm nên việc đánh bắt ngày càng khó khăn hơn là nguyên nhân quan trọng sản lượng giảm mạnh.
Mặt khác, do phương tiện đánh bắt của bà con ngư dân vẫn khá thô sơ và lạc hậu, các tàu thuyền hầu hết còn nhỏ, kỹ thuật đánh bắt chưa hiện đại cũng có phần ảnh hưởng tới kết quả sản lượng khai thác của huyện.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản của huyện nhìn chung không đáng kể so với tổng sản lượng đánh bắt hàng năm. Xu hướng trong vài năm gần đây chỉ tăng không đáng kể so với năm 2010 (từ 100 tấn lên 145 tấn năm 2013) và đây không phải là ngành mũi nhọn của huyện.
Biểu đồ 3.6. Sản lƣợng hải sản đánh bắt và nuôi trồng huyện Cô Tô (tấn)
Nguồn: Báo cáo KT-XH hàng năm huyện Cô tô * Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (TTCN)
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện không phải là lĩnh vực thế mạnh do đặc thù về vị trí địa lý và tự nhiên nên qui mô công nghiệp nhỏ lẻ. Những lĩnh vực chiếm chủ yếu chỉ có chế biến sứa, muối, nước nắm. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp toàn huyện năm 2013 ước đạt 85 tỷ đồng, tăng 537% so với cùng kỳ, với các sản phẩm chủ yếu: sản xuất muối 122 tấn bằng 93,84% kế hoạch, doanh thu ước đạt 366 triệu đồng; nước mắm 13.500 lít, đạt 103,84% kế hoạch, tăng 25% so với cùng kỳ, doanh thu ước đạt 405 triệu đồng; chế biến hải sản (sứa biển) 210.000 thùng.
Giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất và mang lại thu nhập khá cao cho người dân của huyện là từ chế biến sứa xuất sang Trung Quốc. Tuy nhiên, do đây là
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 2009 2010 2011 2012 2013 8500 14800 7275 4450 4850 Sản lượng thuỷ sản Khai thác Nuôi trồng
ngành sản xuất phụ thuộc rất lớn vào lượng sứa khai thác hàng năm và mỗi năm chỉ diễn ra trong khoảng 3 tháng. Nếu thu hoạch sứa mất mùa thì ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị sản xuất công nghiệp của huyện. Mặt khác, chế biến sứa là ngành gây ô nhiễm môi trường nên huyện cần quản lý hết sức chặt chẽ nếu không sẽ có tác động tiêu cực tới phát triển ngành du lịch.
ĐVT: triệu đồng
Biểu đồ 3.7. Giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm (giá cố định 2010)
Nguồn: Báo cáo KT - XH hàng năm huyện Cô tô * Thương mại và du lịch
- Thương mại bán lẻ
Do là huyện đảo, hàng hóa bán lẻ toàn huyện Cô tô hiện vẫn khá đơn giản và chưa có những thay đổi lớn trong thời gian vừa qua. Hầu hết các mặt hàng bán lẻ chủ yếu của huyện là những mặt hàng thiếu yếu đối với đời sống của người dân như: lương thực; thực phẩm; vật liệu xây dựng; nhiên liệu xăng dầu và các mặt hàng thiết yếu gia dụng Mặc dù hàng năm xu hướng tiêu dùng có gia tăng nhưng mức gia tăng tương đối chậm.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2010 2011 2012 2013 10 63 13.5 85
ĐVT: tỷ đồng
Biểu đồ 3.8. Tổng mức bán lẻ hàng hóa huyện Cô Tô
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Cô Tô - Du lịch
Trong những năm vừa qua, huyện đảo Cô tô đã có những bước tiến vượt bậc về lượng khách du lịch tới đảo. Từ chỗ rất ít khách du lịch biết đến Cô tô nhưng chỉ sau vài năm số lượng khách thăm quan đã gia tăng đột biến. Để đạt được những kết quả trên, huyện đã thực hiện một loạt các hoạt động nhằm quảng bá và thu hút du khách trong nước và quốc tế. Cụ thể:
, các trang web điện tử, các trang báo mạng từ trung ương đến địa phương,… Huyện đã tổ chức họp báo giới thiệu tiềm năng và các cơ chế hỗ trợ phát triển du lịch Cô Tô năm 2013 tại Thành phố Hạ Long.
- Cụ thể 3.500 cuốn lịch có nội dung giới thiệu về du lịch Cô Tô năm 2013, để tặng cho 100% các hộ dân, cơ quan, đơn vị trên toàn huyện và các cơ quan, địa phương khác trong và ngoài tỉnh nhằm tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, cung cấp thông tin cho du khách.
- Huyện đã phát hành sổ tay du lịch giới thiệu và cung cấp thông tin về khách sạn, nhà hàng, đi lại có niêm yết giá hàng năm. Năm 2013, huyện đã phát hành 30 nghìn quyển Cẩm nang du lịch Cô Tô, phát cho các du khách để du khách biết
0 2 4 6 8 10 12 14 16 2010 2011 2012 2013 8 12.5 14.7 16
thông tin về du lịch Cô Tô. Trong đó đã cung cấp cơ bản đầy đủ các thông tin về du lịch Cô Tô từ dịch vụ du lịch đến giao thông đi lại, các điểm tham quan, các chương trình du lịch, sản phẩm du lịch…
- Tổ chức tuần văn hóa, thể thao và du lịch Cô Tô năm 2013 từ ngày 28/4 đến ngày 01/5/2013 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao thu hút sự tham gia đông đảo của khách du lịch và nhân dân cùng tham gia. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm nhất để quảng bá tuyên truyền thu hút khách du lịch đến với Cô Tô, đây cũng là món ăn tinh thần bổ ích cho nhân dân trên đảo tạo động lực cho nhân dân hăng hái làm du lịch, phát triển kinh tế - xã hội.
- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao hỗ trợ phát triển du lịch như: Tổ chức "Liên hoan Lân - Sư - Rồng"; Tổ chức cuộc thi "Hướng dẫn viên du lịch Cô Tô"; Tổ chức "Triển lãm ảnh đẹp về Cô Tô"; Tổ chức "Cuộc thi video clip về Cô Tô"; Tổ chức "Liên hoan tiếng hát khu dân cư"; Tổ chức "Cuộc thi sáng tác ca khúc về Cô Tô"; Tổ chức "Liên hoan các đôi nhảy đẹp, nhóm nhảy đẹp"; Tổ chức "Liên hoan xe đạp thể thao".
-
.
ĐVT: người
Biểu đồ 3.9. Lƣợng khách du lịch tới đảo Cô Tô hàng năm
Nguồn: Phòng Thống kê Huyện Cô Tô
0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 2010 2011 2012 2013 2014 5000 10000 35000 56000 64000 Lượt khách
Nhờ có điện lưới và định hướng phát triển du lịch của huyện, các hộ gia đình trên đảo đã mạnh dạn đầu xây dựng các nhà nghỉ, tăng cường các dịch vụ có chất lượng nhằm phục vụ đa dạng các loại hình khách du lịch. Do đó số lượng phòng lưu trú đảm bảo chất lượng phục vụ khách du lịch không ngừng được gia tăng (hiện tại toàn huyện có khoảng trên 20 nhà nghỉ với hơn 200 phòng lưu trú kiên cố, đảm bảo chất lượng, trên 50 hộ làm du lịch cộng đồng với gần 200 phòng, tổng số có thể đảm bảo lưu trú qua đêm cho trên 1.500 khách).
Mặc dù đạt được một số thay đổi lớn nhưng ngành du lịch Cô Tô còn nhiều hạn chế và tồn tại cần được khắc phục: Du lịch Cô Tô tăng trưởng nhanh về số lượng du khách nhưng chất lượng phục vụ chưa cao, tính chuyên nghiệp thấp, cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, không có các khu dịch vụ chất lượng cao, lợi nhuận từ du lịch đóng góp vào GDP của huyện còn thấp; kết quả hoạt động chưa tương xứng với tiềm năng và tài nguyên du lịch vốn có của Cô Tô. Năm 2013, tổng doanh thu từ du lịch mới chỉ đạt khoảng hơn 50 tỷ đồng, nghĩa là tổng chi tiêu của 1 khách du lịch tại Coto mới chỉ khoảng 1 triệu/đồng/người/ mỗi lần thăm quan du lịch. Với nguồn thu đó là quá nhỏ và điều đó cho thấy những dịch vụ về du lịch chưa phát triển mà chủ yếu mới mang tính tự phát. Khách du lịch thu hút mới chỉ là khách bình dân và du lịch bụi giá rẻ.