Giải pháp đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái tại huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh (Trang 108 - 113)

5. Bố cục của luận văn

4.2.8.Giải pháp đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch

Để khu du lịch ngày càng phát triển và trở thành điểm đến của du khách cũng như khẳng định được thương hiệu của mình trong lĩnh vực du lịch thì mỗi khu du lịch cần phải đặt ra những mục tiêu phát triển bên cạnh những mục tiêu chung là phát triển du lịch bền vững. Huyện Cô Tô cần thường xuyên nghiên cứu, tận dụng thế mạnh của mình tạo ra những sản phẩm mới độc đáo, hấp dẫn với du khách và mang tính đặc trưng của du lịch biển. Nếu không đổi mới sản phẩm sẽ tạo sẽ tạo ra

sự nhàm chán với du khách và họ sẽ không muốn quay trở lại trong những chuyến du lịch sau. Vì vậy, ban quản lý khu du lịch cần xây dựng những chiến lược sản phẩm phù hợp với chiến lược của khu và có thẻ cạnh tranh trên thị trường du lịch.

Huyện đảo Cô Tô là một khu du lịch sinh thái có lợi thế về tự nhiên nên đa dạng hóa sản phẩm du lịch, dịch vụ vẫn phải gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững, bảo tồn giá trị tự nhiên, văn hóa, lịch sử, bảo vệ môi trường sinh thái. Ngoài các sản phẩm chính mang tính đặc trưng của khu du lịch thì cần bổ sung thêm một số dịch vụ đáp ứng nhu cầu của du khách.

Khu du lịch nên mở thêm những dịch vụ cho thuê phương tiện du lịch như xe đạp đôi để du khách tự mình tham qua du lịch, leo núi. Ngoài ra còn cho du khách thuê thuyền phao chèo thuyền du lịch, áo phao an toàn cho khách.

Bên cạnh đa dạng hóa sản phẩm du lịch cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái, các loại động vật quý hiếm là thế mạnh của khu du lịch, vì vậy khai thác du lịch phải tính đến bảo tồn giá trị ban đầu của tài nguyên, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng nhưng không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, không xây dựng bừa bãi thiếu quy hoạch làm ảnh hưởng đến môi trường.

Thái độ phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình có quyết định đối với việc khách quay trở lại khu du lịch hay không, vì vậy trước hết phải thường xuyên kiểm tra bồi dưỡng người làm du lịch tại khu du lịch. Thái độ của người phục vụ phải nhiệt tình, chu đáo, hiếu khách, làm cho khách cảm thấy thoải mái và ấn tượng khu đến du lịch.

Dịch vụ ăn uống khu du lịch phải đảm bảo tính đa dạng về món ăn đặc trưng là hải sản biển như tôm, cua, ghẹ, tu hài, sâm... Các món ăn chế biến mang đậm hương vị biển đảo, tạo điểm ấn tượng cho du khách.

Cơ sở vật chất an toàn và có thể đáp ứng được nhu cầu của du khách. Các mặt hàng lưu niệm phải có mẫu mã đẹp, khắc ghi kỷ niệm đảo Cô Tô.

Giá cả khu du lịch phải đảm bảo đúng giá trị sản phẩm, tránh tình chèo kéo và “chặt chem.” khách.

KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu và đánh giá các tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển du lịch sinh thái huyện đảo Cô Tô, tôi xin đưa ra một số kết luận sau:

Cơ sở hạ tầng huyện Cô Tô phục vụ du lịch ngày càng được cải thiện, hệ thống giao thông đường bộ nội đảo được đầu tư nâng cấp. Cô Tô đã đưa 5 tàu cao tốc, 20 xe ô tô và 15 xe điện vào phục vụ nhân dân và du khách. Năm 2014 huyện Cô Tô có 90 cơ sở lưu trú và 1002 phòng nghỉ.

Du lịch hiện nay đã trở thành nguồn thu lớn của người dân Cô Tô bên cạnh khai thác, đánh bắt thủy sản. Doanh thu từ khai thác thủy sản năm 2014 đạt 94 tỷ đồng. Ngày càng có nhiều hộ gia đình đầu tư phục vụ du lịch sinh thái: phương tiện chở khách, nhà nghỉ, nhà hàng. Hình thức cho du khách tham gia du lịch cộng đồng tại nhà dân tại xã Đồng Tiến năm 2012 đang phát huy hiệu quả và mở rộng sang địa bàn lân cận.

Huyện đã ban hành nhiều chính sách về phát triển du lịch, tăng cường quản lý môi trường kinh doanh du lịch. Lượng khách đến Cô Tô tăng đều qua các năm (năm 2014 có 64000 lượt khách), tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân.

Huyện Cô Tô có những tiềm năng sẵn để phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên, huyện Cô Tô cần tập trung phát triển du lịch theo hướng bền vững. Gắn hoạt động du lịch cùng với bảo vệ tài nguyên môi trường biển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Khắc Bằng (2004), Du lịch sinh thái - những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam.

2. Du lịch sinh thái (1999), Hướng dẫn các nhà lập kế hoạch và quản lý - Cục Môi trường, NXB tháng 1.1999.

3. Phạm Trung Lương (2004), Du lịch sinh thái - những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, NXB Hà Nội.

4. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, NXB Giáo dục.

5. Lâm Văn Mẫn (2006), Phát triển ngành thủy sản đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2015.

6. Phòng văn hóa du lịch huyện Cô Tô (2014), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2012-2014, phương hướng nhiệm vụ kế hoạch năm 2015

7. Sở Văn hóa và Du lịch tỉnh Quảng Ninh (2012), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 xây dựng quy hoạch đến năm 20120 và định hướng đến năm 2030

8. Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 7/2000. 9. Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 6/2002.

10. Trần Đức Thanh, Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội. 11. Trần Thị Tình (2011), Phát triển khai thác thủy sản ở huyện Ninh Hòa tỉnh

Khánh Hòa.

12. UBND tỉnh Quảng Ninh (2006), Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

13. UBND tỉnh Quảng Ninh (2009), Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.

14. Viện khoa học và công nghệ Việt Nam, Viện tài nguyên và môi trường biển năm (2010), Báo cáo nghiên cứu đánh giá sức tải môi trường và đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long, Bái Tử Long.

PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA

Họ tên du khách: Địa chỉ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số điện thoại:

1. Mục đích tới Cô Tô

□ Tham quan □ Hội nghị, hội họp

□ Mục đích khác

□ Nghiên cứu □ Kinh doanh 2.Quý khách đã từng đến Cô Tô chưa?

□ Đã từng □ Chưa từng

3. Quý khách đánh giá như thế nào về cảnh quan của khu du lịch sinh thái □ Rất đẹp

□ Bình thường

□ Đẹp

□ Không đẹp 4.Cảm nghĩ của quý khách về môi trường sinh thái □ Rất sạch

□ Mới bị ô nhiễm

□ Đang có nguy cơ bị ô nhiễm □ Bị ô nhiễm

5. Quý khách thấy người dân tham gia làm du lịch như thế nào? □ Rất tốt

□ Không tốt lắm

□ Tốt

□ Không tốt

6. Quý khách có suy nghĩ gì về tổ chức quản lý du lịch địa phương? □ Rất tốt

□ Trung bình

□ Tốt □ Kém

7. Quý khách có thấ hài lòng với dịch vụ và cơ sở vật chất kỹ thuật không? □ Rất hài lòng

□ Không hài lòng

□ Hài lòng 8. Quý khách dự định sẽ ở lại trong thời gian bao lâu? □ 2 ngày

□ 3 ngày

□ 4 ngày □ > 4 ngày

9. Quý khách cảm thấy chuyến đi này như thế nào so với mong đợi của quý khách? □ Vượt xa mong đợi

□ Thất vọng

□ Như mong đợi □ Rất thất vọng

10. Điều hấp dẫn du khách ở nơi đây? □ Bãi biển đẹp

□ Cảnh quan đa dạng

□ Môi trường trong lành □ Tất cả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11. Sau chuyến đi này quý khách có quay trở lại không

□ Có □ Không

Xin chân thành cảm ơn quý khách đã giúp chúng tôi có những thông tin này. Kính chúc quý khách chuyến tham quan vui vẻ!

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái tại huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh (Trang 108 - 113)