Xác định mục tiêu:

Một phần của tài liệu thiết kế tiến trình dạy học các bài học của chương “mắt và các dụng cụ quang học” vật lý lớp 11 nâng cao theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực học tập của học sinh với sự hỗ trợ của máy vi tính (Trang 68 - 75)

TRÌNH VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

2.4.4.2. Xác định mục tiêu:

- Ôn tập lại phần mắt, hệ ghép thấu kính; ôn tập lại kiến thức các tật của mắt chương trình vật lí lớp 9.

- Quan sát thực tế xung quanh.

- Tìm hiểu thêm thông tin qua các phương tiện truyền thông, internet, sách báo. Trao đổi với GV, bạn bè qua email.

b/ UTrong khi họcU:

- Cần trình bày được đặc điểm của mắt cận, mắt viễn và mắt lão. Trình bày được cách khắc phục các tật của mắt.

- HS phải chủ động hoạt động nhóm để đưa ra phương án khắc phục tật cận thị, viễn thị, lão thị bằng cách đeo kính và chọn kính cho mắt cận, mắt viễn và mắt lão.

- Sử dụng công cụ toán học, tính toán chính xác để đưa ra được độ tụ của kính cận, kính viễn, kính lão cần đeo.

- Mạnh dạn đưa ra ý kiến cá nhân. Khi một nhóm đang trả lời thì các nhóm khác nghiêm túc nghe và góp ý, bổ sung.

c/ USau khi họcU:

- Biết phân biệt các tật của mắt. Dựa trên biểu hiện bên ngoài để biết mắt đó là tật gì hay bình thường.

- Biết vận dụng kiến thức để tư vấn cho mọi người xung quanh bảo vệ mắt tốt.

2.4.4.3. Công việc cần chuẩn bị:

a/ UGiáo viênU:

- Tìm kiếm tài liệu, thông tin liên quan đến bài học; soạn giáo án, soạn bài giảng điện tử.

- Chuẩn bị thí nghiệm ảo, video tổng hợp các trường hợp mắt thường, mắt cận và mắt viễn.

- Giao công việc cho HS.

- Trả lời email của HS. b/ UHọc sinhU:

- Làm các công việc GV giao.

- Ôn lại các tật của mắt đã học lớp 9; tìm kiếm các thông tin liên quan trên sách, internet.

2.4.4.4. Tiến trình dạy học:

a/ UKiểm tra bài cũU:

- Vẽ cấu tạo của mắt về phương diện quang hình học; nói cách tạo ảnh của mắt và sự điều tiết của mắt.

- GV yêu cầu một HS khác lên chứng minh: Chứng minh rằng khi hai thấu kính LR1R và LR2R được ghép sát nhau, người ta nhận được một quang hệ tương đương với một thấu kính L duy nhất có độ tụ bằng tổng độ tụ của các thấu kính ghép lại D = DR1R + DR2R.

→ HS trả lời và một HS lên chứng minh.

→ GV trình chiếu lại hình ảnh mắt về phương diện quang hình. Trình chiếu phần chứng minh và thí nghiệm ảo minh họa.

b/ UBài mớiU:

 UHoạt động 1U: Đặt vấn đề.

GV trình chiếu hình ảnh minh họa.

Ta thấy, không chỉ có người cao tuổi đeo kính mà ngày nay có rất nhiều bạn trẻ cũng đeo kính. Vậy kính mà người lớn tuổi và người trẻ tuổi đeo có cấu tạo giống nhau không, họ đeo cho đẹp hay đeo nhằm có tác dụng gì? Để trả lời câu hỏi đó, hôm nay chúng ta cùng khảo sát bài “ các tật của mắt”.

 UHoạt động U2: Mắt cận thị.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

“Cận thị” đối với các bạn trẻ là rất quen thuộc. Lớp chúng ta có vài bạn bị cận đúng không. Vậy cô hỏi các bạn bị cận thị: biểu hiện ban đầu nào mà các em nghĩ là các em bị cận thị? GV: Nghĩa là em phải để sách gần mắt hơn người bình thường. Các em khác chắc cũng vậy? Đó là đặc điểm mắt cận. Trong đa số trường hợp, nguyên nhân của tật cận thị rõ ràng là do khi còn ít tuổi mắt dễ biến dạng, khi làm việc với những vật ở gần,

→ HS: khi đọc sách ở vị trí bình thường cảm thấy nhòe, không thấy và nhức mắt. Nhưng nếu nhìn đưa sách gần mắt hơn thì thấy rõ.

nhãn cầu quen kéo dài ra trong thời gian dài đến mức thủy tinh thể mất khả năng dẹp lại hay phồng lên. Nên người cận thị không có khả năng nhìn rõ những vật ở xa.

? Hãy vẽ sơ đồ về mặt quang học so sánh khoảng cách từ mắt đến các điểm CRCR, CRVR của người cận thị và người bình thường.

GV yêu cầu hoạt động nhóm với nội dung sau:

- Đối với người cận thị chùm sáng từ vô cực (chùm sáng song song) có hội tụ ở võng mạc như người bình thường không?

- Đề ra phương án khắc phục và giải thích phương án đó.

GV cho HS lên vẽ cách tạo ảnh của vật qua mắt cận khi không điều tiết. GV trình chiếu hình vẽ đã chuẩn bị sẵn và điều chỉnh lại hình vẽ của HS cho đúng.

GV: Mắt cận thị là mắt khi không điều tiết sẽ cho ảnh trước võng mạc,

fRmaxR<OV. Điểm CRCR rất gần mắt; điểm CRVR nằm cách mắt một đoạn không lớn ( ≤ 2m ). Khi không điều tiết thì độ tụ của mắt cận lớn hơn độ tụ của mắt thường.

→ HS lên bảng vẽ.

→ HS hoạt động nhóm và cử đại diện nhóm trả lời. Nhóm khác nhận xét và bổ sung:

- Chùm tia sáng song song đến mắt sẽ hội tụ trước võng mạc.

- Để khắc phục nên đeo kính phân kì. Vì khi không đeo kính, độ tụ của mắt cận lớn, nên không cho ảnh trên võng mạc, đeo kính phân kì thích hợp để giảm đô tụ của cho ảnh hiện trên võng mạc.

Trên thực tế, mắt cận thường hay đeo kính cận, sờ vào kính cận thì các em thấy kính có rìa dày, đó là kính phân kì. Chúng ta cùng kiểm tra xem dùng thấu kính phân kì là đúng hay không. GV trình chiếu hình ảnh mô tả cách sửa tật của mắt cận khi dùng kính phân kì đeo sát mắt. Đây được xem là hệ ghép gồm thấu kính phân kì và thấu kính hội tụ.

?Tính độ tụ của hệ ghép?

? Khi không điều tiết thì độ tụ của mắt lớn nên cho ảnh trước võng mạc. Muốn cho ảnh hiện trên võng mạc thì phải làm giảm độ tụ của mắt. DRkínhR

phải như thể nào để thỏa mãn giảm độ tụ của mắt?

GV: với DRkínhR < 0 thì DRhệR < DRmắtR . Điều đó đồng nghĩa là kính đó phải là kính phân kì. Như vậy các em đã đưa ra phương án khắc phục đúng. GV trình chiếu thí nghiệm ảo cách khắc phục mắt cận bằng cách sử dụng kính phân kì. Tuy nhiên ta còn có thể khắc phục tật cận thị bằng phương pháp phẫu thuật.

? Nhưng chúng ta thấy có bạn đeo kính mỏng nhưng có bạn lại đeo kính dày? Độ dày mỏng của kính đeo phụ thuộc vào độ tụ của mắt cận thị mỗi người. Vậy ta phải chọn kính như thế

ợp?

DRhệR = DRkính R+ DRmắtR

DRkínhR < 0 thì DRhệR < DRmắtR .

→ HS: Ta phải chọn kính sao cho ảnh của vật qua hệ hiện trên võng mạc.

GV trình chiếu và trình bày cách tạo ảnh khi sửa tật mắt cận thị.

? Nếu ORkínhR ≡ O (đeo kính sát tròng) thì độ dài tiêu cự của kính là bao nhiêu? Nên độ tụ kính là bao nhiêu?

GV kết luận: Muốn sửa tật của mắt cận ta cần sử dụng thấu kính phân kì sát mắt có độ tụ thích hợp

.

→ Độ dài tiêu cự của kính

Hình 2.20

 UHoạt động 2U: Mắt viễn và mắt lão.

GV: Trong thực tế chúng ta thường thấy những người có tật ở mắt khi đọc sách phải đeo kính, khi không đeo kính người đó để trang sách ra xa mắt hơn người bình thường. Mắt người này có khả năng là bị viễn hoặc bị lão.

GV yêu cầu lớp chia thành 4 nhóm, 2 nhóm nghiên cứu tật viễn thị, 2 nhóm nghiên cứu lão thị. Các nhóm tìm hiểu nội dung sau:

- Đặc điểm của tật viễn thị và lão thị.

- Cách khắc phục và cơ sở đưa ra phương án khắc phục đó. Chọn kính như thế nào để phù hợp?

→ HS hoạt động nhóm, cử đại diện trả lời. Nhóm khác lắng nghe và bổ sung.

Hình 2.21

 UHoạt động 3U: Mở rộng.

? Ta có nhắc tới việc sửa tật bằng phương pháp phẫu thuật mắt. Các em thắc mắc là bác sĩ đã tác động gì đến mắt để chữa lành tật của mắt?

→ HS: Bác sĩ sẽ tác động đến giác mạc để thay đổi độ cong của giác mạc nên cũng làm thay đổi độ tụ của thấu kính mắt.

GV: Đúng vậy. Việc khắc phục các tật của mắt dựa trên cơ sở coi hệ thống bao gồm các bộ phận cho ánh sáng truyền qua mắt, trong đó giác mạc tương đương thấu kính hội tụ. Do đó, bác sĩ sẽ tác động đến giác mạc để thay đổi độ cong của giác mạc nên cũng làm thay đổi độ tụ của thấu kính mắt.

+ Đối với mắt cận: thủy tinh thể phồng quá nên độ tụ lớn cho ảnh trước màn lưới. Để

sửa tật, dựa trên nguyên tắc là làm giảm độ tụ của mắt, người bác sĩ sẽ phải cắt bỏ bớt một phần giác mạc để thấu kính dẹt bớt, từ đó làm giảm độ tụ của mắt.

+ Đối với mắt viễn: thủy tinh thể dẹt quá nên độ tụ nhỏ cho ảnh sau màn lưới. Để sữa

tật, bác sĩ ghép thêm giác mạc nhằm tăng độ tụ cho mắt hoặc cắt bớt một phần nào đó nhằm tăng độ tụ của mắt.

+ Đới với mắt lão: ta sửa tật bằng phương pháp đeo kính hội tụ, nhưng như vậy không

nhìn được vật ở xa. Để chữa thiếu sót này hoặc phải nhấc kính ra hoặc phải dùng kính hai tròng, phần dưới dùng để nhìn vật ở gần, phần trên dùng để nhìn vật ở xa. Mắt lão là tật tự nhiên không thể chữa được.

 UHoạt động 4U: Củng cố.

?So sánh các tật của mắt?

GV trình chiếu bảng tổng kết các kiến thức của mắt. GV trình chiếu đoạn phim tổng kết thí nghiệm ảo các tật của mắt và cách khắc phục.

* GV cho HS làm bài tập nhỏ:Một người có mắt chỉ nhìn thấy rõ trong khoảng từ 5cm

đến 25cm.

a. Mắt người này bị tật gì?

b. Tính độ tụ của thấu kính phải sát mắt để nhìn được rõ vật ở vô cực khi không điều tiết.

c. Đeo kính nói trên thì mắt nhìn thấy rõ vật gần nhất cách mắt bao xa?

 UHoạt động 5U: Dặn dò.

- Tại sao ta không dùng gương để sửa tật của mắt?

- Làm các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập.

- Trả lời câu hỏi trong phiếu học tập về nhà.

- Chuẩn bi bài “kính lúp”.

Một phần của tài liệu thiết kế tiến trình dạy học các bài học của chương “mắt và các dụng cụ quang học” vật lý lớp 11 nâng cao theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực học tập của học sinh với sự hỗ trợ của máy vi tính (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)