TRÌNH VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
2.4.3.2. Xác định mục tiêu bài học:
a/ UTrước khi họcU:
- Các HS tìm hiểu trước nội dung bài học, tìm hiểu về bộ phận quan trọng của cơ thể con người, đó là đôi mắt, qua sách, thông tin trên internet.
- Trao đổi với GV qua email.
- Tập cho HS đặt ra các câu hỏi, trình bày ý kiến cá nhân.
- Giúp cho HS gắn kết vật lí với môn khoa học khác (sinh học). b/ UTrong khi họcU:
- Trình bày được cấu tạo của mắt về phương diện sinh học và quang hình học, sự điều ết của mắt.
- Trình bày được khái niệm: thấu kính mắt, điểm cực viễn và điểm cực cận, khoảng nhìn rõ của mắt, sự điều tiết của mắt; góc trông vật và năng suất phân li của mắt; sự lưu ảnh của mắt.
- Áp dụng kiến thức của thấu kính để vẽ được đường truyền tia sáng qua mắt, cách tạo ảnh qua mắt.
- Trình bày được điều kiện nhìn rõ của mắt.
- Giúp HS có kĩ năng phát biểu quan điểm thông qua hoạt động nhóm và kĩ năng nói trược công chúng.
- Rèn luyện tư duy để có thể tổng hợp và so sánh sự khác nhau của mắt và máy ảnh. c/ USau khi họcU:
- Vận dụng được điều kiện nhìn rõ của mắt để có thể thực hành cách xác định năng suất phân li của mắt mình.
2.4.3.3. Công việc cần chuẩn bị:
a/ UGiáo viênU:
- Chuẩn bị hình ảnh về cấu tạo mắt (tốt nhất là ảnh màu).
- Chuẩn bị phần mềm mô phỏng hoặc video thí nghiệm ảo được tiến hành ở phòng thí nghiệm mô phỏng cách tạo ảnh qua mắt.
- Tìm kiếm tài liệu liên quan, soạn giáo án, bài giảng điện tử.
- Chuẩn bị máy tính, máy chiếu.
- Phân công công việc cho nhóm HS. b/ UHọc sinhU:
- Làm bài tập được giao về nhà.
- Tìm hiểu kiến thức về mắt qua các tài liệu như sách sinh học, sách giáo khoa vật lí lớp 9, trên mạng internet hay từ sự tư vấn của bác sĩ khoa mắt...
- Ôn lại cấu tạo và cách điều chỉnh để cho ảnh của máy ảnh đã học ở lớp 9.
- Trao đổi thêm với bạn bè và GV qua email.