TRÌNH VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
2.2.2.3. Bài: Thấu kính mỏng
- Trong SGK trình bày tương đối đầy đủ về : quang tâm, đường kính mở, trục chính, trục phụ, tiêu điểm, tiêu diện, tiêu cự, điêu kiện để thấu kính là thấu kính mỏng.
- Các tính chất của tia sáng đặc biệt khi truyền qua thấu kính đều được giới thiệu bằng thực nghiệm, có hình ảnh minh họa nên giúp HS dễ hiểu.
- Các công thức của thấu kính: + Độ tụ: + Công thức xác định vị trí ảnh: + Công thức xác định hệ số phóng đại ảnh: - Quy ước: + Vật thật d > 0; vật ảo d < 0. + Ảnh thật d’ > 0; ảnh ảo d’ < 0. + TKHT f > 0 và D>0; TKPK f < 0 và D<0.
+ k > 0: ảnh và vật cùng chiều; k < 0: ảnh và vật ngược chiều.
Tuy nhiên, trong SGK có một số hạn chế: chưa trình bày và phân biệt rõ TKHT và TKPK; chưa giải thích được đường truyền ánh sáng qua thấu kính; trong SGK cũng chưa trình bày về vấn đề hệ TK, vì vậy HS khó khăn hơn trong việc học bài mắt, tật của mắt, kính
2.2.2.4. Bài: Mắt
- Cấu tạo: Theo quan điểm quang hình học: Mắt được xem là TKHT. Thấu kính mắt là hệ thống bao gồm các bộ phận cho ánh sáng truyền qua như giác mạc, thủy dịch, thể thủy tinh, dịch thủy tinh.
- Các đặc trưng của mắt: điểm cực viễn, điểm cực cận, sự điều tiết của mắt, giới hạn nhìn rõ của mắt và độ phân li đã được trình bày rõ ràng trong SGK. Hiểu được các khái niệm đó để đưa ra giới hạn nhìn rõ của mắt.
Để HS hiểu rõ hơn về sự điều tiết của mắt ta dùng công thức để phân tích. Khoảng cách d từ vật đến thủy tinh thể có thể thay đổi được mà khoảng cách d’ từ ảnh trên võng mạc đến thủy tinh thể là không đổi. Vì vậy muốn cho ảnh luôn hiện trên võng mạc thì
fphải thay đổi, nghĩa là sự điều tiết của mắt.
Dùng công thức để giải thích tại sao khi mắt muốn điều
tiết thì phải thay đổi độ cong thủy tinh thể.
- Vật phải nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt.
- Góc trông vật phải lớn hơn năng suất phân li của mắt ( ).