CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.4.4. Nhận xét két quả thực nghiệm sư phạm
Qua việc xử lý kết quả bài kiểm tra, tôi thấy có sự khác biệt giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng. Cùng không được thông báo kiểm tra, nhưng số HS đạt điểm ≥ 8 của lớp thực nghiệm là: 59,58%; của lớp đối chứng là: 44,68%. Tỉ lệ HS đạt điểm <5 của lớp thực nghiệm là: 14,89%; lớp đối chứng là: 25,53%. Vậy tỉ lệ HS đạt điểm khá giỏi cao hơn, tỉ lệ HS đạt điểm dưới trung bình thấp hơn. Điều đó chúng tỏ lớp thực nghiệp nhớ bài tốt hơn, ít bị nhầm lẫn giữa các khái niệm hơn. Các câu khó đòi hỏi suy nghĩ và tính toán thì lớp thực nghiệm có kết quả tốt hơn.
3.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Vì điều kiện không cho phép nên tôi chỉ tiến hành được một tiết thực nghiệm, đó là bài “Mắt” trong chương “Mắt và các dụng cụ quang học” – vật lý 11 nâng cao theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực học tập của HS với sự hỗ trợ của máy vi tính. Vì vậy tôi chưa thể khẳng định được một cách chắc chắn giả thuyết nghiên cứu mà mình đưa ra, nhưng tôi có một vài nhận xét sau:
- Với việc học, giao phiếu học tập nghiên cứu trước nội dung bài học đã góp phần giúp các em chủ động đọc sách, tìm hiểu trước. Qua quá trình nghiên cứu trước các em tự tìm ra một số mâu thuẫn, các tình huống có vấn đề cần giải quyết.
- Các em đã tự tìm cách giải quyết vấn đề, khi giải quyết xong các em các thấy thỏa mãn, thích thú và yêu thích bộ môn vật lý.
- Các em đã tích cực tham gia góp ý xây dựng nội dung bài học thông qua việc tranh nhau lên thuyết trình nội dung bài học.
- Nhờ việc tự các em tìm tòi kiến thức, tự thuyết trình, giải thích lại cho các bạn khác cùng theo dõi, tranh luận, hoạt động nhóm đã giúp các em nhớ bài lâu hơn, kĩ hơn và sâu sắc hơn.
- Thông qua máy tính, các em đã biết sưu tầm tranh ảnh, tìm kiếm thông tin và xử lý thông tin tốt hơn. HS đã biết liên hệ kiến thức với thực tiễn, làm các em yêu thích vật lý, thấy vật lý gần gũi hơn với cuộc sống các em.
- GV với sự hỗ trợ của máy tính đã soạn thảo bài giảng điện tử với hình ảnh phong phú hơn, góp phần tăng thêm sự rành mạch, rõ ràng của bài học, tăng sự thích thú, kích thích sự ham thích của HS.