Sự sai khác về đặc tính sinh hóa của dạng đột biến so với dạng gốc ở M3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự di truyền và biểu hiện của một số biến dị thực nghiệm của hai giống lúa tẻ, tám thơm đột biến, tám dự khi chịu tác động của tia gamma nguồn co 60 (Trang 82 - 85)

gốc ở M3

Các chỉ tiêu hóa sinh được tiến hành phân tích trong phòng thí nghiệm Sinh lý thực vật và Sinh hóa – Vi sinh của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Bao gồm các chỉ tiêu sau:

Bảng 3.11. Một số chỉ tiêu sinh hóa của TD 1 ở M3

Chỉ tiêu sinh hóa TD 1

ĐC 10 kR 15 kR

Độ bền thể gel 36,67 + 0,38 68,47 + 0.38 47,2 + 0,39 Độ hóa hồ 2,16 + 0,23 2,67 + 0,47 2,67 + 0,47 Hàm lượng protein 8,33 + 0,17 8,33 + 0,09 8,43 + 0,12 Hàm lượng amylose 20,43 + 0,11 20,57 + 0,17 20,45 + 0,17

Bảng 3.12. Một số chỉ tiêu sinh hóa của TTĐB ở M3

Chỉ tiêu sinh hóa TTĐB

ĐC 10 kR 15 kR

Độ bền thể gel 27,36 + 0,41 44,2 + 0,57 48,07 + 0,45 Độ hóa hồ 5,33 + 0,47 5,67 + 0,47 5,67 + 0,47 Hàm lượng protein 8,25 + 0,07 8,30 + 0,08 8,32 + 0,11 Hàm lượng amylose 20,35 + 0,12 20,58 + 0,11 20,95 + 0,09

Bảng 3.13. Một số chỉ tiêu sinh hóa của TD 2.2 ở M3

Chỉ tiêu sinh hóa TTĐB

ĐC 10 kR

Độ bền thể gel 22 + 0,57 37,87 + 0,28

Độ hóa hồ 1,33 + 0,47 1,33 + 0,47

Hàm lượng protein 8,2 + 0,12 8,22 + 0.09 Hàm lượng amylose 20,52 + 0,08 20,56 + 0,09

* Độ bền thể gel

Số liệu nghiên cứu trên bảng 3.11, 3.12 và 3.13 cho thấy: các giống lúa nghiên cứu đều có độ bền thể gel là cứng đến trung bình (theo IRRI-bảng 7 phụ lục). Trong đó:

• TD2.2: dạng đột biến 10 kR và 15 kR đều có độ dài thể gel dài hơn so với ĐC → độ bền thể gel của ĐC thuộc dạng cứng, dạng đột biến chín sớm hơi cứng.

• TD1: đối chứng là 36,67 mm còn dạng đột biến dao động từ 47,2 mm 68,47 mm→ độ bền thể gel của ĐC thuộc dạng hơi cứng, dạng đột biến chín sớm thuộc dạng trung bình.

• TTĐB: độ dài thể gel của dạng đột biến dài hơn so với ĐC → độ bền thể gel của ĐC thuộc dạng hơi cứng , đột biến thuộc dạng hơi cứng.

Dựa vào độ bền thể gel, ta có thể đánh giá được cơm nấu là cứng hay mềm:

• Rất cứng cơm: độ bền thể gel cứng

• Cứng cơm: độ bền thể gel cứng

• Cơm cứng trung bình: độ bền thể gel trung bình

• Mềm cơm: độ bền thể gel mềm

• Rất mềm cơm: độ bền thể gel rất mềm

Như vậy, các giống lúa nghiên cứu đều cho dạng cơm từ cứng đến trung bình. Nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng đối với đặc tính cơm mềm hay cứng thường khó xác định.

* Độ hóa hồ

Gạo có độ hóa hồ cao cần nhiều nước và thời gian để nấu hơn là gạo có độ hóa hồ thấp hay trung bình. Như vậy, độ hóa hồ tương quan thuận với thời gian cần để nấu cơm chín. Gạo có độ hóa hồ cao, khi nấu sẽ nở ít hơn gạo có độ hóa hồ thấp hay trung bình. Hơn nữa, độ hóa hồ còn phản ánh độ cứng của hạt tinh bột, phôi nhũ và như vậy có thể ảnh hưởng đến sự tấn công do côn trùng và vi khuẩn trên lúa khi còn ngoài đồng cũng như tồn trữ trong điều kiện ẩm ướt. Có

một số bằng chứng cho thấy gạo có độ hóa hồ cao và trung bình ít bị côn trùng và vi khuẩn tấn công hơn so với gạo có độ hóa hồ thấp [8].

Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy: các dạng đột biến được đánh giá có độ hóa hồ tương đương đối chứng. Trong đó TD 2.2 được phân loại vào dạng có độ hóa hồ trung bình còn TD 1 và TTĐB thuộc vào dạng có độ hóa hồ cao.

* Hàm lượng protein

Đây là một chỉ tiêu quan trọng về phẩm chất dinh dưỡng của hạt. Trong chọn tạo giống lúa, các nhà khoa học đã cố gắng nâng cao hàm lượng protein nhưng ít thành công vì đặc điểm di truyền của tính trạng này khá phức tạp và chịu tác động của môi trường canh tác khá nhiều. Tính trạng hàm lượng protein do nhiều gen điều khiển và có hệ số di truyền thấp nên chịu ảnh hưởng nhiều từ môi trưởng. (Chang T.T.979).

Qua nghiên cứu cho thấy , hàm lượng protein giữa dạng đột biến và đối chứng có khác nhau nhưng không đáng kể, dao động trong khoảng 8,2-8,43.

* Hàm lượng amylose

Hàm lượng amylose là một chỉ tiêu quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng nấu ăn. Qua nghiên cứu cho thấy, các dạng đột biến và đối chứng có hàm lượng amylose tương đương nhau dao động trong khoảng 20,35-20,95%.

Kết luận: qua các số liệu nghiên cứu về một số chỉ tiêu sinh hóa của các dạng đột biến so với dạng gốc cho thấy, đột biến chủ yếu tác động vào các tính trạng hình thái, sinh lý của cây lúa mà ít ảnh hưởng đến hàm lượng sinh hóa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự di truyền và biểu hiện của một số biến dị thực nghiệm của hai giống lúa tẻ, tám thơm đột biến, tám dự khi chịu tác động của tia gamma nguồn co 60 (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)