1.2.1. Cơ sở lý thuyết
Đề nghiên cứu về vùng CLVDT phải kết hợp 2 nhóm lý thuyết là lý thuyết về hợp tác kinh tế quốc tế và lý thuyết về phát triển vùng.
1.2.1.1.Một số lý thuyết liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế
Về lý thuyết hợp tác kinh tế quốc tế, nghiên cứu của luận án vận dụng hai lý thuyết cơ bản là: Lý thuyết về tự do hóa thương mại với nền tảng là nguyên tắc về lợi thế so sánh để so sánh lợi thế của các tiểu vùng trong vùng tam giác phát triển nhằm tìm ra nguyên nhân của hợp tác và có thể từ đánh giá lợi thế so sánh rút ra khuyến nghị phát triển cho vùng; và Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia khi nhìn nhận đánh giá lợi thế của mỗi nước và các địa phương cụ thể.
Thuyết tự do thương mại
Adam Smith [2] và David Ricardo [37] là hai thuyết gia đã đặt nền tảng lý luận cho chủ nghĩa Tự do thương mại. Smith chủ trương để thị trường vận hành theo cơ chế cạnh tranh tự do, nhà nước không can thiệp, có như vậy nền kinh tế mới có hiệu quả thực sự. Ricardo phát triển thuyết tự do kinh tế trong lĩnh vực quan hệ thương mại quốc tế, cho rằng trong một hệ thống thương mại tự do không có hàng rào thuế quan, mỗi nước sẽ dành vốn và nguồn lực của mình vào việc sản xuất những mặt hàng có lợi thế hơn so với nước khác (lợi
thế so sánh), điều này sẽ có lợi cho tất cả các nước và sẽ liên kết các nền kinh tế quốc gia trên cơ sở phân công lao động và chuyên môn hóa..
Nền tảng cơ bản cho thuyết tự do hóa thương mại là nguyên tắc về lợi thế so sánh. Lợi thế so sánh là một nguyên tắc trong kinh tế học phát biểu rằng mỗi quốc gia sẽ được lợi khi nó chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu
những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp (hay tương đối có hiệu quả hơn các nước khác); ngược lại, mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu nó nhập khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối cao (hay tương đối không hiệu quả bằng các nước khác). Nguyên tắc lợi thế so sánh cho rằng một nước có thể thu được lợi từ thương mại bất kể nó tuyệt đối có hiệu quả hơn hay tuyệt đối không hiệu quả bằng các nước khác trong việc sản xuất mọi hàng hóa. Nguyên tắc lợi thế so sánh là khái niệm trọng yếu trong nghiên cứu thương mại quốc tế.
Theo Ricardo, khi có thương mại và mỗi nước chỉ tập trung vào sản xuất hàng hoá mà mình có lợi thế so sánh, tổng số lượng sản phẩm của cả hai nước đều tăng hơn so với trước khi có thương mại (là lúc hai nước cùng phải phân bổ nguồn lực khan hiếm của mình để sản xuất cả hai loại sản phẩm). Lưu ý rằng phân tích của Ricardo kèm theo những giả định sau:
Không có chi phí vận chuyển hàng hoá.
Chi phí sản xuất cố định không thay đổi theo quy mô. Chỉ có hai nước sản xuất hai loại sản phẩm.
Những hàng hoá trao đổi giống hệt nhau.
Các nhân tố sản xuất chuyển dịch một cách hoàn hảo. Không có thuế quan và rào cản thương mại.
Thông tin hoàn hảo dẫn đến cả người bán và người mua đều biết nơi có hàng hoá rẻ nhất trên thị trường quốc tế.
Mở rộng phân tích lợi thế so sánh cho nhiều hàng hóa và nhiều quốc gia Trường hợp có nhiều hàng hoá với chi phí không đổi và có hai quốc
hàng hoá có lợi thế so sánh cao nhất đến hàng hoá có lợi thế so sánh thấp nhất và mỗi nước sẽ tập trung vào sản xuất những mặt hàng có lợi thế so sánh từ cao nhất đến cao ở mức cân bằng. Ranh giới mặt hàng nào là có lợi thế so sánh cao ở mức cân bằng sẽ do cungcầu trên thị trường quốc tế quyết định.
Trường hợp có nhiều nước thì có thể gộp chung tất cả các nước khác thành một nước gọi là phần còn lại của thế giới và những phân tích trên vẫn giữ nguyên tính đúng đắn của nó. Lợi thế so sánh không những áp dụng trong trường hợp thương mại quốc tế mà còn có thể áp dụng cho các vùng trong một quốc gia một cách hoàn toàn tương tự.
Hạn chế của nguyên tắc lợi thế so sánh nằm trong các giả định của nó, ví dụ giả định rằng các nhân tố sản xuất có thể dịch chuyển hoàn hảo sẽ nảy sinh hạn chế nếu trên thực tế không được như vậy. Chính vì thế mặc dù nguyên tắc lợi thế so sánh có thể được tổng quát hoá cho bất kỳ quốc gia nào, với nhiều loại hàng hoá, nhiều loại đầu vào, tỷ lệ các nhân tố sản xuất thay đổi, lợi suất giảm dần khi quy mô tăng... và là nền tảng của thương mại tự do nhưng những hạn chế như ví dụ vừa nêu lại là lập luận để bảo vệ thuế quan cũng như các rào cản thương mại.
Toàn bộ phân tích của Ricardo về lợi thế so sánh thực chất dựa trên sự khác nhau giữa các nước trong công nghệ sản xuất dẫn đến năng suất vật chất và đòi hỏi lao động đơn vị khác nhau. Xét trên góc độ giá yếu tố đầu vào cũng dẫn đến lợi thế so sánh với nền tảng công nghệ như nhau:
Các nước phát triển có cùng yếu tố đầu vào về tư bản nhiều hơn các nước đang phát triển dẫn đến số lượng tư bản trên mỗi nhân công lớn hơn. Ngược lại số nhân công trên một đơn vị tư bản của các nước đang phát triển lại lớn hơn các nước phát triển. Như vậy giá thuê tư bản ở các nước phát triển rẻ hơn tương đối so với giá thuê nhân công; ngược lại ở các nước đang phát triển giá thuê nhân công lại rẻ hơn tương đối so với giá thuê tư bản. Nói một cách khác, các nước phát triển có lợi thế so sánh về giá thuê tư bản còn các nước đang phát triển có lợi thế so sánh về giá thuê nhân công.
Quốc gia nào sản xuất hàng hóa có hàm lượng nhân tố đầu vào mà mình có lợi thế so sánh cao một cách tương đối thì sẽ sản xuất được hàng hóa rẻ hơn tương đối và sẽ có lợi thế so sánh về những hàng hóa này.
Điều này lý giải vì sao Việt Nam lại xuất khẩu nhiều sản phẩm thô (dầu thô, than đá...) hoặc hàng hóa có hàm lượng nhân công cao như dệt may, giày dép… và nhập khẩu máy móc, thiết bị từ các nước phát triển.
Về lý thuyết, thuyết Tự do thương mại cung cấp những cơ sở lý luận khoa học cho việc phân tích, giải thích cũng như dự đoán quá trình phát triển của thương mại quốc tế. Tuy nhiên do thiên về lập luận khai thác mặt tích cực của tự do hóa thương mại, thuyết này xem nhẹ những mặt trái của quá trình tự do hóa.
Lý thuyết về lợi thế canh tranh quốc gia của Michael Porter:
Quan điểm của M.Porter giống với lý thuyết thương mại tự do của Adam Smith và D. Ricado. Ông đã xây dựng mô hình lý luận 4 nhân tố có vai trò chủ chốt ban đầu cho cạnh tranh thành công ở một ngành [21].
Thứ nhất, điều kiện về yếu tố sản xuất: Vị trí của quốc gia về các yếu tố sản xuất cần thiết để cạnh tranh trong ngành, ví dụ như lao động có tay nghề hay cơ sở hạ tầng.
Thứ hai, điều kiện về nhu cầu: Bản chất của nhu cầu trong nước về sản phẩm hay dịch vụ của ngành.
Thứ ba, các ngành bổ trợ và có liên quan: Sự có mặt hay thiếu vắng tại quốc gia đó những ngành cung ứng và các công nghiệp liên quan có khả năng cạnh tranh quốc tế.
Thứ tư, chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh của doanh nghiệp: Điều kiện tại quốc gia đó quyết định việc thành lập, tổ chức, quản lý doanh nghiệp như thế nào, và bản chất của cạnh tranh trong nước.
Trong tác phẩm Lợi thế cạnh tranh quốc gia, Porter vận dụng những cơ sở lý luận cạnh tranh trong nước của mình vào lĩnh vực cạnh tranh quốc tế và
của mô hình là các điều kiện về các yếu tố sản xuất, điều kiện về cầu, các ngành hỗ trợ và bối cảnh cạnh tranh, chiến lược và cơ cấu doanh nghiệp. Ngoài ra, còn có 2 biến số bổ sung là vai trò của nhà nước và yếu tố thời cơ.
Theo Porter thì không một quốc gia nào có thể có khả năng cạnh tranh ở tất cả các ngành hoặc ở hầu hết các ngành. Các quốc gia chỉ có thể thành công trên thương trường kinh doanh quốc tế khi họ có lợi thế cạnh tranh bền vững trong một số ngành nào đó. Theo ông, khả năng cạnh tranh của một quốc gia ngày nay lại phụ thuộc vào khả năng sáng tạo và sự năng động của ngành của quốc gia đó. Khi thế giới cạnh tranh mang tính chất toàn cầu hóa thì nền tảng cạnh tranh sẽ chuyển dịch từ các lợi thế tuyệt đối hay lợi thế so sánh mà tự nhiên ban cho sang những lợi thế cạnh tranh quốc gia được tạo ra và duy trì vị thế cạnh tranh lâu dài của các doanh nghiệp trên thương trường quốc tế.
Khi nền tảng của cạnh tranh càng chuyển dịch sang sự sáng tạo và tri thức mới thì vai trò của quốc gia càng tăng lên. Lợi thế cạnh tranh quốc gia được tạo ra và thông qua quá trình địa phương hóa cao độ. Sự khác biệt về giá trị quốc gia, văn hóa, cấu trúc kinh tế, thiết chế và lịch sử, tạo nên ưu thế quyết định sự thành công trong cạnh tranh. Các quốc gia thành công ở một số ngành trên thị trường toàn cầu vì môi trường trong nước của họ năng động, đi tiên phong và nhiều sức ép nhất. Các công ty của họ thu được lợi thế so với các đối thủ quốc tế nhờ việc có các đối thủ mạnh trong nước, nhờ có các nhà cung cấp có khả năng trong nước, nhờ sự phong phú nhu cầu khách hàng trong nước và sự liên kết chặt chẽ của các ngành phụ trợ.
Lý luận của Porter về lợi thế cạnh tranh quốc gia giải thích các hiện tượng thương mại quốc tế trên góc độ các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế và vai trò của nhà nước trong việc hỗ trợ cho các ngành có điều kiện thuận lợi để giành lợi thế cạnh tranh quốc gia chứ không phải cho một vài doanh nghiệp cụ thể. Sự thành công của các quốc gia ở ngành kinh doanh nào đó phụ thuộc vào 3 vấn đề cơ bản: lợi thế cạnh tranh quốc gia, năng suất lao động bền vững và sự liên kết hợp tác có hiệu quả trong cụm ngành.
Lợi thế cạnh tranh được hiểu là những nguồn lực, lợi thế của ngành, quốc gia mà nhờ có chúng các doanh nghiệp kinh doanh trên thương trường quốc tế tạo ra một số ưu thế vượt trội hơn, ưu việt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Lợi thế cạnh tranh giúp cho nhiều doanh nghiệp có được “Quyền lực thị trường” để thành công trong kinh doanh và trong cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh quốc gia thường bị hiểu nhầm với lợi thế so sánh. Lợi thế so sánh chỉ là những điều kiện đặc thù tạo ra ưu thế một khía cạnh nào đó của một quốc gia hoặc ngành kinh doanh của quốc gia đó, như những điều kiện tự nhiên, tài nguyên hay con người. Nguồn nhân công rẻ, tài nguyên dồi dào thường được coi là lợi thế so sánh của các nước đang phát triển. Tuy nhiên đây mới chỉ là cơ sở cho một lợi thế cạnh tranh tốt chứ chưa đủ là một lợi thế cạnh tranh đảm bảo cho sự thành công trên thị trường quốc tế. Lợi thế cạnh tranh phải là khả năng cung cấp giá trị gia tăng cho các đối tượng có liên quan như: khách hàng, nhà đầu tư hoặc các đối tác kinh doanh và tạo giá trị gia tăng cao cho doanh nghiệp.
Chẳng hạn, các nước nổi tiếng về du lịch như Ý và Thái Lan đã tận dụng lợi thế so sánh về thiên nhiên và các công trình văn hóa di tích lịch sử để phát triển ngành công nghiệp không khói này rất thành công và hiệu quả. Tuy nhiên, họ thành công không phải chỉ dựa vào những di sản văn hóa và thiên nhiên ban cho, mà vì họ đã tạo ra cả một nền kinh tế phục vụ cho du lịch với rất nhiều dịch vụ gia tăng kèm theo, từ dịch vụ khách sạn, nhà hàng, lễ hội đến các dịch vụ vui chơi giải trí, các trung tâm mua sắm và các chương trình tiếp thị toàn cầu. Điều đó đã tạo cho họ có lợi thế cạnh tranh quốc gia mà các nước khác khó có thể vượt trội.
CLVDT có lợi thế so sánh trong ngành nhờ điều điều kiện tự nhiên ưu đãi, nhưng muốn có lợi thế cạnh tranh vùng để giành ưu thế trên thương trường quốc tế, CLVDT cần có sự phối kết hợp hài hòa một hệ thống cung cấp giá trị gia tăng theo “các viên đá tảng kim cương của Porter”, những hoạt động thị
tạo ra những mối quan hệ tương hỗ cơ bản tạo ra giá trị gia tăng của ngành. Sự hợp tác càng hiệu quả bao nhiêu thì năng suất lao động của ngành càng cao bấy nhiêu và là cơ sở tạo ra lợi thế cạnh tranh của ngành và vùng.
1.2.1.2. Một số lý thuyết liên quan đến phát triển vùng
Về tăng trưởng vùng có khá nhiều lý thuyết, tuy nhiên nghiên cứu này chỉ đề cập đến những lý thuyết mà VLCDT có thể tham khảo hoặc vận dụng.
Lý thuyết tăng trưởng nội sinh vùng:
Lý thuyết này hình thành trên cơ sở các kết quả quan sát thực nghiệm của C.Clark (1940) và B.Fisher (1939) [38]. Nói chung sự tăng thu nhập bình quân đầu người trong các khu vực lãnh thổ khác nhau theo thời gian gắn liền với sự phân bố thực tế các nguồn tài nguyên, với sự giảm tỷ lệ lực lượng lao động được sử dụng trong các hoạt động sơ cấp, khai thác các hoạt động thứ cấp (chế biến) và các hoạt động tam cấp (dịch vụ). Tốc độ của sự dịch chuyển và sự tiến triển bên trong của chuyên môn hóa vùng và phân công lao động xã hội được xem như là các nguồn cung cấp động lực chủ yếu cho sự tăng trưởng vùng. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh nhấn mạnh đến năng lực sản xuất bên trong của vùng, đến khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào như tài nguyên thiên nhiên, vốn, lao động và công nghệ để xác định năng lực sản suất của vùng.
Điều này có nghĩa là một vùng muốn tăng trưởng thì trước hết nên quan tâm đến những nguồn lực sẵn có của chính mình để làm cơ sở cho phát triển vì chỉ có làm cho năng lực sản xuất bên trong mạnh lên mới có thể thúc đẩy sự phát triển. Sự phát triển cũng phụ thuộc vào khả năng phân bổ hợp lý nguồn nhân lực trong vùng cũng như điều hòa dòng luân chuyển hàng hóa tiêu dùng trong vùng. Điều này đúng với những vùng có nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực dồi dào như CLVDT. Lý thuyết này được áp dụng trong những nền kinh tế mang nhiều tính tự cung tự cấp của nền kinh tế, khi mà dòng luân chuyển nguồn lực đầu vào và sản phẩm đầu ra giữa các vùng chưa phát triển. Ở Việt Nam đã có một thời gian dài nền kinh tế vùng được vận hành theo lý thuyết này. Và từ kinh nghiệm phát triển kinh tế của Việt Nam cũng như một
số nước thì lý thuyết này chỉ nên áp dụng có sự kết hợp với những lý thuyết khác với mục tiêu tăng cường sức mạnh bên trong để củng cố cho sự phát triển chung.
Lý thuyết về các giai đoạn tăng trưởng vùng
Lý thuyết này do E.M.Hoover đề xướng năm 1984 với giả thiết phát triển vùng trước hết là một quá trình tiến hóa nội sinh, bao gồm các giai đoạn sau [54]:
Giai đoạn một là giai đoạn của nền kinh tế tự cung, tự cấp với sự đầu tư và buôn bán nhỏ; bộ phận dân cư nông nghiệp được phân bố tương ứng với sự