Trình độ phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘIVÙNG TAM GIÁC PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - LÀO – CAMPUCHIA (Trang 123 - 126)

Trình độ khoa học và công nghệ ở CLVDT còn rất kém phát triển. Điều này được thể hiện trong trình độ phát triển kinh tế và nguồn nhân lực của vùng còn lạc hậu không chỉ so với thế giới mà còn lạc hậu so với bản thân mức trung bình chung của mỗi quốc gia.

Campuchia đang trong giai đoạn đâu nâng cao năng lực khoa học. Hiện nay, có một cơ quan trực thuộc Bộ Công nghiệp, Khai khoáng và Năng lượng là Uỷ ban Quốc gia về Khoa học Công nghệ phụ trách quản lý và phát triển lĩnh vực khoa học công nghệ. Tuy vậy, Uỷ ban này vẫn chưa có nhiều hoạt động trong khu vực TGPT do thiếu cơ chế và chính sách. Nguồn tài chính hạn hẹp và thiếu hụt nhân lực cũng là những nguyên nhân quan trọng.

Tại C-CLVDT, thực trạng chung của khoa học công nghệ là kém phát triển. Ví dụ, hiện trong khu vực vẫn chưa có trường đại học hay đơn vị nghiên cứu nào ngoài một vài trung tâm đào tạo nghề hiện đang đào tào các kỹ năng căn bản liên quan đến khoa học công nghệ. Đầu tư từ khu vực tư nhân và tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ cũng đã có một số đóng góp cho phát triển khoa học công nghệ, ví dụ như trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tuy nhiên, hoạt động của các nhóm này còn nhỏ bé và không bên vững do thiếu vốn đầu tư cũng như nhân lực.

Nghiên cứu khoa học trong các đơn vị công ty khu vực TGPT gặp nhiều hạn chế do thiếu ngân sách. Vì vậy, bất kỳ công nghệ nào sử dụng tại đây cũng đều là nhận từ các bộ, ngành Trung ương hoặc nhập khẩu từ nước ngoài. Công nghệ giao thông vận tải đã phát triển khá nhanh trong những năm gần đây do có nhiều cải thiện về hạ tầng đường xá cũng như phát triển kinh tế trong khu

vực. Tuy nhiên, khoa học vẫn chưa được phát triển tương xứng để đáp ứng nhu cầu trong các ngành chính như nông nghiệp, hợp tác sản xuất công - nông nghiệp (về hỗ trợ thông tin và tiếp cận thị trường) và du lịch.

Đối với vùng L-CLVDT, Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh mới được thành lập vào cuối năm 2008. Đây là cơ quan trong cơ cấu tổ chức chính quyền cấp tỉnh để tham mưu cho lãnh đạo tỉnh cũng như cho Cục Khoa họcvà Công nghệ quốc gia (STEA). STEA là một tổ chức chuyên trách các vấn đề về chính sách phổ biến khoa học công nghệ bao gồm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của khoa học công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn hóa, đo lường và công nghệ thông tin. Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, cần phải quan tâm tới vấn đề nghiên cứu và phát triển, khuyến khích và bảo vệ bản quyền nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa và hiện đại hóa, đóng góp vào phát triển nguồn nhân lực và phát triển kinh tế - xã hội bền vững của quốc gia, nâng cao đời sống, bảo đảm sự bền vững và phát triển của ý thức văn hóa cũng như trong quan hệ quôc tế bằng cách tận dụng sự giúp đỡ từ nước ngoài và khai thác hiệu quả tiềm năng trong nước.

Tại V-CLVDT hiện nay, ngoài các trường đại học và cao đẳng có tham gia nghiên cứu khoa học, nhất là Đại học Tây Nguyên, trên địa bàn của vùng có một số cơ quan nghiên cứu trực thuộc các Bộ, ngành hiện đang hoạt động như: Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên...

Hoạt động khoa học và công nghệ được chú ý và tăng cường đầu tư nhiều hơn, mức chi cho sự nghiệp khoa học công nghệ tăng nhanh, nhiều đề tài, dự án nghiên cứu đã được ứng dụng vào sản xuất, đời sống, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Nhiều địa phương đã xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình trọng điểm về nghiên cứu phát triển khoa học- công nghệ trên địa bàn tỉnh. Trình độ công nghệ, máy móc, thiết bị được nâng lên từng

triển nhanh. Công tác đổi mới cơ chế quản lý khoa học- công nghệ đã có những cố gắng nhất định, băt đầu tạo lập được một thị trường công nghệ, tạo cơ sở thúc đẩy chuyển giao và ứng dụng nhanh chóng các tiến bộ khoa học vào sản xuất và đời sống.

Đã thực hiện chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất và đời sống, hướng dẫn việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, thay đổi giống mới phục vụ cho công tác khuyến nông; chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi, đặc biệt quan tâm áp dụng các công nghệ thu hoạch và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch phù hợp với khả năng đầu tư của nông thôn. Công tác quản lý tiêu chuẩn đo lường, chất lượng từng bước đi vào nề nếp.

Mặc dù đạt được những thành tựu nhất định, song nhìn chung khoa học, công nghệ còn nhiều hạn chế, chưa giữ vai trò then chốt, động lực phát triển kinh tế - xã hội. Năng lực khoa học và công nghệ còn nhiều yếu kém. Thiếu cán bộ giỏi về khoa học và công nghệ, chưa có chính sách thu hút cán bộ làm công tác khoa học, thiếu cán bộ trẻ kế cận có trình độ cao. Cơ cấu nhân lực khoa học và công nghe theo lĩnh vực còn nhiều bất hợp lý. Đầu tư của xã hội cho khoa học và công nghe còn rất thấp. Trang thiết bị đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ đã từng bước được bổ sung nhưng còn thiếu, không đồng bộ. Trình độ công nghệ của nhiều ngành sản xuất còn thấp và lạc hậu. Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ chưa thực sự gắn kết chặt chẽ với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Như vậy đối với nhân tố khoa học công nghệ của CVLDT, ta thấy yếu tố cản trở hiện còn nhiều hơn là thuận lợi. Do phát triển sản xuất với hàm lượng khoa học thấp nên giá trị gia tăng mà khu vực tạo ra còn rất hạn chế. Nếu không nhanh chóng cải thiện nhân tố này thì khó lòng có thể thu hẹp khoảng cách của vùng với các vùng còn lại của ba nước và với thế giới bên ngoài.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘIVÙNG TAM GIÁC PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - LÀO – CAMPUCHIA (Trang 123 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(189 trang)
w