Cho đến nay xung quanh khái niệm vùng vẫn còn nhiều tranh luận khác nhau, định nghĩa vùng chưa được thống nhất ý kiến trong giới học thuật; đặc biệt là phân biệt rõ ràng các thuật ngữ “vùng”, “khu vực”, “miền”...
Tuy còn có nhiều quan niệm khác nhau nhưng có thể nhận thấy một số dấu hiệu đặc trưng của vùng sau đây:
- Vùng là một thực thể khách quan chứ không phải do con người thiết kế, sáng tạo ra để phục vụ cho mục đích riêng của mình;
- Vùng làm một không gian địa lý có vị trí, kích thước, hình dáng, quy mô xác định;
- Vùng bao gồm các yếu tố cấu thành tương đối đồng nhất bên trong với nhau (nhưng không đồng nhất với nhau), nhưng lại tương đối khác biệt với bên ngoài;
- Trong vùng, ở các mức độ khác nhau, liên tục diễn ra các quá trình tự nhiên, nhâu khẩu học, kinh tế và xã hội. Các quy trình này có bản chất khác nhau, cùng tồn tại và hoạt động theo những quy luật riêng của mình, nhưng đều là những khâu tất yếu của chu trình trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin vận hành liên tục trong không gian và thời gian.
Ở góc độ hợp tác quốc tế, vùng được nhìn rộng hơn. Đến nay chưa có một định nghĩa rõ ràng nào về vùng quốc tế mà thường chỉ có các khái niệm công cụ cho các vùng cụ thể đối với các vùng hợp tác giữa các quốc gia như Tiểu vùng sông Mê Kông, các vùng tam giác tăng trưởng, tam giác phát triển, khu vực Đông Nam Á, khu vực Đông Bắc Á, …Tuy nhiên dù là vùng quốc tế nhưng vẫn có những đặc trưng ở trên.
Khi nghiên cứu về vùng, có thể nhận thấy vùng chịu tác động bởi 7 nhân tố cơ bản sau:
Thứ nhất là điều kiện tự nhiên của vùng bao gồm các nguồn tài
nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên của vùng là những nhân tố phần nhiều có tính chất quyết định đặc điểm của quá trình hình thành, cơ cấu ngành và cơ cấu không gian của nền kinh tế mỗi vùng. Vị trị địa lý cũng có ảnh hưởng đáng kể đến sự phong phú, tính đa dạng của cơ cấu kinh tế vùng, nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nền kinh tế vùng xét về cả mặt thời gian lẫn không gian. Ảnh hưởng của nó đến sự hình thành cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ của nền kinh tế vùng được thể hiện thông qua một hệ thống các chỉ tiêu về mức độ đảm bảo cơ sở hạ tầngcủa lãnh thổ, các mối liên hệ sản xuất và vận tải, những điều kiện thu hút vốn và ổn định dân cư...
Thứ hai là vốn cho đầu tư phát triển. Vốn cho đầu tư phát triển là
khác, nếu muốn phát triển thì không thế không có vốn đầu tư. Trong một vùng, vốn cho đầu tư phát triển có thể dựa vào một số nguồn chính như:
- Vốn trong dân (vốn cá thể) - Vốn nhà nước hỗ trợ
- Vốn đầu tư của các doanh nghiệp (trong và ngoài nước) - Vốn viện trợ nước ngoài
Thứ ba là nhân tố lao động. Lao động một mặt là một bộ phận của
nguồn lực phát triển, đó là yếu tố đầu vào không thể thiếu được của quá trình sản xuất. Mặc khác lao động là một bộ phận của dân số, những người được hưởng lợi của sự phát triển. Sự phát triển kinh tế suy cho cùng đó là tăng trưởng kinh tế để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người. Qua phân tích ở trên chúng ta thấy rằng vai trò của lao động với tăng trưởng kinh tế được xem xét qua các chỉ tiêu về số lượng lao động trình độ chuyên môn, sức khỏe người lao động và sự kết hợp giữa lao động với các yếu tố đầu vào khác.
Thứ tư là nhân tố khoa học công nghệ. Với tư cách là một nhân tố
đầu vào của sản xuất, khoa học công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển nói chung và phát triển kinh tế nói riêng, đặc biệt là trong nền kinh tế hiện nay với xu hướng những sản phẩm nào càng mang hàm lượng công nghệ cao càng tạo ra nhiều giá trị gia tăng. Khoa học công nghệ không chỉ tác động đến sản xuất (từ những ngành công nghiệp đòi hỏi hàm lượng công nghệ cao đến những ngành nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi) mà còn tác động đến mọi mặt đời sống của người dân. Nhờ tiến bộ khoa học mà năng suất lao động được tăng nhanh và trong thời đại ngày nay yếu tố mang tính cạnh tranh chính là công nghệ.
Thứ năm là nhân tố hợp tác. Đây là nhân tố quan trọng thể hiện khả
năng liên kết của vùng. Nhân tố hợp tác không chỉ được xem xét trong mối quan hệ của vùng với bên ngoài mà còn thể hiện cả tính hợp tác bên trong của vùng nếu xét trên góc độ tương hỗ giữa các lĩnh vực khác nhau. Sự hợp tác
trong vùng tốt sẽ phát huy tối đa nội lực của vùng, còn sự hợp tác ngoại vùng tốt sẽ mang lại những giá trị so sánh tối ưu cho vùng.
Thứ sáu là nhân tố kết cấu hạ tầng. Dưới góc độ kinh tế học vùng ta
hiểu cơ sở hạ tầnglà những ngành cung cấp các dịch vụ cho tất cả các phần tử cơ cấu kinh tế của vùng và cho dân cư của vùng, nhưng bản thân chúng nói chung không trực tiếp tạo ra các sản phẩm dưới dạng vật chất. Là cơ sở vốn chung của vùng, cơ sở hạ tầngtạo ra một trong những phần tử quan trọng nhất của cơ cấu kinh tế vùng. Trình độ phát triển của cơ sở hạ tầngcó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của sản xuất và kinh doanh, đến quá trình hình thành và mức độ sử dụng các nguồn lao động và đến trình độ phát triển của vùng. Vì thế đối với sự hình thành và phát triển vùng thì trình độ phát triển và tính chất phân bố các ngành và các đối tượng kết cấu là cực kỳ quan trọng.
Nhân tố thứ bảy là cơ chế chính sách. Với tư cách là một nhân tố
thuộc hệ thống kiến trúc thượng tầng của xã hội, đây là nhóm yếu tố bên ngoài nhưng lại là nhân tố then chốt của sự phát triển. Nếu có một cơ chế chính sách phù hợp thì sẽ thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của vùng và ngược lại.
Khi phân tích các điều kiện phát triển của một vùng, luôn phải lưu ý phân tích đầy đủ các nhân tố trên trong mối tương quan chặt chẽ với nhau, bởi không một vùng nào có thể phát triển mà bỏ qua hoặc loại trừ một trong bảy nhân tố trên. Trong lựa chọn ưu tiên phát triển trong điều kiện hạn chế của nguồn lực, người ta có thể ưu tiên cải thiện một số nhân tố trước, tuy nhiên việc lựa chọn này phải phụ thuộc vào điều kiện thực tế của từng vùng.