2.1.2.1. Tiêu chí kinh tế
Tổng giá trị tăng thêm nội vùng - GDP vùng
GDP vùng là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh của vùng kinh tế trong một thời gian nhất định, thường là một năm (như chỉ tiêu GDP trên cả nước).
Chỉ tiêu này được tính theo ba phương pháp: Phương pháp sản xuất, phương pháp chi tiêu và phương pháp thu nhập
GDP bình quân đầu người vùng
GDP bình quân đầu người nội khu vực là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội của khu vực (như chỉ tiêu GDP bình quân đầu người trên cả nước). GDP bình quân đầu người ở các khu vực có thể tính được từ tổng giá trị tăng thêm nội khu vực và dân số trung bình của vùng trong năm nghiên cứu.
Thu nhập bình quân đầu người = Tổng giá trị tăng thêm nội khu vực theo giá thực tế
Dân số bình quân trong năm nghiên cứu
Tỷ trọng các khu vực kinh tế trong GDP
Tuy nhiên trong các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu kinh tế thì cơ cấu ngành nghề thường được chú trọng đề cập trong các phân tích. Cơ cấu ngành được phân chia dựa trên loại ngành hoạt động: theo phân định của tổng cục thống kê nền kinh tế được chia làm 3 khu vực chính là Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Công nghiệp và xây dựng; và dịch vụ. 3 khu vực này lại được phân tổ thành 20 ngành kinh tế nhỏ. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu hiện nay cơ cấu kinh tế ngành nhìn chung được chia thành 3 ngành chính theo 3 khu vực kinh tế nói trên. Cơ cấu kinh tế càng hiện đại thì tỷ trong công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong tổng thể giá trị nên kinh tế càng lớn. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một phần quan trọng thể hiện trình độ phát triển của nền kinh tế.
Để phản ánh được cơ cấu ngành kinh tế của khu vực, chúng ta phải dựa vào tỷ trọng các khu vực kinh tế trong GDP.
Giá trị sản xuất của ngành là kết quả do ngành đó tạo ra dưới dạng sản phẩm và dịch vụ trong một thời gian nhất định.
Cơ cấu ngành kinh tế được đo bằng tỷ lệ giữa giá trị tăng thêm của ngành kinh tế trong vùng trên tổng giá trị tăng thêm nội vùng theo giá thực tế.
Tỷ trọng GDP nông nghiêp = GDP nông nghiệp x 100% GDP
Tỷ trọng GDP công nghiêp = GDP công nghiệp x 100% GDP
Tỷ trọng GDP dịch vụ = GDP dịch vụ x 100% GDP
Hiện nay, chưa có một tài liệu thống kê chính thức nào được các cơ quan thống kê chính thức của các quốc gia đưa ra cho các vùng thuộc mỗi nướcvề tổng giá trị tăng thêm nội khu vực. Tổng cục thống kê của Việt Nam cũng có những khuyến cáo rằng cách tính GDP tỉnh/thành phố hiện nay có những sai số và các số liệu đưa ra chỉ mang tính tham khảo tương đối chứ không hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên ở các đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh với tư cách là một vùng kinh tế hành chính hàng năm đều đưa ra những số liệu thống kê dựa trên các phương pháp tính toán mà Tổng cục thống kê vẫn sử dụng. Đối với vùng CLVDT là một vùng gồm 3 phần biên giới của 3 nước nên việc tính toán tổng giá trị tăng thêm nội vùng là chưa thể thực hiện được. Trong nghiên cứu phân tích chỉ có thể vận dụng GDP của từng tỉnh theo tiêu chí và cách tính riêng của mỗi nước đưa ra. Trong luận án này tôi cũng chủ yếu sử dụng những con số do Bộ Kế hoạch đầu tư Việt Nam đưa ra trong các báo cáo, các con số này được 3 nước LCV đưa ra theo cách tính của riêng mỗi nước và được Ủy ban điều phối CLVDT thống nhất tổng hợp.
Thực trạng phát triển ngành. Những tiêu chí kinh tế trên chỉ là những
con số dùng để đo đạc thống nhất. Trong thực tế nghiên cứu đánh giá, đề phân tích sâu hơn thì bên cạnh những chỉ tiêu này người ta thường đi vào phân tích thực trạng phát triển của từng ngành trong nền kinh tế tổng thể. Từ đó xác định chất lượng, tiềm năng cũng như cơ hội phát triển kinh tế của vùng.
Tùy theo mục tiêu mà người ta nền kinh tế tổng thể ra các nhóm ngành khác nhau. Trong nghiên cứu kinh tế vùng CLVDT chia nền kinh tế vùng thành ba nhóm truyền thống là nông nghiệp; thương mại, dịch vụ và công nghiệp.
Giáo dục:
Số trẻ đến trường trong độ tuổi đi học: Chỉ tiêu này được tính dựa trên số học sinh trong độ tuổi đi học được tính trên các cấp trong tổng số trẻ ở độ tuổi đến trường. Ý nghĩa của chỉ số này cho biết hiện trong số những trẻ em trong độ tuổi đi học mức độ thất học đến đâu.
Số học sinh/ giáo viên: chỉ số này phản ánh xem mức độ về quy mô mà trung bình mỗi giáo viên phải đảm nhận bao nhiêu học sinh. Chỉ số này được tính dựa trên tỷ số giữa số học sinh ở mỗi cấp chia cho số giáo viên ở cấp tương ứng đó.
Số học sinh/số lớp: chỉ số này phản ánh xem mức độ về quy mô mà trung bình mỗi lớp có bao nhiêu học sinh. Chỉ số này được tính dựa trên tỷ số giữa số học sinh ở mỗi cấp chia cho số lớp ở cấp tương ứng đó.
Ngoài ra để tính đến mức độ quan tâm đến giáo dục người ta cũng thường dùng đến các số đo chi tiết ở cấp mẫu giáo, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay việc chăm sóc cho thế hệ trẻ đang rất được chú trọng.
Số trường học mẫu giáo, tiểu học, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học/xã, huyện: Chỉ số này phản ánh mức độ trang bị cơ sở hạ tầngcủa từng điểm. Được đo bằng số trường/ lớp học của mỗi cấp tại xã, huyện cụ thể.
Y tế:
Số trạm y tế/ xã/ huyện: Chỉ số này phản ánh mức độ đi sâu của cấp y tế xuống xã và huyện trên bình diện như thế nào. Nó được đo bằng số lượng của các trạm y tế trên mỗi xã/ huyện.
Số bác sỹ, y tá/ huyện: Chỉ số này thể hiện mức độ chăm sóc, phổ cập về y tế của huyện/ xã. Nếu số lượng bác sỹ, y tá trên mỗi huyện, xã càng lớn thể hiện mức quan tâm chăm sóc về điều kiện y tế của người dân càng tốt.
Số giường bệnh: là tổng số giường bệnh có tại các cơ sở y tế trong vùng, chỉ số này có thể được đo lường cụ thể thành số giường bệnh trên mỗi điểm dân cư hay số dân số trên một giường bệnh.
Số trẻ được tiêm phòng/ 1000 trẻ: là chỉ số phản ánh mức độ trẻ được tiêm phòng trong tổng số trẻ em hiện tại của vùng
Tuy nhiên, để đo mức độ phát triển về y tế và giáo dục còn rất nhiều chỉ số khác nhưng với phạm vi nghiên cứu của một vùng, việc thu thập và sử dụng các số liệu đó gặp rất nhiều khó khăn nên ở đây tôi chỉ nêu một số chỉ số cơ bản có thể thu thập được số liệu và thường được sử dụng.
2.1.2.3. Tiêu chí về cơ sở hạ tầng
Để có thể đánh giá về điều kiện cơ sở hạ tầngngười ta thường dựa trên 5 chỉ tiêu chính sau: Đường giao thông, Nước sạch, Điện thắp sáng, Bưu chính viễn thông, Hệ thống thủy lợi. Với các câu hỏi tương ứng như: Còn bao nhiêu km đường chưa được cứng hóa, khả năng ứng dụng và di chuyên trên tuyến đường? Có bao nhiêu hộ dân đã được sử dụng nước sạch trong sinh hoạt? Số hộ dân có điện thắp sáng, số hộ dân được đưa điện kế đến tận nhà? khả năng cung ứng điện cho các cơ sở sản xuất? Có bao nhiêu hộ dân có điện thoại hay tỷ lệ máy trên mỗi người dân? Hệ thống thuỷ lợi có đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân hay không?
Với nghiên cứu về CLVDT cũng sẽ đánh giá về hệ thống cơ sở hạ tầngtrên những tiêu chí trên, tuy nhiên có một số số liệu không thể thu thập, để bù đắp cho những khoảng trống về dữ liệu còn thiếu thì luận án sử dụng những đánh giá của các chuyên gia về vùng này cũng như những quan sát qua khảo cứu thực địa.
2.2. Cơ sở hình thành và phát triển Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia.
2.2.1. Xu hướng hình thành và phát triển các tam giác phát triển ở Đông Nam Á
Từ cuối nhưng năm 90 của thế kỷ 20, với sự kết thúc của Chiến tranh lạnh đã mở đường cho hoạt động liên kết và hợp tác quốc tế, trong đó đặc biệt là các hoạt động liên kết khu vực. Đồng thời với những lợi ích to lớn từ hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế đã thúc đẩy xu hướng tự do hóa thương
mại, đầu tư và di chuyển lao động tạo nên một hình thái kinh tế toàn cầu hóa mới. Các nền kinh tế giờ đây khó lòng phát triển nếu chỉ đóng cửa mà buộc phải mở cửa ra ngoài thế giới. Nhưng rõ ràng, toàn cầu hóa cũng có những mặt trái của nó, và để có thể vừa tham gia vào công cuộc toàn cầu hóa, vừa hạn chế những rủi ro, đặc biệt là về chính trị, đồng thời có thế khai thác được những lợi thế so sánh quốc gia và khu vực thì các nước trong khu vực đã đẩy mạnh việc hình thành các liên kết khu vực hơn nữa. Các nước Đông Nam Á đã tăng cường hợp tác khu vực và mở rộng liên kết nội khối thông qua ASEAN và những hợp tác tiểu vùng khác.
Cùng với những ảnh hưởng từ quá trình toàn cầu hóa sau chiến tranh lạnh thì chính sự phát triển thần kỳ của Châu Á trong những thập niên cuối thế kỷ 20 cũng là động lực chính cho sự hình thành nên các mô hình liên kết và hội nhập khu vực. Sự tăng trưởng thần kỳ của Châu Á theo “mô hình đàn nhạn bay” bắt đầu từ Nhật Bản trong những năm 60 đã lan sang Đài Loan, Hàn Quốc và những nền kinh tế công nghiệp mới (NIEs) trong những năm 70, sự lan tỏa tiếp theo là các nước ASEAN và Trung Quốc vào những năm 80 và dần dần lan tỏa ra khắp các nước Châu Á như là Ấn Độ hay Pakistan.
Sự thành công của Đông Á trong thời kỳ này nếu xét đến các yếu tố nội sinh thì nổi bật lên với hai nhân tố. Thứ nhất đó chính là sự lựa chọn chính sách kinh tế phù hợp với hoàn cảnh mới trong bối cảnh ổn định chính trị trong nội bộ mỗi quốc gia. Các quốc gia Châu Á trong thời kỳ này dù ở chế độ nào cũng đều lựa chọn con đường phát triển kinh tế của mình theo định hướng thị trường. Ngay cả đối với những quốc gia theo chế độ xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc đều định rõ nền kinh tế của mình là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Hay như Việt Nam sau “Đổi mới” cũng đã có những bước chuyển mình về phương thức sản xuất theo hướng thị trường hơn.
Thứ hai, nền kinh tế các nước Châu Á giai đoạn đầu của tăng trưởng đều lựa chọn mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu. Và với đặc tính của nền
trợ lẫn nhau giữa các quốc gia Châu Á đã tạo điều kiện để thúc đẩy sự phát triển của khu vực này.
Khai thác lợi thế phát triển khu vực trong điều kiện hội nhập là một trong những ưu tiên hàng đầu của hội nhập khu vực. Để làm được điều này, nhiều ý tưởng về hợp tác khu vực đã được đưa ra mà một trong những sáng kiến đó chính là tam giác tăng trưởng
Xét về mặt bản chất bên trong thì tam giác tăng trưởng là một loại hình hợp tác khu vực nhưng được vận dụng một cách linh hoạt hơn trên quy mô vùng địa lý nhỏ hơn. Mục đích chính của quá trình hợp tác trong tam giác tăng trưởng là sự tăng trưởng về kinh tế với nguyên lý chủ yếu là khai thác lợi thế so sánh cũng như giá trị bổ sung giữa các vùng tham gia.
Thuật ngữ về Tam giác tăng trưởng được biết đến lần đầu tiên khi thủ tướng Xingapo lúc đó dùng để chỉ một khu vực tăng trưởng gồm Xingapo, bang Johor của Malaixia và tỉnh Riau của Indonexia (Gọi tắt là SIJORI) vào năm 1989. Thuật ngữ về tam giác tăng trưởng còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Tam giác phát triển (development triangle), Tiểu vùng kinh tế (economic zones), Lãnh thổ kinh tế tự nhiên (Natural economic territories), Khu vực chính quốc kéo dài (extended metropolitant region), Vùng kinh tế xuyên quốc gia (transnational economic zones),…[33].
Mặc dù có một số định nghĩa khác nhau về tam giác phát triển nhưng cách hiểu chung thì giường như không khác nhau là mấy. Chẳng hạn như Susan Mayhew đã định nghĩa “tam giác tăng trưởng là những dự án hợp tác giữa 3 nước hay nhiều hơn. Mỗi nước có những nhân tố khác nhau về đất đai, lao động, vốn và quản lý mà có thể bổ sung cho nhau về mặt kinh tế, từ đó tạo ra lợi thế chung trong thương mại đối ngoại về đầu tư”[114], hay theo Hroshi Kakazu thì “tam giác tăng trưởng là một khu vực kinh tế xuyên quốc gia trên một phạm vi đã được định sẵn bao gồm các vùng địa lý gần nhau của 3 hay nhiều hơn quốc gia có sự khác nhau về nguồn tài nguyên được khai thác để thúc đẩy thương mại và đầu tư” [101]. Cựu tổng thống Philipine Fidel Rammos
trong bài viết của mình cũng đề cập “tam giác tăng trưởng là nhũng vùng khai thác những sự bổ sung giữa các khu vực gần nhau về địa lý của các quốc gia khác nhau nhằm đạt được lợi thế so sánh trong sản xuất hàng hóa cho xuất khẩu”[99].
Tam giác tăng trưởng xuất hiện đầu tiên ở Đông Nam Á, đây cũng là khu vực có nhiều tam giác tăng trưởng nhất hiện nay. Như đã đề cập ở trên, tam giác tăng trưởng đầu tiên xuất hiện là SIROJI thành lập năm 1992. Tiếp đến là tam giác tăng trưởng Nam Thái Lan - Bắc Malaixia - Aceh và Bắc Sumatra của Indonexia (IMT) hình thành năm 1993, một tam giác khác của khu vực Đông Nam Á hình thành vào năm 1994 là tam giác tăng trưởng Brunei - Indonexia - Malaixia - Philipine (BIPM-EAGA), nhưng sau đó Philipine rút lui nên tam giác này hiện nay được biết đến là BIM-EAGA và mới đây nhất là tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia hình thành năm 2004 bắt nguồn từ sáng kiến của thủ tướng Hunsen của Campuchia năm 1999. Ngoài khu vực Đông Nam Á thì tam giác tăng trưởng cũng được hình thành ở một số khu vực khác như tam giác tăng trưởng Nam Trung Hoa gồm Hồng Kông, Quảng Đông, Phúc Kiến và Đài Loan; Tam giác tăng trưởng Ấn Độ Dương. Tam giác tăng trưởng ở Châu Phi gồm Zambia, Malawi và Mozamdique hình thành vào năm 2000 gồm phần bắc Zambia, bắc và trung Malawi, trung đông Mozambic.
Hiện nay tại khu vực ASEAN có 4 cơ chế hợp tác dưới mô hình tam giác tăng trưởng đang vận hành. Đó là SIROJI GT, IMT GT, BIPM-EAGA GT và CLV DT. Việc hình thành các tam giác tăng trưởng tại ASEAN đang trở thành một xu hướng và mô hình hợp tác quốc tế mới hiện nay trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày càng gia tăng.
Qua nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của các tam giác phát triển ở Đông Nam Á (xem chi tiết phụ lục 4) có thể thấy hiện nay các tam giác đều hoạt động khá hiệu quả. Những nhân tố cơ bản tạo nên sự thành công của các tam giác tăng trưởng là:
Thứ nhất, các vùng và khu vực tham gia hình thành nên tam giác phải là các vùng địa lý liền kề với nhau và ở biên giới của các quốc gia và phải dễ tiếp cận đối với các nước khác nếu không mở cửa hoàn toàn.
Thứ hai, có ít nhất một trung tâm như Singapore có khả năng làm nhân