Giáo dục, đào tạo

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘIVÙNG TAM GIÁC PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - LÀO – CAMPUCHIA (Trang 101 - 106)

Giáo dục là lĩnh vực được quan tâm và ưu tiên đầu tư tại tất cả các tỉnh trong CLVDT. Trong nhưng năm qua hệ thống trường lớp đã được nâng cấp và xây mới. Tỷ lệ học sinh đến lớp tăng hàng năm. Chất lượng giáo dục bước đầu được cải thiện.

Có thể nói, các tỉnh thuộc C-CLVDT là khu vực lạc hậu về kinh tế và xã hội vì vậy, hệ thống giáo dục chưa thực sự phát triển. Tuy nhiên, cả bốn tỉnh Đông Bắc Campuchia đều có hệ thống giáo dục phổ thông khá hoàn chỉnh, từ tiểu học đến trung học cơ sở và trung học phổ thông. Trong hệ thống đó, các huyện, thị đều có trường trung học phổ thông và trung học cơ sở, các xã đều có trường trung học cơ sở và tiểu học và thấp hơn, các bản đều có lớp tiểu học. Trong bậc tiểu học của các tỉnh còn có loại trường gọi là trường cộng đồng.

Tỷ lệ người biết chữ trong khu vực này vào khoảng 60%, thấp hơn 17 điểm phần trăm so với mức trung bình chung của cả nước. Trong bốn tỉnh thì Kratie có tỷ lệ người biết chữ cao nhất với 73,7% và Rattanak Kiri có tỷ lệ người biết chữ thấp nhất với 45,9% [6].

Cơ sở hạ tầng cho ngành giáo dục như trường lớp và thiết bị còn thiếu thốn và trong tình trạng xuống cấp. Thiếu trường học là một trong những nguyên nhân khiến cho tỷ lệ bỏ học tăng cao. Khó khăn tiếp theo là vấn đề giáo viên có chất lượng thiếu bởi đây là khu vực kém phát triển nên vấn đề thu hút giáo viên có chất lượng cao đến đây làm việc rất khó khăn.

Trên địa bàn Stung Treng [33] có Trường sư phạm của Trung ương đặt tại tỉnh, làm nhiệm vụ đào tạo giáo viên tiểu học phục vụ cho công cuộc phát triển giáo dục, năm 2008 trên địa bàn của tỉnh có 60 giáo viên tiểu học là người dân tộc. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông cũng đã được đào tạo tại các trường sư phạm và đại học ở Phnôm Pênh. Stung Treng có 4 bản không có trường cộng đồng, tập trung tại khu có tộc người Cavet sinh sống. Tuy nhiên, theo kế hoạch đến năm 2015, tỉnh sẽ có 100% xã có trường cộng đồng.

Tại Rattanak Kiri [33], cả 8 huyện, thị đều có trường trung học phổ thông nhưng cho đến nay mới chỉ có 5 trường hoạt động. Theo kế hoạch của tỉnh, năm học 2008-2009 sẽ có 11 trường trung học phổ thông hoạt động, trong đó, riêng bản Lung có thêm 2 trường. Tương tự như Stung Treng, ở bậc tiểu học của Rattanak Kiri ngoài hệ thống trường công còn có các trường cộng đồng. Theo kế hoạch của chính phủ Campuchia, vào năm 2015, 100% các bản có trường cộng đồng và thực hiện phổ cập phổ thông cơ sở cho những người có độ tuổi dưới 20. Trong hệ thống giáo dục của tỉnh còn có trường dân tộc nội trú đặt tại Bản Lung với qui mô 150 học sinh do Việt Nam viện trợ và đã đi vào hoạt động. Tuy nhiên, hoạt động của trường vẫn còn nhiều khó khăn do thiếu nguồn tài chính để duy trì các lớp học.

Bên cạnh giáo dục phổ thông, số lượng các trường dạy nghề trong khu vực còn thiếu và yếu. Số lao động được đào tạo ít, chất lượng chưa cao. Trong hệ thống giáo dục, tỉnh Rattanak Kiri còn có trường đại học tư nhân, được mở năm 1997 với các chuyên ngành đào tạo như quản lý kinh tế, kế toán, du lịch, ngoại ngữ (Tiếng Anh) và hiện đã có khoảng 30 em người dân tộc theo học các lớp Tiếng Anh. Ngoài hệ thống giáo dục phổ thông, để phát triển nguồn nhân lực, trên địa bàn tỉnh Mondul Kiri, chính phủ đã thành lập Trung tâm Phát triển Dân tộc Thiểu số, nhằm đào tạo con em các dân tộc các tỉnh khu vực Đông Bắc. Những ngành nghề chính được đào tạo ở đây là sửa chữa ô tô, xe máy, may mặc, các mặt hàng thủ công. Ngoài dạy nghề, Trung tâm còn mở các lớp đào tạo ngắn hạn, dạy tiếng Khơ Me. Có thể nói, hệ thống giáo dục bốn tỉnh Đông Bắc Campuchia còn phải đường đầu với nhiều khó khăn khi cơ sở hạ tầng cho giáo dục còn thiếu thốn, thậm chí các bản vùng xa còn chưa có các lớp tiểu học, đội ngũ giáo viên còn nhiều khó khăn, tình trạng trẻ em bỏ học vẫn tồn tại phổ biến.

Tại bốn tỉnh của Lào, hệ thống giáo dục phổ thông của các tỉnh này đều khá hoàn chỉnh từ giáo dục tiểu học đến trung học cơ sở và trung học phổ thông. Theo số liệu khảo sát năm 2009 [33] tỉnh Saravan có 448 trường học ở cả ba cấp, với 437 trường tiểu học, 17 trường trung học cơ sở và 5 trường trung học phổ thông. Về lớp học, tỉnh có 1.247 lớp với các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông lần lượt là 1.126 lớp, 67 lớp và 54 lớp. Trong khi đó, tổng số học sinh trên toàn tỉnh là 43.991 với số lượng của các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông lần lượt là 38.555, 4.283 và 1.163 học sinh năm học 2006-2007. Toàn tỉnh có 1.197 giáo viên giảng dạy ở tất cả các cấp. Ngoài ra, tỉnh Saravan cón có 3 trường mẫu giáo với 9 lớp và 126 em. Tỉnh cũng có 2 trường trung học cơ sở dành riêng cho con em các dân tộc ít người trên địa bàn của tỉnh. Toàn tỉnh Sê Kông có 239 trường học bao gồm 5 trường mẫu giáo và 234 trường phổ thông ở tất cả các cấp. Về lớp học, toàn tỉnh có 685 lớp với 50 lớp mẫu giáo và 635 lớp học phổ thông. Toàn tỉnh có 21.891 học sinh, gồm 21.587

học sinh phổ thông và 304 em mẫu giáo và 735 giáo viên với 22 cô nuôi dạy trẻ và 713 giáo viên phổ thông các cấp. Tương tự, tỉnh Attapeu cũng có hệ thống giáo dục khá hoàn chỉnh từ mẫu giáo đến phổ thông. Cấp tiểu học của tỉnh có 191 trường, 661 giáo viên và 18.536 học sinh. Ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông có 17 trường (trong đó có 6 trường liên thông trung học cơ sở và trung học phổ thông) với 344 giáo viên, 5676 học sinh (trong đó, học sinh trung học cơ sở là 3657 và còn lại là trung học phổ thông). Từ cấp trung học cơ sở, học sinh trong tỉnh được học môn ngoại ngữ Tiếng Anh và từ năm 2007 học mô Tiếng Việt. Ngoài giáo dục phổ thông, tỉnh Attapeu còn có 4 trường dạy nghề với 37 giáo viên và 116 học sinh với các nghề về nông nghiệp, lâm nghiệp, khách sạn, du lịch, mộc, xây dựng. Trong tỉnh còn có trường Dân tộc nội trú Samakhixay do ngân sách nhà nước cấp với 470 học sinh từ lớp 5 đến lớp 11. Ngoài ra, số học sinh không có điều kiện đến trường trong tỉnh có thể vào học tại các trường do nhà chùa tổ chức. Hiện đã có 67 em từ cấp tiểu học đến trung học cơ sở đang theo học tại các chùa. Về giáo dục đại học, các tỉnh Nam Lào chủ yếu gửi con em theo học tại các trường đại học ở miền Trung và Tây Nguyên của Việt Nam. Hiện có khoảng 200 sinh viên theo học đại học và nghề tại các trường đại học Huế, Đà Nẵng, Gia Lai, Kon tum...

Hệ thống giáo dục của bốn tỉnh Nam Lào khá hoàn chỉnh nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên còn thiếu nên chất lượng giảng dạy chưa cao. Trên địa bàn các tỉnh vẫn còn thiếu trường sư phạm, làm cho công cuộc phát triển giáo dục thêm hạn chế. Đặc biệt, do điều kiện đi lại khó khăn, cùng với việc nơi đây tập trung nhiều bà con dân tộc ít người nên tình trạng bỏ học, mù chữ vẫn tồn tại phổ biến.

Tại các tỉnh của Việt Nam cùng với đà tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống của người dân trong những năm qua, tình hình giáo dục và đào tạo cũng có những bước cải thiện đáng kể. Trong vòng ba năm qua, hệ thống giáo dục của cả 5 tỉnh đều được cải thiện cả về cơ sở vật chất thông qua việc tăng số

càng tăng và giảm số trường, lớp bán kiên cố, lớp học tạm bằng tranh tre. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên cũng ngày càng được đầu tư và tăng cường cùng với sự gia tăng nhanh số học sinh ở tất cả các cấp học từ mẫu giáo đến giáo dục phổ thông và dạy nghề, cao đẳng.

Tại các tỉnh Tây Nguyên, công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở được duy trì. Hàng năm số học sinh đến trường đều tăng lên. Công tác đào tạo và dạy nghề rất được chú trọng, tại đây đã có các trường đại học như Đại học Tây Nguyên ở Đắk Lắk, phân hiệu Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh tại Gia Lai, phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum. Các tỉnh đều có trường cao đẳng, trung cấp nghề và các trung tâm đào tạo nghề. Các cơ sở đào tạo này đã cung cấp số lượng cán bộ, công nhân kỹ thuật lớn cho vùng.

Tại tỉnh Bình Phước, giáo dục đào tạo cũng đã có những chuyển biến tích cực. Giáo dục ở vùng sâu, vùng xa đã có những tiến bộ, mặt bằng dân trí được nâng lên, hệ thống giáo dục bao gồm các cấp học, bậc học và các loạt hình đào tạo đã được hình thành và phát triển tốt. Chất lượng giáo dục theo đánh giá chung là được cải thiện, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của người dân. Mạng lưới giáo dục đã được mở rộng đến khắp các xã, phường. Kết quả xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học đạt kết quả tốt, luôn duy trì ở mức 100% xã phường; phổ cập trung học cơ sở đạt kết quả cao, ước tính đến năm 2010 đạt 97,3% số xã phường, thị trấn[6].

Nhìn tổng thể vấn đề giáo dục và đào tạo toàn vùng có thể thấy nếu đánh giá ở mức trung bình chung so với mỗi quốc gia thì còn thấp, nhưng nếu so sánh theo thời gian thì trong những năm gần đây giáo dục, đào tạo đã thực sự có những bước chuyển biến lớn, trong đó đặc biệt là đối với vùng Tây Nguyên của Việt Nam đã được quan tâm đầu tư nâng cao cả chất lượng và quy mô. Trong các tỉnh thuộc vùng tam giác thì các tỉnh của Lào đã được quan tâm đầu tư hệ thống giáo dục nhưng hiện tại vấn đề chất lượng giáo dục và đào tạo chưa cao. ở các tỉnh của Campuchia thì do vấn đề về nguồn lực và trình độ

nhận thức nên dù đã cải thiện nhiều nhưng giáo dục, đào tạo ở đây có thể đánh giá là kém phát triển.

Trong hợp tác giáo dục, để sớm có một đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân lành nghề đáp ứng yêu cầu đặt ra, trong những năm qua, các địa phương Việt Nam đã chủ động hợp tác đào tạo với các tỉnh của Campuchia và Lào trong khu vực tam giác phát triển, đầu tư cơ sở vật chất trong đó đã hoàn thành khu ký túc xá học sinh Lào và Campuchia tại trường Đại học Tây Nguyên của Việt Nam để đào tạo, đáp ứng nguồn nhân lực cho khu vực tam giác phát triển.

Thông qua Hiệp định hợp tác và Thảo thuận với chỉnh phủ Lào và Campuchia, hàng năm Việt Nam sẽ sẵn sàng đáp ứng tích cực yêu cầu phát triển nhân lực của Campuchia cũng như của Lào. Từng bước tiến tới hợp tác xây dựng cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu đào tạo tại chỗ của mỗi nước, trước mắt theo mô hình trường dân tộc nội trú tại Sekong đã giúp Lào.

Bằng vốn viện trợ không hoàn lại dành cho Campuchia đã hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2006 Trường nội trú với quy mô 150 học sinh tại Ban Lung tỉnh Ratanakiri và đang xây dựng trường nội trú quy mô 150 học sinh tại Mondulkiri của Campuchia.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘIVÙNG TAM GIÁC PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - LÀO – CAMPUCHIA (Trang 101 - 106)