Quy mô và chất lượng nguồn lao động

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘIVÙNG TAM GIÁC PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - LÀO – CAMPUCHIA (Trang 122 - 123)

So với các vùng khác trên cả nước, CLVDT có số lượng dân cư và mật độ dân số tương đối thấp, nhất là khu vực Đông Bắc Campuchia và Nam Lào. Chính vì vậy, lực lượng lao động và việc làm của khu vực này cũng không lớn và chủ yếu tập trung ở khu vực Tây Nguyên của Việt Nam [32]. Khi phân tích lao động với tư cách là một nhân tố tác động đến phát triển CLVDT ta có thể thấy:

- Lao động là yếu tố đầu vào của sản xuất, tăng lao động có nghĩa là tăng đầu vào cho sản xuất. Trong những năm qua nguồn cung lao động của khu vực đã gia tăng đáng kể do tăng dân số tự nhiên và nhập cư (đặc biệt là nhập cư tự do) khi ở đây hình thành những khu kinh tế mới (trong đó Tây Nguyên của Việt Nam là một điển hình). Đây là nhân tố tích cực hỗ trợ cho quá trình phát triển kinh tế. Nhưng bên cạnh vấn đề về quy mô thì vấn đề chất lượng và cơ cấu việc làm của khu vực lại chưa đảm bảo yêu cầu của phát triển. Đây là nhân tố hạn chế chất lượng phát triển. Như đã phân tích ở phần trên, lao động của CLVDT phần lớn là lao động phổ thông, chủ yếu làm nông nghiệp nên giá trị gia tăng do lao động tạo ra rất thấp, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội không cao. Yếu tố chất lượng lao động của khu vực là yếu tố cản trở phát triển, cần sớm được cải thiện

- Lao động là yếu tố tiêu dùng sản phẩm (đầu ra của sản xuất), với một quy mô dân số càng lớn thì cầu sản phẩm (bắt đầu từ những sản phẩm thiết yếu) càng lớn. Với tư cách là nhân tố tác động đến cầu của sản phẩm ta cần phải cân nhắc đến khả năng cung đáp ứng cầu đến đâu. Vì trên căn bản phương diện kinh tế, nền kinh tế chỉ tạo ra giá trị tích lũy khi khả năng sản xuất vượt quá được nhu cầu tiêu dùng của con người, và trên bình diện thương mại khi đó xét trong một vùng thì sẽ có xuất khẩu sản phẩm, tạo nguồn thu cho vùng. Dù

phẩm tăng nhưng rõ ràng quy mô dân số cũng như lao động của vùng chưa thực sự lớn, mật độ dân số CLVDT thấp là một trong những hạn chế lớn để phát triển thị trường nội vùng. Bên cạnh đó với thu nhập thấp, đời sống người dân ở đây còn dựa nhiều vào tự túc tự cấp hàng hóa khiến cho khả năng phát triển sản xuất không cao.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘIVÙNG TAM GIÁC PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - LÀO – CAMPUCHIA (Trang 122 - 123)