Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘIVÙNG TAM GIÁC PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - LÀO – CAMPUCHIA (Trang 114 - 116)

CLVDT là một vùng có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, có nhiều yếu tố thuận lợi cho phát triển kinh tế. Các yếu tố đất, nước, không khi đều thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp. Các yếu tố về tài nguyên khoáng sản cũng rất phong phú với trữ lượng lớn, thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai thác khoảng sản. Với nguồn tài nguyên nước hiện nay rất thuận lợi cho khai thác tài nguyên năng lượng thông qua việc xây dựng các đập thủy điện. Bên cạnh đó, với lợi thế nhiều cảnh quan tự nhiên như thác nước, các khu bảo tồn cũng là yếu tố then chốt để khu vực phát triển kinh tế du lịch.

Trong CLVDT, nếu nhìn về lợi thế phát triển thì tiềm năng của các tỉnh khá tương đồng, trong quy hoạch phát triển nên theo hướng phát triển thành vùng sản xuất ngành hàng hoặc vùng nguyên liệu. Quy hoạch vùng cần đặt tính liên kết để phát triển mặt hàng. Tuy nhiên có thể thấy dù các đặc điểm tài

không đồng đều, do vậy khi phát triển quy hoạch vùng cũng cần lưu ý tạo nên những điểm trung tâm trong phát triển, tại đó các yếu tố đầu vào từ tài nguyên thiên nhiên sẽ được gia công chế biến, bổ sung hàm lượng khoa học và công nghệ để làm tăng giá trị gia tăng của hàng hóa trước khi đưa vào lưu thông.

Trong kinh tế học vùng các vấn đề bảo vệ tái sản xuất các nguồn tài nguyên thiên nhiên chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên được xem xét không chỉ như là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, điều kiện sản xuất và đời sống mà còn là nguồn tiêu dùng các nguồn vật chất - tài chính, trước hết là vốn đầu tư.

Trong thời gian qua, ở vùng CLVDT, việc khai thác tài nguyên phần nhiều ở dạng khai thác tận thu, các phương án về tài tạo nguồn tài nguyên gần đây mới được nhắc đến nhưng việc triển khai còn mang tính hình thức, đặc biệt là trong khai thác gỗ. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn tài nguyên bền vững của vùng. Vì vậy, trong quy hoạch phát triển vùng phải xem xét lại các quyết định đã có về phát triển và phân bố các đối tượng thuộc các khu vực khác nhau của nền kinh tế vùng.

Mặc dù nhân tố tài nguyên thiên nhiên là nhân tố có tính chất quy định đặc điểm vùng, nhưng cũng chỉ mới xác định những khả năng của vùng, những tiền đề để hình thành vùng mà thôi. Thời gian hình thành, tốc độ xây dựng, quy mô phát triển và chuyên môn hóa của mỗi vùng được quyết định bởi nhu cầu của nền kinh tế về nguồn tài nguyên thiên nhiên của vùng, sự khan hiếm và hiệu quả sử dụng chúng có tính đến các yếu tố kinh tế và địa lý cũng như các yếu tố xã hội và chiến lược phát triển. Trong đó cơ cấu, quy mô và sự chuẩn bị sẵn cho việc sử dụng các nguồn tài nguyên thường quyết định cơ cấu ngành của vùng; còn sự tập trung tài nguyên theo lãnh thổ thường quyết định cơ cấu không gian của vùng. Nhìn lại quy hoạch phát triển vùng CLVDT qua hai giai đoạn từ 2004 đến nay thì vẫn theo hướng tập trung phát triển khai thác thế mạnh của vùng dựa trên điều kiện tự nhiên là nông nghiệp, lâm nghiệp và năng

lượng điện, trong đó đã bước đầu hình thành các vùng cây công nghiệp như cao su, một số loại nông sản hàng hóa như cà phê, lạc, điều, sắn.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘIVÙNG TAM GIÁC PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - LÀO – CAMPUCHIA (Trang 114 - 116)