Bảng 4.1 Thông tin tổng quan về nông hộ
STT Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ % 1 Giới tính chủ hộ Nam 54 67,50 Nữ 26 32,50 2 Tuổi Dưới 22 tuổi 0 0,00 Từ 22 đến dưới 40 tuổi 18 22,50
Từ 40 tuổi đến dưới 60 tuổi 47 49,50
Trên 60 tuổi 15 18,75 3 Dân tộc Kinh 80 100,00 Khơme 0 0,00 Hoa 0 0,0 Khác 0 0,0 4 Học vấn chủ hộ Không biết chữ 10 12,50 Tiểu học 32 40,00 Phổ thông cơ sở 34 42,50 Phổ thông trung học 4 5,00 Trên PTTH 0 0,00 5 Nghề nghiệp chủ hộ Trồng trọt 54 - Chăn nuôi 73 - Buôn bán 7 - Làm thuê 39 - Khác 9 -
Nguồn: Kết quả xử lí số liệu sơ cấp của nghiên cứu, 2013
- Giới tính: Theo kết quả điều tra, đối tượng tham gia dự án là nam chiếm tỉ trọng cao hơn. Cụ thể là, trong 80 hộ tham gia dự án, tổng số lượng nam là 54 người (67,5%), tổng số lượng nữ là 26 người (32,5%). Mặc dù, dự án không phân biệt người tham gia dự án là nam hay nữ nhưng đặc thù chăn nuôi gia súc lớn, nhất là nuôi bò, phù hợp hơn với trường hợp nông hộ là nam nên số lượng nam tham gia nhiều hơn là hợp lí.
35
khoảng từ 40 đến 60 tuổi, chiếm 58,75%. Đây vừa yếu tố vừa thuận lợi vừa khó khăn cho việc theo đuổi chiến lược sinh kế của nông hộ .Vì ở độ tuổi này, nông hộ đã được tích lũy kinh nghiệm sản xuất qua nhiều năm, tuy nhiên tuổi cao cũng khiến cho việc tiếp thu thêm những kĩ thuật, phương pháp mới gặp nhiều hạn chế hơn so với lớp lao động trẻ.
- Dân tộc: Theo kết quả thu được, 100% nông hộ được phỏng vấn là dân tộc Kinh vì tại địa bàn khảo sát, xã Vị Bình, cộng đồng người Kinh chiếm đa số.
- Trình độ học vấn: Theo kết quả điều tra, đa số người tham gia dự án có trình độ học vấn tiểu học (cấp 1) và trung học cơ sở (cấp 2) với tỷ lệ lần lượt là trình độ học vấn tiểu học (cấp 1) và trung học cơ sở (cấp 2) với tỷ lệ lần lượt là 40% và 42,5%. Chỉ có 4 người đạt trình độ trung học phổ thông (cấp 3), chiếm 5%. Điều này cũng là yếu tố gây bất lợi cho nông hộ trong việc tiếp thu những kiến thức mới về khoa học kĩ thuật, cũng như áp dụng vào trong sản xuất. Nhìn chung, trình độ học vấn của người tham gia dự án ở mức trung bình. Tuy nhiên 87,5% người biết chữ đã cho thấy được nổ lực của chính quyền địa phương trong công tác xóa mù chữ và ý thức tự giác vươn lên của nông dân trong xã. Bên cạnh đó, vẫn còn 12,5% người tham gia chưa biết chữ, công tác khắc phục hạn chế này khá khó khăn vì họ chủ yếu là người lớn tuổi.
- Nghề nghiệp: Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong thu nhập của nông hộ. Theo kết quả khảo sát, chăn nuôi và trồng trọt là 2 nghề chủ yếu được nông hộ chọn để phục vụ cho chiến lược sinh kế của hộ. Các hộ được khảo sát phần lớn kết hợp nhiều nghề trong cùng một lúc hoặc tùy theo mùa vụ. Ngoài kết hợp trồng trọt và chăn nuôi, đến vụ lúa họ còn tham gia đi dặm lúa, gặt lúa, phơi lúa mướn,... để kiếm thêm thu nhập. Buôn bán và các nghề khác như chạy xe ôm, mở tiệm may,... không phải nghề chủ yếu của địa phương. Đây là những người ít hoặc không có ruộng đất.