3.2.1.1 Khái quát
Tỉnh Hậu Giang bắt đầu mối quan hệ hợp tác phát triển với các nhà tài trợ từ năm 2004 và có tiếp cận các Chương trình/dự án sử dụng nguồn vốn ODA từ tỉnh Cần Thơ bàn giao. Qua 20 năm hợp tác phát triển với các nhà tài trợ, việc hình thành và phát triển quan hệ hợp tác chia hai giai đoạn theo đặc thù của tỉnh Hậu Giang là giai đoạn 1993-2003 và giai đoạn 2003-2013. Đề tài sẽ cập nhật tình hình nguồn vốn ODA trong giai đoạn 2003-2013, tức giai đoạn gần nhất.
Trong giai đoạn này hợp tác và phát triển với các nhà tài trợ của tỉnh Hậu Giang có bước phát triển cao hơn về cả số lượng và quy mô dự án. Tính đến thời điểm báo cáo có 21 dự án với tổng mức đầu tư 1.777.533 triệu đồng, trong đó nguồn ODA là 1.339.835 triệu đồng. Giai đoạn này có 11 nhà tài trợ là WB, ADB, Luxembourg, JICA, Chính phủ Anh, Chính phủ Nhật, Vương quốc Bỉ, EU, DFID, ORIO (Hà Lan), SP-RCC, trong đó có 03 nhà tài trợ truyền thống: WB, ADB, JBIC nay là JICA.
Hoạt động chính của các dự án này là đầu tư cho phát triển nông nghiệp bền vững qua sử dụng béo lục bình, đường giao thông khu vực nông thôn, lưới điện phục vụ nông thôn, cấp nước đô thị và nước sạch nông thôn, cải cách hành chính, bảo đảm chất lượng trường học, nước phục vụ khu công nghiệp và Chương trình ứng phí với biến đổi khí hậu.
Trong giai đoạn này có nhiều tiến bộ hơn giai đoạn trước nhưng so với nhu cầu phát triển thì việc hợp tác với các nhà tài trợ của tỉnh Hậu Giang còn nhiều vấn đề bất cập, cụ thể như sau:
-Về mặt ưu điểm: Hậu Giang là một tỉnh mới và là một tỉnh nghèo, nên việc vận động thu hút các nguồn lực bên ngoài là ưu tiên hàng đầu của tỉnh. Tỉnh tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức có nhã ý viện trợ hoặc cho vay ưu đãi đối với các chương trình, dự án phát triển cộng đồng, y tế, văn hóa, giáo dục và xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật; Cán bộ cơ sở trẻ, năng động, có mặt bằng kiến thức đạt khá và tương đối đồng đều, đây chính là thế mạnh về nguồn nhân lực của Hậu Giang. Khả năng tiếp thu nhanh khoa học công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng và hiệu quả của các nguồn
23
viện trợ này; Tiến độ giải ngân các công trình được đẩy nhanh do thủ tục được đơn giản hơn và hài hòa hơn,...
-Về mặt thiếu sót: Hậu Giang là một tỉnh mới, lực lượng cán bộ trẻ năng động là một thuận lợi nhưng đây cũng là một yếu điểm của tỉnh. Do kinh nghiệm còn ít nên việc vận động thu hút thật sự chưa chủ động, phần lớn chỉ mới dừng ở mức độ đưa ra danh mục công trình ưu tiên vận động, chưa chủ động tìm đến các nhà tài trợ; Về tiến độ thực hiện các chương trình, dự án chậm là do khâu thủ tục ban đầu còn nhiều phức tạp; Về khâu giải phóng mặt bằng còn rất chậm, đây chính là một yếu điểm của tỉnh. Tuy có nhiều cố gắng, nhưng do giá đền bù giải tỏa và vấn đề tái định cư chưa thật sự hợp lý. Ngoài ra chưa kể đến việc chưa thuyết phục cho người dân hiểu được mục tiêu của việc thực hiện dự án là phục vụ cho lợi ích cộng đồng; Giải ngân cũng là một nguyên nhân làm chậm tiến độ của các công trình. Thủ tục tuy được đơn giản, hài hào nhưng cán bộ chuyên trách chưa thật sự nắm bắt một cách triệt để các quy định về công tác giải ngân; Chưa có sự thống nhất giữa Việt Nam và các nhà tài trợ để Ban quản lý các dự án ODA dễ dàng trong thủ tục giải ngân và triển khai dự án.
3.2.1.2 Phân tích cơ cấu dự án
Theo quy mô:
Bảng 3.1 Cơ cấu dự án ODA theo quy mô
Quy mô Số lượng Tỉ Trọng Tổng mức đầu tư (triệu đồng)
Nhỏ 16 76% 642.933
Vừa 5 24% 1.134.600
Lớn 0 0% 0
Tổng 21 100% 1.777.533
Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình nguồn vốn ODA tỉnh Hậu Giang 2003 – 2013
Tương tự giai đoạn 1993 – 2003, trên địa bàn tỉnh triển khai dự án quy mô nhỏ và vừa, không có dự án quy mô lớn.
+ Quy mô nhỏ: 16 dự án, chiếm 76%, với tổng mức đầu tư là 642.933 triệu đồng.
+ Quy mô vừa: 5 dự án, chiếm 24%, với tổng mức đầu tư là 1.134.600 triệu đồng.
24
Theo thời gian thực hiện dự án
Bảng 3.2 Cơ cấu dự án ODA theo thời gian thực hiện
Thời gian Số lượng Tỉ trọng (%) Tổng mức đầu tư (triệu đồng) Ngắn hạn 12 57 1.089.009 Trung hạn 2 10 206.518 Dài hạn 7 33 482.006 Tổng 21 100 1.777.233
Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình nguồn vốn ODA Hậu Giang 2003 – 2013
Trong giai đoạn này, tỉnh triển khai cả dự án ngắn hạn, dài hạn và trung hạn. Trong đó dự án ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao nhất
- Ngắn hạn: có 12 dự án, chiếm 57%, với tổng mức đầu tư 1.089.009 triệu đồng.
- Trung hạn: có 2 dự án, chiếm 10%, với tổng mức đầu tư là 205.518 triệu đồng.
-Dài hạn: có 7 dự án, chiếm 33%, với tổng mức đầu tư là 482.066 triệu đồng.