GIẢI PHÁP VỀ PHÍA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Một phần của tài liệu phân tích nguồn sinh kế của nông hộ trong dự án cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo ở huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 64)

5.1.1 Nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lợi ích do giáo dục mang lại cho người nghèo nhằm thay đổi nhận thức về vai trò giáo dục đối với trẻ em nghèo để người dân tạo điều kiện cho con em đến trường, trong đó có cả việc hạn chế cho trẻ em nghỉ học sớm để cải thiện thu nhập cho hộ gia đình nghèo.

- Tăng cường số lượng và chất lượng của các khoá tập huấn kỹ thuật sản xuất và đời sống, gắn nội dung tập huấn với nhu cầu thực tế của nông dân, thực hiện khảo sát nhu cầu trước khi tổ chức lớp tập huấn, nâng cao khả năng áp dụng kỹ thuật của hộ nông dân từ các khoá tập huấn bằng các mô hình trình diễn, thực hiện cầm tay chỉ việc đối với hộ nông dân có năng lực hạn chế.

- Vận động sự tài trợ của các cá nhân, doanh nghiệp tại địa phương để gây quỹ hỗ trợ con em các gia đình nghèo gặp khó khăn: sách vở, dụng cụ học tập, học bổng khuyến khích,... giúp các em có điều kiện đến trường.

5.1.2 Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ y tế

- Đảm bảo 100% hộ nghèo được cấp bảo hiểm y tế.

- Nâng cao dịch vụ khám chữa bệnh: bổ sung đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, đầu tư trang bị máy móc, thiết bị y tế hiện đại phục vụ nhu cầu của người dân.

- Tổ chức các buổi khám bệnh lưu động.

5.1.3 Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng

- Đường giao thông nông thôn: nâng cấp các tuyến đường bê tông đang bị sút lún, mở rộng đường giao thông phục vụ sản xuất và dân sinh.

- Hệ thống thủy lợi: hoàn thiện hệ thống kênh nội đồng đảm bảo tưới tiêu; đầu tư, củng cố đê bao để đảm bảo hệ thống tưới tiêu để chống úng và chống mặn nhặm giảm chi phí thủy lợi.

- Nhà văn hóa: thường xuyên kiểm tra, khắc phục lỗi kỹ thuật các thiết bị truyện thánh để truyền đạt thông tin đến người dân một cách hiệu quả nhất; mua sắm thêm bàn ghế để phục vụ người dân mỗi lần có buổi sinh hoạt chung.

55

- Nước sinh hoạt: xây dựng trạm cung cấp nước, nâng cao tỷ lệ hộ dân sử dụng hệ thống nước sạch,...

5.1.4 Tăng cường công tác hỗ trợ các hoạt động của dự án

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về các thủ tục hành chính để các hoạt động của dự án được triển khai dễ dàng, nhanh chóng, đúng tiến độ thời gian.

- Có biện pháp quản lí, đánh giá các hoạt động của dự án, kịp thời tham mưu cho các cấp lãnh đạo để có các ý kiến chỉ đạo kịp thời, hướng các hoạt động của dự án theo đúng cam kết, lộ trình.

5.2 GIẢI PHÁP VỀ PHÍA BAN QUẢN LÍ DỰ ÁN

- Tăng số lượng và số lần tham gia các lớp tập huấn giúp nông hộ được trang bị đầy đủ kiến thức trồng trọt và chăn nuôi để sản xuất hiệu quả hơn.

- Mở lớp học nghề cho nông hộ là nữ như: đan lục bình, đan lát, … góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập.

- Tăng số tiền vay để nông hộ có nhiều vốn mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời thường xuyên nhắc nhỡ, giám sát việc sử dụng vốn vay đúng theo mục đích sản xuất và tạo đà tăng thu nhập cho nông hộ.

5.3 GIẢI PHÁP VỀ PHÍA CÁC HỘ THAM GIA DỰ ÁN

- Mạnh dạn phát biểu trong các buổi tập huấn để các cán bộ tập huấn dự án kịp thời giải tích các ý kiến thắc mắc, vấn đề chưa hiểu,…

- Phản hồi thông tin lại cho Ban quản lí dự án những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện để có biện pháp khắc phục kịp thời.

56

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Đề tài tập trung nghiên cứu các nguồn vốn sinh kế của nông hộ và khả năng sử dụng các nguồn vốn đó để giảm nghèo, cải thiện cuộc sống. Số liệu sơ cấp sử dụng trong đề tài là số liệu thu thập từ 80 hộ dân tại địa bàn xã Vị Bình đang tham gia dự án “Cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang”, thời gian thu thập số liệu từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2013.

Đề tài sử dụng phương pháp phân tích khung sinh kế để phân tích hiệu quả sử dụng các nguồn vốn sinh kế của nông hộ, đồng thời sử dụng kiểm định Wilcoxon để kiểm định sự khác biệt trong thu nhập, chi phí và tích lũy thu nhập của nông hộ trước và sau khi tham gia dự án. Kết quả phân tích cho thấy, nông hộ đã sử dụng tốt các nguồn vốn sinh kế nhờ sự hỗ trợ kịp thời và hiệu quả của dự án: mức độ đa dạng hóa thu nhập ngày càng cao, tạo thêm việc làm và nguồn thu nhập mới từ việc chăn nuôi bò và hỗ trợ vốn của dự án cung cấp; tiếp thu, học hỏi khoa học kỹ thuật tiến tiến thông qua việc tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn và trao đỏi kinh nghiệm trong sản xuất. Tuy nhiên kết quả kiểm định Wilcoxon cho thấy chỉ có thu nhập và chi phí có sự khác biệt sau khi tham gia dự án, riêng tích lũy thu nhập không có ý nghĩa thông kê với độ tin cậy 95%.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với chính quyền địa phương và các ngành liên quan

- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, lộ giao thông nông thôn, xây dựng các khu kinh tế vùng...góp phần đẩy mạnh tiến độ công nghiệp hóa nông thôn giúp nông dân đi lại dễ dàng, phát triển sản xuất.

- Đào tạo nguồn lực lao động cho nông hộ và địa phương vừa đào tạo nghề vừa giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo tăng thêm thu nhập cho người dân góp phần giáo dục dân trí, nâng cao trình độ các chủ hộ cũng như nhất là lực lượng lao động trẻ, lực lượng kế thừa của nông hộ.

- Can thiệp về giá sản phẩm nông nghiệp, nhất là trong trường hợp giá sản phẩm giảm hoặc các trường hợp nông dân bị ép giá. Đồng thời có chính sách quản lí giá vật tư nông nghiệp tránh tình trạng giá lên quá cao làm ảnh hưởng đến sản xuất của nông hộ, phát sinh thêm chi phí và làm giảm đi một phần thu nhập.

57

6.2.2 Đối với Ban quản lý dự án

- Dự án cần ghi nhận, tiếp thu những ý kiến đóng góp của người dân, duy trì và phát huy những mặt tích cực trong công tác quản lý, đồng thời khắc phục những hạn chế còn tồn động, từ đó góp phần cải thiện sinh kế bền vững cho nông hộ nghèo tại địa phương.

- Tập trung vào một số hộ có kiến thức, kinh nghiệm chăn nuôi để thuận tiện cho việc quản lý và trợ giúp, khi mô hình phát triển thành công sẽ áp dụng và nhân rộng cho các hộ khác học tập và làm theo. Như vậy sẽ tránh được tình trạng hộ nghèo được chọn ngay từ đầu để chăn nuôi và nếu không thành công (do các yếu tố chủ quan mang lại) sẽ lại hoàn nghèo và không còn tính hấp dẫn đối với các hộ khác.

6.2.3 Đối với nông hộ tham gia dự án

- Các hộ tham gia dự án cần mạnh dạn học hỏi kinh nghiệm, mạnh dạn đầu tư sản xuất nhằm nâng cao đời sống. Đối với các khoản thu từ sự hỗ trợ của dự án, người dân nên chủ động tiết kiệm để tái đầu tư cho giai đoạn sau.

- Có quyết tâm để phát triển kinh tế, tránh trường hợp chỉ nhiệt tình ban đầu, sau đó không quan tâm đúng mức dẫn đến không đem lại hiệu quả.

- Giới thiệu các hộ khác học tập, làm theo để góp phần phát triển kinh tế vùng.

58

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Dự án Chia sẻ Việt Nam – Thụy Điển, (2010), Báo cáo tóm tắt Các Nhân Tố Hỗ Trợ và Cản Trở Hộ Nghèo Tiếp Cận các Nguồn Vốn Sinh Kế để Giảm Nghèo Bền Vững, địa chỉ: http://chiase.mpi.gov.vn/index.php

2. Dự Án Phát Triển Lâm Nghiệp Để Cải Thiện Đời Sống Vùng Tây Nguyên (FLITCH), Hướng dẫn đánh giá sinh kế vùng dự án FLITCH (2012), địa chỉ: flitch.mard.gov.vn/Download.ashx?url...doc

3. Trần Tiến Khai, Nguyễn Ngọc Danh (2012), Quan hệ giữa sinh kế và tình trạng nghèo ở nông thôn Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của trường Đại học kinh tế TPHCM, mã số CS – 2012 – 02.địa chỉ: http://www.ou.edu.vn/ncktxh/Documents/Seminars....pdf

4. Thông tư số 21/2012/TT – BLĐTBXH ngày 05/09/2012 hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo.

5. Quyết định số 09/2011/QĐ–TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011–2015.

6. Trung tâm nghiên cứu và quản lý tài nguyên, Khung phân tích sinh kế bền vững IFAD, địa chỉ: http://corenarm.org.vn/?pid=92&id=571

Tài liệu tiếng Anh

1. FAO Corporate Document Repository, Do subtainable livelihoods

approaches have a positive inpart on the rural poor?

59

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Kết quả kiểm định Wilcoxon Kiểm định thu nhập:

Kiểm định chi phí

Prob > |z| = 0.0008 z = 3.367

Ho: thunhaptbsau = thunhaptbtruoc adjusted variance 43468.75 adjustment for zeros -0.25 adjustment for ties -1.00 unadjusted variance 43470.00 all 80 3240 3240 zero 1 1 1 negative 26 917.5 1619.5 positive 53 2321.5 1619.5 sign obs sum ranks expected Wilcoxon signed-rank test

. signrank thunhaptbsau= thunhaptbtruoc

Prob > |z| = 0.0000 z = 6.372

Ho: chiphitbsau = chiphitbtruoc adjusted variance 43469.75 adjustment for zeros 0.00 adjustment for ties -0.25 unadjusted variance 43470.00 all 80 3240 3240 zero 0 0 0 negative 7 291.5 1620 positive 73 2948.5 1620 sign obs sum ranks expected Wilcoxon signed-rank test

60 Kiểm định tích lũy thu nhập

Prob > |z| = 0.5220 z = -0.640

Ho: tietkiemsau = tietkiemtruoc adjusted variance 43469.75 adjustment for zeros -0.25 adjustment for ties 0.00 unadjusted variance 43470.00 all 80 3240 3240 zero 1 1 1 negative 42 1753 1619.5 positive 37 1486 1619.5 sign obs sum ranks expected Wilcoxon signed-rank test

61

Phụ lục 2: Bảng câu hỏi phỏng vấn nông hộ

BẢNG CÂU HỎI

Dành cho các thành viên có tiếp cận với nguồn tín dụng của

Dự án ...tỉnh: .

Câu 1: Thông tin chung của chủ hộ: -Họ và tên: ………..

-Số điện thoại liên lạc:………

-Giới tính: 0 (Nam) 1 (Nữ) -Dân tộc: 1. Kinh 2. Khmer 3. Hoa 4. Khác -Tôn giáo: …………

-Tuổi: ………

-Trình độ học vấn: ………

-Số nhân khẩu sống chung trong gia đình: ………

-Số thành viên tham gia lao động trong gia đình:………

Độ tuổi lao động của những người tham gia lao động: …….………

Trình độ của những người tham gia lao động chính:……….…

-Số thành viên không tham gia lao động trong gia đình:………

Câu 2: Ở địa phương anh/ chị - Có khu công nghiệp không?... nếu có thì bao nhiêu ...khu công nghiệp. - Có nhà máy chế biến nông sản, thủy sản không? ... nếu có thì bao nhiêu...….nhà máy. Trong GĐ có ai làm trong KCN, Nhà máy CBNS, TS không? 1. Có 2. Không Câu 3: Anh/Chị tham gia dự án lúc nào? Tháng………..Năm………

Câu 4: Gia đình Anh/Chị làm nghề gì trước và sau khi tham gia dự án? Số năm kinh nghiệm? Ấp: ……….. Xã: ………Huyện: …………..…………

Ngày phỏng vấn: ………

62 Trước dự án Sau dự án (1)Trồng trọt (2)Chăn nuôi (3)Buôn bán (4)Làm thuê (5)Khác

Câu 5: Anh/Chị được vay bao nhiêu từ dự án?……….triệu đồng. Câu 6: Trước đây Anh/Chị từng được vay từ DA nào khác chưa?… triệu đồng. Câu 7: Mục đích sử dụng số tiền vay ban đầu của Anh/Chị?

1. Sản xuất, kinh doanh 2. Để tiêu xài hàng ngày

3. Để cho con ăn học 4. Để mua sắm vật dụng gia đình 5. Khác

Câu 8: Mục đích sản xuất kinh doanh của anh chị là gì?

1. Đủ trang trải cuộc sống gia đình 2. Phát triển sản xuất để làm giàu Câu 9: Thu nhập của gia đình Anh/Chị chủ yếu từ những nghề nào? Bao nhiêu? (Ghi rõ hàng tháng, hàng năm, hàng vụ, ….)

Trước dự án Sau dự án DT CP Lãi(lỗ) DT CP Lãi(lỗ) (1) Trồng trọt (2) Chăn nuôi (3) Buôn bán (4) Làm thuê (5) Khác

Câu 10: Quy mô sản xuất của hộ Anh/chị?

1. Trồng trọt: Cây gì?...Bao nhiêu công đất?... 2. Chăn nuôi: Con gì?...Bao nhiêu con?... 3. Buôn bán: Hàng hóa gì?...Vốn bao nhiêu?.

4. Làm thuê: Có thường xuyên làm thuê không?... 5. Khác: Cụ thể ngành gì?...Vốn đầu tư bao nhiêu?... Câu 11: Anh/chị có thường bị ép giá khi bán nông sản không?

63

Câu 12: Gia đình Anh/chị có sử dụng máy móc vào sản xuất không? ( máy bơm nước, máy cày, máy tuốt lúa, máy gặt, máy xay thức ăn, máy xịt thuốc, máy xới)

1. Có 2. Không

Câu 13: Anh/ Chị đánh giá như thế nào về hệ thống kênh mương thủy lợi có phục vụ cho việc sản xuất trồng trọt và chăn nuôi ?

1. Tốt 2. Không

Câu 14: Từ khi tham gia dự án đến nay, anh chị đã mua sắm thêm (hay bán đi) được tài sản gì, trị giá khoảng bao nhiêu tiền?... Câu 15: Gia đình bạn Anh/Chị có ai làm việc trong chính quyền địa phương/ban quản lý dự án không?

1. Có 2. Không

Câu 16: Điều kiện vay có dễ không? 1 (có) 2 (không) Câu 17: Nếu không, thì tại sao?... Câu 18: Số thành viên trong tuổi đi học (6 tuổi đến 22 tuổi)?...người. Trong đó, đi học được……….người.

Câu 19: Trước đây, con em của Anh/Chị có gặp khó khăn gì trong việc đến trường hay không?

0. Không gặp khó khăn

1. Khó khăn trong vấn đề tiền bạc

2. Chưa có đường nông thôn để phục vụ việc đi lại 3. Khác (ghi rõ)………

Câu 20: Khi đã tham gia dự án việc học tập của con em Anh/Chị được cải thiện như thế nào?

0. Không cải thiện

1. Được vay vốn để trang trải học phí

2. Có giao thông nông thôn thuận tiện cho việc đi lại 3. Khác (ghi rõ)………

Câu 21: Trong 12 tháng vừa qua, có thành viên nào trong gia đình Anh/Chị đã sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe không?

1. Có 2. Không

Câu 22: Gia đình Ông/Bà đã phải trả những chi phí điều trị gì trong 12 tháng vừa qua? ( Chi trả cho các dịch vụ theo yêu cầu của BS, phương tiện vận chuyển, mua công, dụng cụ và các dịch vụ chăm sóc có liên quan)

64

Câu 23: Gia đình Anh/Chị có gặp bất kỳ khó khăn nào trong việc tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hay không?

0. Không có khó khăn

1. Khoảng cách đến các điểm chăm sóc sức khỏe

2. Không đủ tiền để có được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe 3. Chưa có đường nông thôn để phục vụ việc đi lại

4. Không đủ kiến thức về điều trị bệnh

5. Bệnh viện không đủ Đk (cơ sở vật chất, đôi ngũ bác sĩ, y tá,…..) 6. Khác ( Ghi rõ)...

Câu 24: Anh/Chị tham gia dự án là do địa phương lựa chọn hay do quen biết người khác giới thiệu và phải có điều kiện gì thì mới được chọn vào dự án?

(0) Không có điều kiện (1) Địa phương lựa chọn;

(2) Quen biết người khác giới thiệu; (3) Điều kiện phải là người nghèo; (4) Phải là người dân tộc;

(5) Phải có ruộng, vườn hoặc các tài sản khác thế chấp; (6) Không có ruộng, vườn hoặc các tài sản khác thế chấp; (7) Không có công ăn, việc làm ổn định;

(8) Khác (Ghi rõ)

Câu 25: Khi tham gia dự án Anh/Chị mong đợi gì? (1)Được tạo việc làm;

(2)Được tăng thu nhập;

(3)Được tăng năng suất cây trồng, vật nuôi; (4)Được nâng cao kiến thức sản xuất; (5)Được có tiền để cho con cái học hành; (6)Khác;

Câu 26: Gia đình anh chị có điện để sử dụng không?

1. Có 2. Không

Câu 27: Nguồn nước sinh hoạt của gia đình là:

1. Nước máy ( nước sạch) 2. Cây nước 3 Nước sông, ao, hồ Câu 28: Gần chỗ GĐ Anh/ chị sinh sống có chợ xã, ấp

không?...nếu có thì có bao nhiêu…………..chợ

Câu 29: Vui lòng cho biết chi tiêu hàng tháng của gia đình trước và sau khi được vay vốn

Hạng mục Trước khi vay Sau khi vay

Một phần của tài liệu phân tích nguồn sinh kế của nông hộ trong dự án cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo ở huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)