KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích nguồn sinh kế của nông hộ trong dự án cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo ở huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 27)

3.1.1 Tỉnh Hậu Giang

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang

Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang

3.1.1.1 Tổng quan

Vị trí địa lý: Hậu Giang là tỉnh thuộc khu vực nội địa của Đồng bằng Sông Cửu Long, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long, phía nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đông giáp tỉnh Sóc Trăng. Tỉnh nằm ở hạ lưu sông Hậu, giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Tỉnh nằm kề thành phố Cần Thơ, trung tâm của vùng Tây Nam Bộ. Sự phát triển của thành phố Cần Thơ sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển của tỉnh Hậu Giang. Tuy nhiên, do vị trí nằm sâu trong nội địa nên Hậu Giang gặp không ít khó khăn trong việc khai thác các nguồn lực bên ngoài lãnh thổ, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá.

Địa hình: Hậu Giang là tỉnh nằm ở phần cuối Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, địa hình thấp, độ cao trung bình dưới 2 m so với mực nước biển. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Khu vực ven sông

18

Hậu cao nhất, trung bình khoảng 1 - 1,5 m, độ cao thấp dần về phía Tây. Phần lớn lãnh thổ nằm kẹp giữa kênh Xáng Xà No và kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp là vùng thấp trũng, độ cao trung bình chỉ khoảng 0,2 - 0,5 m so với mực nước biển.

Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống kênh rạch nhân tạo. Việc đào kênh vừa tăng cường khả năng thoát nước và lưu thông, vừa tạo ra các vùng có địa hình cao tương đối hàng mét. Sự chênh lệch về độ cao giữa các nơi trong tỉnh tuy không lớn lắm nhưng đã tạo ra sự tương phản rõ rệt. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tự nhiên và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thủy văn: Tỉnh Hậu Giang có một hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 2.300km. Mật độ sông rạch khá lớn 1,5km/km, vùng ven sông Hậu thuộc huyện Châu Thành lên đến 2km/km. Do điều kiện địa lý của vùng, chế độ thuỷ văn của tỉnh Hậu Giang vừa chịu ảnh hưởng của chế độ nguồn nước sông Hậu, vừa chịu ảnh hưởng chế độ triều biển Đông, biển Tây và chế độ mưa nội tỉnh.

Khí hậu: Tỉnh Hậu Giang nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo; có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm. Nhiệt độ trung bình là 270C không có sự trênh lệch quá lớn qua các năm. Tháng có nhiệt độ cao nhất (350C) là tháng 4 và thấp nhất vào tháng 12 (20,30C). Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, chiếm từ 92 - 97% lượng mưa cả năm. Lượng mưa ở Hậu Giang thuộc loại trung bình, khoảng 1800 mm/năm, lượng mưa cao nhất vào khoảng tháng 9 (250,1mm). Độ ẩm trung bình trong năm phân hoá theo mùa một cách rõ rệt, chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng11%. Độ ẩm trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và 4 (77%) và giá trị độ ẩm trung bình trong năm là 82%.

Địa chất: Cấu tạo của vùng có thể chia thành hai vùng cấu trúc rõ rệt là Tầng cấu trúc dưới và Tầng cấu trúc bên, trong đó Tầng cấu trúc dưới gồm Nền đá cổ cấu tạo bằng đá Granit và các đá kết tinh khác, bên trên là đá cứng cấu tạo bằng đá trầm tích biển hoặc lục địa và các loại đá mắcma xâm nhập hoặc phun trào.

Dân số: Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Hậu Giang đạt gần 769.200 người (Tổng cục Thống kê, 2011), gồm các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Chăm, Ê Đê, Mường. Hơn 77% dân số sống ở khu vực nông thôn (Tổng cục Thống kê, 2011). Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê Tỉnh Hậu Giang có tổng số xã/phường/thị trấn tại thời điểm 31/12/2011 : 105; xã: 54,

19

phường: 8, thị trấn: 12. Thu nhập bình quân đầu người đạt 12,39 triệu đồng/người, tăng 17,5% so cùng kỳ năm 2011.

3.1.1.2 Các khu vực kinh tế

* Nông - Lâm - Ngư nghiệp

Đây là khu vực kinh tế chủ lực của nền kinh tế tỉnh Hậu Giang. Sau 5 năm tập trung khai thác lợi thế về lúa gạo, thủy sản và cây ăn trái, giá trị sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp năm 2012 của tỉnh đạt gần 4.000 tỷ đồng (tăng 18,66% so với năm 2008), ước năm 2013 tăng 23,9% so với năm 2008. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2012, năng suất vụ lúa Đông xuân đạt 7,1 tấn/ha, tăng 0,4 tấn/ha so với cùng kỳ, sản lượng đạt 554.182 tấn, giảm 2.156 tấn so cùng kỳ, xuống giống vụ lúa Hè Thu 77.381 ha, năng suất ước đạt 5,3 tấn/ha. Thực hiện chủ trương của Chính phủ về mua tạm trữ gạo năm 2012, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu mua tạm trữ 15.000 tấn gạo, đạt 100% kế hoạch.

Hậu Giang đang xây dựng cho mình một thế riêng với các vùng chuyên canh nông nghiệp, thủy sản công nghệ cao. Mục tiêu hàng đầu của Hậu Giang hiện nay là hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp. Trước tiên, để giảm thất thoát trong sản xuất, thu hoạch bởi theo đánh giá thì tỷ lệ thất thoát trong thu hoạch lúa đến 12%, nếu xử lý sau thu hoạch không tốt sẽ mất giá trị sản phẩm thêm 15% nữa, vì thế, tỉnh tập trung kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào các ngành bảo quản sau thu hoạch. Để khai thác triệt để các sản phẩm chính, sản phẩm phụ, nâng giá trị sản phẩm, giảm xuất khẩu thô, Hậu Giang chú trọng đầu tư vào máy móc chế biến lương thực thực phẩm, khai thác các sản phẩm sau lúa gạo như trấu, cám…

* Công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 10-2012 thực hiện được 544,3 tỷ đồng, tăng 12,6% so với tháng trước, tăng 6% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong tháng 10-2012 ước thực hiện được 912,1 tỷ đồng, tổng nguồn vốn xây dựng cơ bản được phân bổ 2.753,8 tỷ đồng. Ngoài ra, tỉnh còn tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư ở các khu, cụm công nghiệp tập trung để sớm đưa các dự án đi vào hoạt động...

Tỉnh Hậu Giang chủ trương tích cực mời gọi đầu tư, tạo mọi điều kiện cho nhà đầu tư, nhất là thủ tục cấp giấy phép đầu tư, thủ tục giao đất, chính sách ưu đãi phát triển công nghiệp, cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), khá linh hoạt trong việc miễn giảm tiền thuê đất, thuế suất, thuế nhập khẩu đối với các dự án thuộc diện ưu

20

đãi đầu tư... cho nên đã trực tiếp thu hút các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhất là những tập đoàn kinh tế lớn như Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Công ty TNHH Giấy và bột giấy Lee & Man (Ðài Loan).

* Dịch vụ

Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế trong tỉnh, ngành Thương mại - Dịch vụ cũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh, góp phần kích thích sản xuất phát triển, phân công lại lao động xã hội, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội.

Thị trường và hoạt động thương mại phát triển sôi động, khối lượng hàng hoá lưu thông tăng liên tục hàng năm với tốc độ tương đối cao, mặt hàng ngày càng phong phú, đa dạng, chất lượng không ngừng được nâng cao, đáp ứng được nhu cầu cơ bản của sản xuất, góp phần quan trọng vào sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống của các tầng lớp dân cư. Đánh giá tình hình kinh tế xã hội trong tháng 10 năm 2012, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ thực hiện được 2.090 tỷ đồng, tăng 3% so với tháng trước, tăng 45,3% so cùng kỳ; tổng kim ngạch xuất và dịch vụ thu ngoại tệ thực hiện 26,3 triệu USD, tăng so với tháng trước, tăng 29,3% so với cùng kỳ, chỉ số giá tiêu dùng tăng nhưng tỉ lệ thấp hơn tháng trước và thấp hơn bình quân chung cả nướchttp. Tính đến ngày 24 tháng 10 năm 2012, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh thực hiện được 4.796,8 tỷ đồng, Tổng chi ngân sách trên địa bàn tỉnh thực hiện 3.535,7 tỷ đồng.

Tỉnh đã thực hiện tốt các cơ chế chính sách đầu tư phát triển thương mại du lịch, phát triển chợ, khuyến khích các thành phần kinh tế kinh doanh đầu tư vào địa bàn, nhất là 02 trung tâm đô thị thị xã Vị Thanh và thị xã Ngã Bảy. Siêu thị Co.opmart Vị Thanh đi vào hoạt động, hệ thống chợ được hình thành góp phần không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng của Khu vực III. Năm 2008, Ngân hàng Liên Việt được thành lập với số vốn hơn 3 nghìn tỷ đồng, đặt trụ sở chính tại thị xã Vị Thanh, chẳng những góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang, mà còn mở rộng các hoạt động tín dụng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

21

3.1.2 Huyện Vị Thủy

Huyện Vị Thủy nằm ở phía Tây tỉnh Hậu Giang, bắc giáp huyện Châu Thành A, Nam giáp huyện Long Mỹ, Tây giáp tỉnh Kiên Giang và thị xã Vị Thanh, Đông giáp huyện Phụng Hiệp.

Về hành chánh, huyện bao gồm thị trấn Nàng Mau và 9 xã: Vị Bình, Vị Trung, Vị Thủy, Vị Đông, Vị Thanh, Vĩnh Trường, Vĩnh Trung, Vĩnh Thuận Tây và Vĩnh Thắng.

Huyện Vị Thủy là huyện cửa ngõ của tỉnh Hậu Giang. Tuy nhiên, Vị Thủy lại là một huyện thuần nông, đa số người dân sống bằng nghề trồng lúa, với cơ cấu kinh tế là: nông nghiệp – thương mại, dịch vụ - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Diện tích tự nhiên: 23.022,57 ha chiếm 7,71% diện tích tự nhiên của tỉnh Hậu Giang. Dân số năm 2010 là 101.121 người chiếm 12,38% dân số toàn tỉnh,mật độ dân số 439 người/km2.

Huyện Vị Thủy có thế mạnh là sản xuất nông nghiệp với những vùng lúa chất lượng cao. Diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 80% so với tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp, trong đó phát triển cây lúa là chủ lực. Huyện Vị Thủy thuộc vùng lúa nguyên liệu của tỉnh Hậu Giang. Năm 2013, sản lượng lúa làm ra ở huyện Vị Thủy ước đạt trên 270 ngàn tấn, đánh dấu năm thứ 13 liên tiếp Vị Thủy có sản lượng lúa trên 200 ngàn tấn/năm. Có được kết quả trên là do huyện đã đầu tư cơ sở hạ tầng nạo vét kênh thủy lợi nội đồng, đến nay cơ bản khép kín gần 90% diện tích canh tác lúa. Bên cạnh đó, việc chuyển giao ứng dụng khoa học kĩ thuật vào đồng ruộng được đẩy mạnh như chương trình 3 giảm 3 tăng, ứng dụng công nghệ sinh thái vào đồng ruộng, mang đến kiến thức và tư duy mới cho bà con nông dân.

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh 6 tháng đầu năm 2013 của huyện Vị Thủy đạt một số kết quả nổi bật: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt 100%; thu nhập bình quân đầu người đạt 17 triệu/người/năm đạt 64,2% kế hoạch; tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ đạt 54,83%KH; thu nội địa đạt gần 57% kế hoạch,...

Bên cạnh những kết quả đạt được, huyện còn số hạn chế như: tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt thấp so với bình quân chung của tỉnh (huyện tăng trưởng 8,02%, tỉnh tăng 11,98%); tổng vốn đầu tư toàn xã hội, giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp đạt thấp; diện tích thủy sản giảm so với cùng kỳ; tai nạn giao thông tăng so với cùng kỳ; công tác tiếp, đối thoại, giải quyết khiếu nại của

22

công dân chưa thường xuyên; công tác giải phóng mặt bằng một số dự án còn chậm…

3.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN VIỆN TRỢ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.2.1 Tình hình nguồn vốn ODA

3.2.1.1 Khái quát

Tỉnh Hậu Giang bắt đầu mối quan hệ hợp tác phát triển với các nhà tài trợ từ năm 2004 và có tiếp cận các Chương trình/dự án sử dụng nguồn vốn ODA từ tỉnh Cần Thơ bàn giao. Qua 20 năm hợp tác phát triển với các nhà tài trợ, việc hình thành và phát triển quan hệ hợp tác chia hai giai đoạn theo đặc thù của tỉnh Hậu Giang là giai đoạn 1993-2003 và giai đoạn 2003-2013. Đề tài sẽ cập nhật tình hình nguồn vốn ODA trong giai đoạn 2003-2013, tức giai đoạn gần nhất.

Trong giai đoạn này hợp tác và phát triển với các nhà tài trợ của tỉnh Hậu Giang có bước phát triển cao hơn về cả số lượng và quy mô dự án. Tính đến thời điểm báo cáo có 21 dự án với tổng mức đầu tư 1.777.533 triệu đồng, trong đó nguồn ODA là 1.339.835 triệu đồng. Giai đoạn này có 11 nhà tài trợ là WB, ADB, Luxembourg, JICA, Chính phủ Anh, Chính phủ Nhật, Vương quốc Bỉ, EU, DFID, ORIO (Hà Lan), SP-RCC, trong đó có 03 nhà tài trợ truyền thống: WB, ADB, JBIC nay là JICA.

Hoạt động chính của các dự án này là đầu tư cho phát triển nông nghiệp bền vững qua sử dụng béo lục bình, đường giao thông khu vực nông thôn, lưới điện phục vụ nông thôn, cấp nước đô thị và nước sạch nông thôn, cải cách hành chính, bảo đảm chất lượng trường học, nước phục vụ khu công nghiệp và Chương trình ứng phí với biến đổi khí hậu.

Trong giai đoạn này có nhiều tiến bộ hơn giai đoạn trước nhưng so với nhu cầu phát triển thì việc hợp tác với các nhà tài trợ của tỉnh Hậu Giang còn nhiều vấn đề bất cập, cụ thể như sau:

-Về mặt ưu điểm: Hậu Giang là một tỉnh mới và là một tỉnh nghèo, nên việc vận động thu hút các nguồn lực bên ngoài là ưu tiên hàng đầu của tỉnh. Tỉnh tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức có nhã ý viện trợ hoặc cho vay ưu đãi đối với các chương trình, dự án phát triển cộng đồng, y tế, văn hóa, giáo dục và xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật; Cán bộ cơ sở trẻ, năng động, có mặt bằng kiến thức đạt khá và tương đối đồng đều, đây chính là thế mạnh về nguồn nhân lực của Hậu Giang. Khả năng tiếp thu nhanh khoa học công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng và hiệu quả của các nguồn

23

viện trợ này; Tiến độ giải ngân các công trình được đẩy nhanh do thủ tục được đơn giản hơn và hài hòa hơn,...

-Về mặt thiếu sót: Hậu Giang là một tỉnh mới, lực lượng cán bộ trẻ năng động là một thuận lợi nhưng đây cũng là một yếu điểm của tỉnh. Do kinh nghiệm còn ít nên việc vận động thu hút thật sự chưa chủ động, phần lớn chỉ mới dừng ở mức độ đưa ra danh mục công trình ưu tiên vận động, chưa chủ động tìm đến các nhà tài trợ; Về tiến độ thực hiện các chương trình, dự án chậm là do khâu thủ tục ban đầu còn nhiều phức tạp; Về khâu giải phóng mặt bằng còn rất chậm, đây chính là một yếu điểm của tỉnh. Tuy có nhiều cố gắng, nhưng do giá đền bù giải tỏa và vấn đề tái định cư chưa thật sự hợp lý. Ngoài ra chưa kể đến việc chưa thuyết phục cho người dân hiểu được mục tiêu của việc thực hiện dự án là phục vụ cho lợi ích cộng đồng; Giải ngân cũng là một nguyên nhân làm chậm tiến độ của các công trình. Thủ tục tuy được đơn giản, hài hào nhưng cán bộ chuyên trách chưa thật sự nắm bắt một cách triệt để các quy định về công tác giải ngân; Chưa có sự thống nhất giữa Việt Nam và các

Một phần của tài liệu phân tích nguồn sinh kế của nông hộ trong dự án cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo ở huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)