Nguồn: Kết quả xử lý số liệu sơ cấp của nghiên cứu, 2013
Hình 4. Biểu đồ thể hiện tình trạng giảm khả năng tổn thương Trong đề tài này, tình trạng dễ bị tổn thương được xem là các rủi ro mà nông hộ gặp phải trong sản xuất và đời sống, bao gồm: tình trạng bị ép giá, ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh và khả năng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. 16.25% 2.50% 6.25% 35.00% 21.25% 31.25% 48.75% 76.25% 62.50% Hạn chế bị ép giá Khả năng phòng chống
dịch bệnh, thiên tai Đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi Thay đổi xấu hơn Không thay đổi Thay đổi tốt hơn
52
Theo khảo sát có 35% nông hộ cho biết vẫn còn bị ép giá khi bán nông sản cho thương lái hoặc mua nguyên liệu đầu vào; khoảng 16,25% nông hộ bị ép giá hơn so với trước và 48,75% không còn bị ép giá nữa. Điều này chứng tỏ hiệu quả của công tác phổ biến kiến thức thị trường của dự án đến với nông hộ. Bên cạnh đó, sau khi tham gia các buổi tập huấn, có 76,25% người dân cho biết họ đã có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc chủ động phòng chống và ứng phó với thiên tai, dịch bệnh, hạn chế thiệt hại cho cây trồng và vật nuôi. Ngoài ra, theo khảo sát có 62,5% nông hộ cho biết khả năng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi của họ ngày càng được nâng cao thông qua các chương trình tuyên truyền, tập huấn, phổ biến kiến thức của dự án. Các chương trình này nhằm mục đích đảm bảo khả năng tiếp cận của nông dân với đa dạng các giống cây trồng, vật nuôi để khắc phục rủi ro, bao gồm rủi ro do thời tiết khắc nghiệt, sâu bênh hại cây trồng – tất cả những điều này có thể trở nên bình thường khi biến đổi khí hậu làm thay đổi điều kiện canh tác.