4.2.5.1 Thuận lợi
- Khí hậu cận xích đạo, nhiệt đới gió mùa nên thuận lợi cho nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nước và cây lương thực.
- Địa hình bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phân bố dày, rất thuận lợi phát triển cả giao thông đường thủy và đường bộ. Nguồn nước được lấy từ sông Mê Kông với lượng phù sa màu mỡ.
Tần số Tỷ lệ %
Thoải mái hơn 65 81,25
Áp lực hơn 5 6,25
Không thay đổi 10 12,50
46
4.2.5.2 Khó khăn
- Đất phèn chiếm diện tích lớn nhất, có 2 loại là đất phèn hoạt động và đất phèn tiềm tàng. Vào mùa khô, thường có hiện tượng dậy phèn. Giữ nước ém phèn hoặc chọn những cây trồng ưa phèn là nhân tố quan trọng để cải tạo đất, bảo vệ cây trồng.
- Thường xuyên bị nhiễm mặn do ảnh hưởng của biển theo hệ thống sông Cái Lớn đưa vào. Tỉnh phải xây dựng các hệ thống đê và cống đập để điều phối nước.
- Theo thống kê, đất nông nghiệp ở Hậu Giang chiếm 86,9% diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó chủ yếu là đất thấp, điều này cho thấy, nếu mực nước biển dâng, sẽ ảnh hưởng lớn đến diện tích sản xuất của Hậu Giang. Ngoài ra, vốn đất sử dụng cho ngành nông nghiệp cũng sẽ bị tổn thất do các tác động trực tiếp và gián tiếp khác của biến đổi khí hậu như hạn hán, lũ lụt, sạt lở,… Do Hậu Giang là địa phương có điều kiện tự nhiên phù hợp với các loại cây nước ngọt và độ ẩm cao như lúa, hoa màu và cây ăn trái, nên hiện tượng hạn hán kéo dài cùng với việc xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền làm cho công tác tưới tiêu gặp khó khăn, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng và có thể dẫn đến nguy cơ mất trắng mùa vụ.
- Bên cạnh đó, mực nước dâng cao cộng thêm lượng mưa lớn sẽ làm cho dòng chảy sông tăng thêm, uy hiếp các tuyến đê bao và bờ bao dọc sông gây ra hiện tượng ngập úng trên diện rộng. Song song đó, hệ thống đê bao, bờ bao cũng làm cản trở quá trình tiêu thoát nước sau khi nước rút làm thời gian ngập úng lâu hơn bình thường và thời gian gieo trồng tiến hành chậm hơn, làm giảm khả năng quay vòng sử dụng đất, thay đổi cơ cấu mùa vụ. Tác động của biến đổi khí hậu cũng sẽ ảnh hưởng mạnh đến ngành thủy sản trên địa bàn tỉnh, do môi trường sống thay đổi, từ nhiệt độ, độ mặn gia tăng sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống thủy sinh theo hướng thu hẹp, giảm sản lượng làm cho nguồn sống của người dân nghèo bị suy giảm. Theo tính toán của các nhà khoa học, tỉnh Hậu Giang sẽ bị thiệt hại khoảng 61,5% sản lượng lương thực khi nước biển dâng cao khoảng 75 cm.