3.3.1 Giới thiệu tổ chức Heifer Việt Nam
Heifer Việt Nam trực thuộc tổ chức Heifer Quốc tế, được thành lập vào năm 1987. Lúc đầu, Heifer hợp tác với Khoa chăn nuôi thú y trường Đại học Cần Thơ để tăng cường, cải tiến công tác chăn nuôi ở địa phương. Từ năm 1992 đến 2003, Heifer đã triển khai các dự án nuôi heo, gia cầm, dê và bò ở 24 tỉnh thành vùng Đồng bằng sông Hồng, miền trung, Đông Nam Bộ và Đồng
Thời gian Số dự án Tỷ trọng (%)
Dài hạn 19 20
Trung hạn 13 14
Ngắn hạn 64 66
28
bằng sông Cửu Long. Năm 2007 Heifer Việt Nam áp dụng mô hình phát triển cộng đồng toàn diện và 12 Điều cơ bản vào dự án. Đối tượng cần sự giúp đỡ của Heifer là người nghèo, thanh niên, nạn nhân chất độc da cam, bệnh nhân HIV/AIDS, dân tộc thiểu số và những người mắc các tệ nạn xã hội như rượu, ma túy, cờ bạc…. Các đối tượng trên được Heifer giúp đỡ, hỗ trợ để phát triển nguồn lực bền vững và lâu dài thông qua sản xuất chăn nuôi, trồng trọt để đạt được thu nhập bền vững và đảm bảo vấn đề an ninh lương thực. Cộng đồng Heifer đã nhận thức và quan tâm đến vấn đề môi trường. Cộng đồng còn được học và tăng cường năng lực để cùng nhau xây dựng một cuộc sống công bằng, kinh tế bền vững và ổn định.
Heifer Việt Nam thực hiện các dự án phát triển cộng đồng hoàn toàn phù hợp với các chính sách của Nhà nước Việt Nam và các chương trình xóa đói giảm nghèo. Phương pháp và mô hình của Heifer đã được sự ủng hộ và áp dụng tích cực của chính quyền các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, Heifer có dự án rộng khắp 27 tỉnh thành trên cả nước, giúp đỡ, cung cấp các nguồn lực và huấn luyện cho khoảng 9,460 hộ gia đình.
Văn phòng dự án Heifer Việt Nam đặt tại TP. Cần Thơ và có đầy đủ cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính, đội ngũ nhân viên trẻ gồm 21 người có trình độ, chuyên môn và nhiệt huyết. Văn phòng được trang bị đủ các phương tiện phục vụ cho liên hệ công việc cả trong và ngoài nước . Chính sách và thủ tục hành chính chặt chẽ đảm bảo quản lý dự án có hiệu quả và minh bạch.
Heifer Việt Nam tăng cường quan hệ đối tác với các cơ quan nhà nước, tổ chức phi chính phủ, tổ chức đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hợp tác xã và các Câu lạc bộ khuyến nông. Các tổ chức, đoàn thể này thực hiện, triển khai các hoạt động của dự án với tinh thần trách nhiệm cao. Heifer Việt Nam tập trung mở rộng mạng lưới với các nhà tài trợ bên ngoài. Heifer Việt Nam cũng tập trung nâng cao năng lực đối tác thông qua các khóa huấn luyện về Mô hình phát triển cộng đồng toàn diện, 12 Điều cơ bản, đánh giá và lập kế hoạch có sự tham gia và kỹ năng quản lý dự án. Nhờ đó, khi dự án kết thúc, Ban quản lý dự án sẽ có đủ năng lực để quản lý dự án, đảm bảo việc chuyển giao tặng phẩm và hoạt động của dự án vẫn hiệu quả.
29
Nguồn: Tổ chức Heifer Việt Nam
Hình 3.2 Bản đồ phân bố các điểm của dự án
Kinh phí của dự án được đầu tư năm tài chính 2012 và 2013
- Năm FY 12 : 44 tỉ dành cho 5 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang và Kiên Giang , số hộ ban đầu 1480 hộ.
- Năm FY 13: 18,2 tỉ cho Tiền Giang, số hộ ban đầu là 600 và 56,8 tỉ cho 4 tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng và Kiên Giang, số hộ nhận ban đầu là 1650.
Nguồn tài trợ: Nguồn vốn tài trợ cho Heifer được nhận từ những cá nhân, nhà thờ, tổ chức chính phủ, các tổ chức phi chính phủ khác…
3.3.1.1 Cơ chế hoạt động
- Bước 1: Hình thành nhóm tương trợ
+ Nhóm tương trợ là nhóm gồm các thành viên tự nguyện tham gia vào nhóm, tự nguyện giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn và cùng nhau giải quyết các vấn đề của nhóm để đạt được những kết quả tích cực về mọi mặt của cuộc
30 sống.
+ Đặc điểm nhóm tương trợ
Sống gần nhau trong cộng đồng;
Có cùng hoàn cảnh, điều kiện hay nhu cầu của cuộc sống; Số lượng thành viên là 25 người/ nhóm;
Hoạt động vì lợi ích chung của nhóm; Tự nguyện và tự lực;
+ Nhóm tương trợ giúp các thành viên trong nhóm tiếp cận đầy đủ các hoạt động và nguồn trợ giúp của dự án, tạo sự gắn kết giữa các thành viên thông qua hoạt động của nhóm để đạt được mục tiêu chung mà nhóm đã đặt ra.
-Bước 2: Tăng cường huấn luyện và áp dụng 12 Điều cơ bản
Sử dụng 12 Điều Cơ Bản để huấn luyện cho nhóm, giúp nhóm áp dụng những Điều Cơ Bản và thấy được những giá trị cá nhân.
Sử dụng các giá trị này giúp nhóm có thể xác định các mục tiêu của nhóm trong tương lai và lập kế hoạch cho các mục tiêu đó. Nhóm tương trợ sẽ lập kế hoạch theo 3 loại hoạt động:
+ Các hoạt động xuất phát từ nhu cầu của nhóm + Các hoạt động do dự án Heifer thiết kế và hỗ trợ + Các hoạt động từ các tổ chức khác thực hiện -Bước 3: Cung cấp đầu vào
Về vật chất như: gia súc, cây con giống và vốn vay sản xuất nhỏ v.v.. Hoặc các khóa huấn luyện kỹ thuật, phi kỹ thuật mà nhóm có nhu cầu. Các hoạt động khác của dự án nhằm tăng cường năng lực cho nhóm.
-Bước 4: Tăng cường năng lực
Giai đoạn này giúp cho nhóm tương trợ mở rộng tầm nhìn, thúc đẩy nhóm lập kế hoạch cho các hoạt động, nắm bắt và sử dụng các nguồn tài nguyên ở địa phương và thảo luận về những nhu cầu lớn hơn của cộng đồng.
Nhóm tương trợ có thể đạt được những lợi ích (dễ nhận ra từ bên ngoài) như là dinh dưỡng, thu nhập, cải thiện môi trường hay lợi ích bên trong (khó nhận ra) như tinh thần, tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, hạnh phúc trong gia đình, chí thú làm ăn, thay đổi thói quen, hành vi, thái độ.
31
Các thành viên nhóm còn là những người tài trợ cho cộng đồng bởi vì họ đã thực hiện quá trình chuyển giao sản phẩm như gia súc, kỹ năng, kiến thức, các nguồn lực cho cộng đồng khác.
3.3.2Giới thiệu dự án Cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang
3.3.2.1 Mô tả dự án
-Nhà tài trợ: Tổ chức Heifer International
-Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Hậu Giang
-Chủ dự án: Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Hậu Giang
-Địa điểm thực hiện dự án: huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang
-Thời gian dự kiến bắt đầu và kết thúc dự án: 2012 – 2014
-Số kinh phí dự án: 5.400.000.000 đồng, trong đó:
+ Vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài: 3.765.000.000 đồng + Vốn đối ứng: 1.635.000.000 đồng
-Đối tượng được chọn tham gia là hộ nghèo, hộ cận nghèo, gặp khó khăn nhưng chí thú làm ăn và có tinh thần cầu tiến.
3.3.2.2 Mục tiêu
a) Đến năm 2014, thông qua mô hình phát triển cộng đồng bền vững của Heif nâng cao nhận thức, kiến thức, năng lực của các thành viên trong nhóm cộng đồng, xây dựng mối đoàn kết gắn bó trong nhóm cộng đồng.
b) Đến năm 2014, tất cả các hộ tham gia dự án tăng tối thiểu 30% thu nhập thông qua chăn nuôi bò và các hoạt động tạo thu nhập sử dụng vốn tín dụng nhỏ.
c) Môi trường của cộng đồng nơi thực hiện dự án được bảo vệ và cải thiện thông qua các hoạt động bảo vệ môi trường và ứng dụng biện pháp canh tác thân thiện với môi trường.
3.3.2.3 Các hoạt động chính
1. Thành lập nhóm tương trợ
2. Cung cấp các lớp tập huấn về thành lập và quản lý nhóm
3. Thúc đẩy các cuộc họp nhóm tương trợ, và giúp nhóm áp dụng mô hình phát triển cộng đồng toàn diện của Heifer
32
5. Cung cấp bò, vốn vay sản xuất nhỏ tới 230 hộ tham gia
6. Cung cấp các lớp huấn luyện về chăn nuôi, nông nghiệp, quản lý tài chính.
7. Tổ chức Lễ Chuyển giao tặng phẩm
8. Cung cấp các lớp tập huấn về tiết kiệm, huy động vốn 9. Hoạt động nhóm về bảo vệ môi trường
3.3.2.4 Tổ chức bộ máy hoạt động
Nguồn: Tổ chức Heifer Việt Nam
Hình 3.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của dự án
3.3.2.5 Kết quả đạt được năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Dự án được bắt đầu từ năm 2012, khi đó huyện Vị Thủy đã thực hiện dự án tại xã Vị Bình. Dự án thực hiện việc hỗ trợ cho hộ nông dân nghèo không có vốn kinh doanh. Huyện tiến hành chọn ra 230 hộ đầu tiên để tiến hành trao bò giống. Các hộ này sẽ tiến hành lập thành các nhóm tương trợ. 10 nhóm tương trợ được thành lập với điều kiện gần nhau để có thể hỗ trợ cho nhau trong quá trình nuôi giống.
Khi dự án bắt đầu từ tháng 5 năm 2012 số hộ dân nhận được hỗ trợ là 230 hộ với 230 con bò đẻ và 5 con bò đực để phối giống. Mỗi con bò trị giá khoảng 11triệu đồng. Ngoài ra, những hộ tham gia dự án còn được hỗ trợ kinh phí xây chuồng và trồng cỏ cũng như kĩ thuật chăm sóc trong suốt quá trình nuôi. Mỗi hộ còn được vay thêm 2 triệu đồng để chăn nuôi nhỏ và tham gia quỹ tiết kiệm nhóm nhằm xoay vòng vốn. Sau 3 năm, các hộ nhận nuôi bò phải trả lại cho dự án 1 con bò có trọng lượng bằng với con bò được cho mượn ban đầu để dự án tiếp tục chuyển giao cho hộ khác nuôi theo hình thức trên.
Trong quá trình thực hiện chương trình Trung tâm khuyến nông tỉnh Hậu Giang cử các nhân viên chuyên trách về kỹ thuật chăn nuôi xuống địa bàn hỗ trợ
Trưởng Nhóm
Nhóm phó Kiêm kế toán
Thủ quỹ Kiêm thư ký
33
các nhóm tương trợ. Các lớp tập huấn được tổ chức thường xuyên để hướng dẫn cũng như giải đáp các thắc mắc từ phía nông hộ.
Sau hơn 1 năm triển khai, dự án đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Các hộ dân tham gia dự án đã từng bước tiếp cận các kiến thức về chăn nuôi, giữ gìn vệ sinh môi trường sống trong cộng đồng dân cư, thực hiện bình đẳng giới trong gia đình và cộng đồng, gắn kết quan hệ thân thiết xóm làng giúp đỡ nhau khi hữu sự, bản thân cùng với gia đình vươn lên thoát nghèo.
34
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH NGUỒN SINH KẾ CỦA NÔNG HỘ TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG HỘ
Bảng 4.1 Thông tin tổng quan về nông hộ
STT Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ % 1 Giới tính chủ hộ Nam 54 67,50 Nữ 26 32,50 2 Tuổi Dưới 22 tuổi 0 0,00 Từ 22 đến dưới 40 tuổi 18 22,50
Từ 40 tuổi đến dưới 60 tuổi 47 49,50
Trên 60 tuổi 15 18,75 3 Dân tộc Kinh 80 100,00 Khơme 0 0,00 Hoa 0 0,0 Khác 0 0,0 4 Học vấn chủ hộ Không biết chữ 10 12,50 Tiểu học 32 40,00 Phổ thông cơ sở 34 42,50 Phổ thông trung học 4 5,00 Trên PTTH 0 0,00 5 Nghề nghiệp chủ hộ Trồng trọt 54 - Chăn nuôi 73 - Buôn bán 7 - Làm thuê 39 - Khác 9 -
Nguồn: Kết quả xử lí số liệu sơ cấp của nghiên cứu, 2013
- Giới tính: Theo kết quả điều tra, đối tượng tham gia dự án là nam chiếm tỉ trọng cao hơn. Cụ thể là, trong 80 hộ tham gia dự án, tổng số lượng nam là 54 người (67,5%), tổng số lượng nữ là 26 người (32,5%). Mặc dù, dự án không phân biệt người tham gia dự án là nam hay nữ nhưng đặc thù chăn nuôi gia súc lớn, nhất là nuôi bò, phù hợp hơn với trường hợp nông hộ là nam nên số lượng nam tham gia nhiều hơn là hợp lí.
35
khoảng từ 40 đến 60 tuổi, chiếm 58,75%. Đây vừa yếu tố vừa thuận lợi vừa khó khăn cho việc theo đuổi chiến lược sinh kế của nông hộ .Vì ở độ tuổi này, nông hộ đã được tích lũy kinh nghiệm sản xuất qua nhiều năm, tuy nhiên tuổi cao cũng khiến cho việc tiếp thu thêm những kĩ thuật, phương pháp mới gặp nhiều hạn chế hơn so với lớp lao động trẻ.
- Dân tộc: Theo kết quả thu được, 100% nông hộ được phỏng vấn là dân tộc Kinh vì tại địa bàn khảo sát, xã Vị Bình, cộng đồng người Kinh chiếm đa số.
- Trình độ học vấn: Theo kết quả điều tra, đa số người tham gia dự án có trình độ học vấn tiểu học (cấp 1) và trung học cơ sở (cấp 2) với tỷ lệ lần lượt là trình độ học vấn tiểu học (cấp 1) và trung học cơ sở (cấp 2) với tỷ lệ lần lượt là 40% và 42,5%. Chỉ có 4 người đạt trình độ trung học phổ thông (cấp 3), chiếm 5%. Điều này cũng là yếu tố gây bất lợi cho nông hộ trong việc tiếp thu những kiến thức mới về khoa học kĩ thuật, cũng như áp dụng vào trong sản xuất. Nhìn chung, trình độ học vấn của người tham gia dự án ở mức trung bình. Tuy nhiên 87,5% người biết chữ đã cho thấy được nổ lực của chính quyền địa phương trong công tác xóa mù chữ và ý thức tự giác vươn lên của nông dân trong xã. Bên cạnh đó, vẫn còn 12,5% người tham gia chưa biết chữ, công tác khắc phục hạn chế này khá khó khăn vì họ chủ yếu là người lớn tuổi.
- Nghề nghiệp: Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong thu nhập của nông hộ. Theo kết quả khảo sát, chăn nuôi và trồng trọt là 2 nghề chủ yếu được nông hộ chọn để phục vụ cho chiến lược sinh kế của hộ. Các hộ được khảo sát phần lớn kết hợp nhiều nghề trong cùng một lúc hoặc tùy theo mùa vụ. Ngoài kết hợp trồng trọt và chăn nuôi, đến vụ lúa họ còn tham gia đi dặm lúa, gặt lúa, phơi lúa mướn,... để kiếm thêm thu nhập. Buôn bán và các nghề khác như chạy xe ôm, mở tiệm may,... không phải nghề chủ yếu của địa phương. Đây là những người ít hoặc không có ruộng đất.
4.2 PHÂN TÍCH CÁC NGUỒN VỐN SINH KẾ CỦA NÔNG HỘ 4.2.1 Nguồn vốn con người 4.2.1 Nguồn vốn con người
Nguồn vốn con người được thể hiện thông qua các yếu tố: số lượng lao động, độ tuổi lao động, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất (số năm kinh nghiệm), tình hình tiếp cận giáo dục và y tế của hộ.
4.2.1.1 Nhân khẩu và lao động
Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến chiến lược sinh kế của nông hộ. Nguồn nhân lực được thể hiện qua số lượng và chất lượng lao động chính trong nông hộ.
- Lực lượng lao động tương đối đông: Qua kết quả khảo sát cho thấy, số nhân khẩu trung bình của nông hộ là 4,2 người, trong đó tối đa là 9 người và ít
36
nhất là 1 người, . Số người phụ thuộc (bao gồm trẻ nhỏ và người già không có khả năng lao động) trung bình 1,64 người/hộ. Số người tham gia lao động trung bình là 2,56 người/hộ, cao nhất là 9 người/hộ, thấp nhất là 1 người/hộ.
Bảng 4.2 Số lượng thành viên tham gia lao động
Đơn vị tính: người/hộ Chỉ tiêu Thấp nhất Cao nhất Trung bình
Số nhân khẩu 1 9 4,2
Số người lao động 1 5 2,56
Số người phụ thuộc 0 5 1,64
Nguồn: Kết quả xử lí số liệu sơ cấp của nghiên cứu, 2013
Thời gian làm việc trung bình 1 lao động khoảng 8,73 tháng/năm, tuy nhiên thời gian làm việc trong 1 tháng không cao, chỉ có những hộ trồng lúa và chăn