4.2.1 Nguồn vốn con người
Nguồn vốn con người được thể hiện thông qua các yếu tố: số lượng lao động, độ tuổi lao động, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất (số năm kinh nghiệm), tình hình tiếp cận giáo dục và y tế của hộ.
4.2.1.1 Nhân khẩu và lao động
Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến chiến lược sinh kế của nông hộ. Nguồn nhân lực được thể hiện qua số lượng và chất lượng lao động chính trong nông hộ.
- Lực lượng lao động tương đối đông: Qua kết quả khảo sát cho thấy, số nhân khẩu trung bình của nông hộ là 4,2 người, trong đó tối đa là 9 người và ít
36
nhất là 1 người, . Số người phụ thuộc (bao gồm trẻ nhỏ và người già không có khả năng lao động) trung bình 1,64 người/hộ. Số người tham gia lao động trung bình là 2,56 người/hộ, cao nhất là 9 người/hộ, thấp nhất là 1 người/hộ.
Bảng 4.2 Số lượng thành viên tham gia lao động
Đơn vị tính: người/hộ Chỉ tiêu Thấp nhất Cao nhất Trung bình
Số nhân khẩu 1 9 4,2
Số người lao động 1 5 2,56
Số người phụ thuộc 0 5 1,64
Nguồn: Kết quả xử lí số liệu sơ cấp của nghiên cứu, 2013
Thời gian làm việc trung bình 1 lao động khoảng 8,73 tháng/năm, tuy nhiên thời gian làm việc trong 1 tháng không cao, chỉ có những hộ trồng lúa và chăn nuôi mới có nhiều ngày làm việc trong tháng. Các hộ làm thuê có số ngày làm việc trong tháng không ổn định, chủ yếu tập trung vào mùa vụ. Qua đó có thể khẳng định, ngoài thời điểm mùa vụ, các hộ vẫn còn dư thừa lao động. Việc dự án hỗ trợ bò và vốn đã góp phần tạo thêm việc làm cho nông hộ trong thời gian nhàn rỗi.
-Lao động trong độ tuổi trung bình
Độ tuổi lao động trung bình của hộ từ 40 đến 60 tuổi chiếm tỉ trọng cao nhất 55%, tuy nhiên từ 22 đến dưới 40 tuổi chiếm tỷ trọng 41,25%. Không có sự chênh lệch nhiều về độ tuổi lao động giữa các hộ. Chính điều này đã giúp nông hộ rất nhiều trong việc canh tác trồng trọt, chăn nuôi vì họ có thể vận dụng những kinh nghiệm được tích lũy qua nhiều năm vào trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và cải thiện đời sống sinh kế cho gia đình mình. Hộ có độ tuổi lao động trên 60 tuổi chiếm tỷ trọng rất thấp, đây là những hộ sống neo đơn nên gặp khó khăn hơn các nông hộ khác trong sản xuất.
Bảng 4.3 Độ tuổi lao động trung bình của hộ
Độ tuổi Tần số Tỷ lệ%
Từ 22 đến dưới 40 33 41,25
Từ 40 đến dưới 60 44 55,00
Từ 60 trở lên 3 3,75
Tổng 80 100,00
37
-Trình độ học vấn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng nguồn nhân lực trong xã hội nói chung và nông hộ nói riêng. Nguồn nhân lực có chất lượng cao được thể hiện ở trình độ và chuyên môn cao của người lao động, giúp cho việc nắm bắt và áp dụng thông tin khoa học kĩ thuật vào sản xuất dễ dàng, qua đó giúp sản xuất có hiệu quả hơn và góp phần nâng cao thu nhập cho hộ.
Qua điều tra cho thấy, chủ hộ là người quyết định các hoạt động sản xuất của nông hộ. Tuy nhiên, trình độ học vấn của các thành viên tham gia lao động trong gia đình mới ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp thu, ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất, từ đó tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu thu nhập của hộ. Trình độ học vấn trung bình của của người lao động mỗi hộ chưa cao, số thành viên học đến cấp 2 chiếm tỉ trọng cao nhất (48,45%) và học đến cấp 3 chỉ có 5 hộ (chiếm 6,25%), trong khi đó có đến 39% hộ có thành viên tham gia lao động chỉ học đến cấp 1. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng học hỏi và tiếp thu kĩ thuật sản xuất của hộ.
Bảng 4.4 Trình độ học vấn trung bình của các thành viên tham gia lao động Trình độ học vấn Tần số Tỷ lệ % Không đi học 2 2,50 Tiểu học 34 42,50 Trung học cơ sở 39 48,75 Trung học phổ thông 5 6,25 Tổng 80 100,00
Nguồn: Kết quả xử lí số liệu sơ cấp của nghiên cứu, 2013
4.2.1.2 Tiếp cận giáo dục
Số người trong độ tuổi đi học được đến trường chiếm 80,9%. Còn lại số người trong độ tuổi đi học nhưng chưa được đi học hoặc nghỉ học giữa chừng chiếm 19,1% bởi các nguyên nhân về điều kiện kinh tế gia đình, lao động chủ yếu là chân tay nên người dân chưa thấy rõ được lợi ích của việc đi học nên chưa quan tâm nhiều đến việc học tập của con em. Kết quả điều tra cho thấy, hộ có điều kiện kinh tế càng thấp thì tỷ lệ trẻ em không được đến trường hoặc nghỉ học giữa chừng càng cao. Điều này cho phép khẳng định điều kiện về kinh tế có ảnh hưởng đến việc đến trường của con em.
38
Bảng 4.5 Tình trạng đến trường của các thành viên trong tuổi đi học
Đơn vị tính: người Chỉ tiêu Số
người
Tỉ lệ % Trung
bình Nhỏ nhất Lớn nhất
Trong tuổi đi học 89 100 1,11 0 4
Được đi học 72 80,9 0,9 0 4
Không được đi học 17 19,1 0,21 0 2
Nguồn: Kết quả xử lí số liệu sơ cấp của nghiên cứu, 2013
Việc đến trường của trẻ em vẫn còn gặp nhiều khó khăn, có thể thông kê một số nguyên nhân qua bảng sau:
Bảng 4.6 Khó khăn tiếp cận giáo dục
Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ %
Không có khó khăn 59 73,75
Không đủ tiền đóng học phí 14 17,50 Đường nông thôn chưa cải thiện 3 3,75
Khác 4 5,00
Tổng 80 100,00
Nguồn: Kết quả xử lí số liệu sơ cấp của nghiên cứu, 2013
Bảng tổng hợp cho biết, số hộ có điều kiện cho con em học tập chiếm tỷ trọng khá cao 73,75%. Tuy nhiên vẫn còn 17,5% số hộ gặp khó khăn trong việc đóng học phí, chi phí trực tiếp mà phụ huynh phải trả cho giáo dục vượt quá khả năng tài chính của những gia đình nghèo và gây cản trở cho việc đi học. Bên cạnh đó 3,37% số hộ cho biết đường giao thông nông thôn vẫn chưa hoàn thiện, gây khó khăn cho con em trong việc đến lớp; và 5% số hộ gặp các khó khăn khác như: học sinh trung học là lao động chính nên phải thường xuyên nghỉ học để đi làm thuê nuôi sống gia đình.
4.2.1.2 Kinh nghiệm sản xuất
Phần lớn nông hộ được phỏng vấn đều là những người định cư lâu năm nên họ tích lũy được nhiều kinh nghiệm sản xuất.
Nhóm hộ có số năm kinh nghiệm trên 20 năm chiếm tỷ trọng cao nhất 43,75%, tiếp theo là từ 10 năm đến 20 năm chiếm 35%, còn lại là những hộ có số năm kinh nghiệm dưới 10 năm chiếm tỉ lệ tương đối thấp 21,25%.
39 Bảng 4.7 Kinh nghiệm sản xuất của nông hộ
Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ %
Dưới 10 năm 17 21,25
Từ 10 năm đến 20 năm 28 35,00
Trên 20 năm 35 43,75
Tổng 80 100
Nguồn: Kết quả xử lí số liệu sơ cấp của nghiên cứu, 2013
4.2.1.3 Tiếp cận dịch vụ y tế
Tình trạng sức khỏe của nông hộ được đánh giá dựa trên chi phí y tế, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế.
Theo thống kê, chi phí y tế bình quân/năm của nông hộ là 2,28 triệu đồng/năm (bao gồm chi phí thuốc men và chi phi đi lại), trong đó cao nhất là 18,6 triệu đồng/năm và thấp nhất là 0,85 triệu đồng/năm. Có 85% số người được phỏng vấn sử dụng bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh nên chi phí phải trả được giảm đáng kể, 15% còn lại không có bảo hiểm y tế dẫn đến chi phí phải trả rất cao . Phần lớn các chi phí này liên quan đến các loại bệnh về tim mạch, đái tháo đường,... nên phải đi tái khám thường xuyên.
Kết quả điều tra cho thấy có 38,75% số hộ được khảo sát gặp khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế, cụ thể:
-Có 22,5% ý kiến cho rằng chi phí phải trả quá cao so với khả năng tài chính của nông hộ. Họ phải vay mượn từ người thân, hàng xóm xung quanh để chi trả cho khoảng chi phí này. Điều này tạo ra tâm lí “bệnh nhưng không dám đi khám” vì sợ khi phát hiện bệnh thì không có tiền để điều trị.
-Có 11,25% ý kiến cho biết khoảng cách từ nhà đến nơi khám bệnh quá xa, gây mất thời gian và tốn kém chi phí đi lại.
-Có 3,75% ý kiến cho biết bác sĩ không trình bày rõ ràng tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, chỉ khám qua loa, khiến cho nông hộ không biết mình thực sự bị bệnh gì và phải điều trị như thế nào.
-Có 1 ý kiến cho biết đường nông thôn chưa được cải thiện, nâng cấp, gây khó khăn trong việc vận chuyển người bệnh khi có trường hợp bệnh khẩn cấp.
40 Bảng 4.8 Khó khăn tiếp cận dịch vụ y tế
Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ %
Không gặp khó khăn 49 61,25
Khoảng cách quá xa 9 11,25
Chi phí phải trả quá cao 18 22,50
Đường giao thông nông thôn chưa
được cải thiện 1 1,25
Không được cung cấp đầy đủ
thông tin về điều trị 3 3,75
Tổng 80 100,00
Nguồn: Kết quả xử lí số liệu sơ cấp của nghiên cứu, 2013
4.2.2 Nguồn vốn vật chất
Nguồn vốn vật chất được chia làm 2 loại: tài sản của cộng đồng và tài sản của hộ. Tài sản của cộng đồng trong đề tài này xem xét các cơ sở vất chất cơ bản phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân như: điện, nước sinh hoạt, cầu, đường giao thông, trường học, cơ sở y tế, công trình thủy lợi, nhà văn hóa, điện và nước sinh hoạt. Tài sản của hộ được đề cập trong đề tài này bao gồm: tài sản phục vụ sản xuất và tài sản phục vụ sinh hoạt của hộ.
4.2.2.1 Tài sản của cộng đồng
- Sự tham gia của người dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng: Theo khảo sát, 100% nông hộ sẵn sàng tham gia, đóng góp tích cực trong việc cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng với phương châm nhà nước nhân dân cùng làm.
- Về chợ nông thôn, xã 2 chợ nhỏ, họp hằng ngày, đây là nơi giao lưu, trao đổi hàng hóa của người dân. Khoảng cách trung bình từ nhà dân đến chợ là khoảng 1,5 km. Tuy nhiên, chợ xã chỉ cung cấp chủ yếu nông sản, do người dân tại địa phương trồng nên để tìm mua những vật dụng gia đình hay máy móc sản xuất thì người dân phải ra chợ huyện hoặc tỉnh.
- Về cơ sở chế biến nông sản: Theo điều tra, địa phương không có cơ sở chế biến nông sản lớn, đa số nông sản được bán cho tư thương để đem đi chế biến, tiêu thụ ở nơi khác. Chỉ có một vài hộ làm nghề tiểu thủ công nghiệp như xay xát,... để phục vụ cho nhu cầu của người dân trong xã. Đây thực sự là cản trở đối với việc mở rộng quy mô sản xuất và tăng thu nhập trên một đơn vị sản phẩm.
- Khu công nghiệp: Trên địa bàn điều tra không có khu công nghiệp nào, đây là một cản trở trong việc tiêu thụ nông sản cũng như tìm kiếm việc làm
41 của lực lượng lao động tại địa phương.
- Giao thông nông thôn: Theo số liệu thống kê của UBND xã Vị Bình, hiện có 76,5% tuyến đường trên toàn xã được bê tông hóa. Các tuyến đường còn lại đang được lên kế hoạch nâng cấp và sẽ triển khai vào đầu năm 2014.
- Công trình thủy lợi: Yếu tố thủy lợi đóng vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của xã nên rất được chính quyền địa phương và người dân quan tâm. Tháng 7/2013, công trình bê tông hóa hệ thống kênh nội đồng được đưa vào sử dụng. Cùng với đó, các tuyến bờ bao ngăn lũ được xây dựng kịp thời nhằm hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản của người dân trong mùa lũ lớn.
- Điện sinh hoạt: Theo số liệu khảo sát 97,5% số hộ được phỏng vấn có điện sử dụng. Càng nhiều hộ có điện sử dụng càng chứng tỏ sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương đến cuộc sống của nông hộ. Chính quyền địa phương đang nổ lực trong việc kéo rộng mạng lưới điện sinh hoạt, đảm bảo 100% hộ dân trong xã có điện sử dụng, giúp họ an tâm hơn trong đời sống và sản xuất.
- Nước sinh hoạt: Theo thống kê, người dân tại địa bàn sử dụng nước sinh hoạt từ nhiều nguồn khác nhau: nước máy (18,75%), cây nước (65%) và nước sông, ao, hồ (16,25%). Nhu cầu sử dụng nước sạch tại địa phương còn rất lớn. Nhiều hộ nông dân vẫn chưa được dùng nước hợp vệ sinh và hằng ngày vẫn phải lấy nước giếng bơm (cây nước) hoặc nước từ sông, ao hồ để sử dụng, không đảm bảo đến sức khỏe.
Bảng 4.9 Nguồn nước sinh hoạt của nông hộ
Nguồn nước sử dụng Tần số Tỷ lệ %
Nước máy 15 18,75
Cây nước 52 65,00
Nước từ sông, ao, hồ 13 16,25
Tổng 80 100,00
Nguồn: Kết quả xử lí số liệu sơ cấp của nghiên cứu, 2013
-Cơ sở y tế: Hệ thống y tế được mở rộng đến cấp xã tạo điều kiện trong việc chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.
-Nhà văn hóa: Xã Vị Bình có tổng cộng 4 ấp thông tin. Đây là nơi để bà con hội họp khi địa phương có những vấn đề cần triển khai hoặc khi người dân cần đề xuất ý kiến đóng góp. Mỗi ấp được trang bị thiết bị truyền thanh để địa phương
42
phổ biến thông tin và tạo kênh giải trí cho người dân trong ấp.
-Trường học: Theo số liệu của UBND xã Vị Bình cung cấp, năm học 2013 – 2014 xã có 1 trường mầm non được xây mới, các trường tiểu học và trung học được sửa sang, lớp học được nâng cấp, mua mới bàn ghế, trang bị đầy đủ thiết bị giảng dạy để đảm bảo trẻ em có điều kiện học tập tốt nhất.
4.2.2.4 Tài sản của hộ
Phương tiện sinh hoạt bao gồm phương tiện giải trí (tivi, radio,…), phương tiện đi lại (xe, xuồng, ghe,…), … Theo thống kê có 93,75% số hộ được phỏng vấn có sở hữu các phương tiện giải trí, có 76,25% số hộ có phương tiện đi lại. Các phương tiện này giúp cho nông hộ thuận tiện hơn trong việc vận chuyển nông sản sau thu hoạch, mua nguyện liệu đầu vào, …nắm bắt kịp thờ các thông tin có liên quan đến sản xuất, đồng thời giúp họ giải trí làm nâng cao đời sống tinh thần.
Phương tiện sản xuất bao gồm máy bơm nước, máy cày, máy xới, phương tiện đánh bắt… Theo thống kê có khoảng 35% số người được phỏng vấn có sở hữu máy móc dùng cho sản xuất, còn lại là thuê mướn từ bên ngoài,… giúp cho việc sản xuất và thu hoạch đúng khung thời vụ, đồng thời giảm tổn thất sau khi thu thu hoạch.
Bảng 4.10 Tình trạng sở hữu phương tiện sinh hoạt và sản xuất
Nguồn: Kết quả xử lí số liệu sơ cấp của nghiên cứu, 2013
4.2.3Nguồn vốn xã hội
Trong đề tài này, nguồn vốn xã hội được xem xét trên các khía cạnh như: vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cũng như sự tham gia của người dân vào các họat động tập thể, khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin của người dân đối với sản xuất và đời sống.
4.2.3.1 Tham gia các tổ chức xã hội ở địa phương
Nguồn vốn xã hội của nông hộ được đánh giá qua sự tham gia của người dân vào các tổ chức ở địa phương cũng như sự hỗ trợ và giúp đỡ của các tổ chức này đối với nông hộ. Và ngược lại, nông hộ cũng có cơ hội để trao đổi và góp ý về kinh nghiệm, khó khăn, thuận lợi của họ trong quá trình sản xuất.
Loại phương tiện Tần số Tỷ lệ %